Nổi hạch ở nách và những điều cần biết

(3.97) - 97 đánh giá

Nổi hạch ở nách là tình trạng nổi một (hoặc nhiều) cục u ở nách. Những cục u này có kích thước lớn, nhỏ khác nhau. Đa số hạch ở nách thường mau chóng qua đi mà không để lại dấu vết. Chỉ một số ít trường hợp chúng ta cần nhờ đến bác sĩ.

Khi bị nổi hạch ở nách, bạn cần lưu ý những gì và trường hợp nào cần đến sự trợ giúp y tế? Bài viết này sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn.

Nổi hạch ở nách là gì?

Hạch ở nách thường là một hạch bạch huyết đang phát triển lớn ở nách. Hạch bạch huyết có hình dạng oval nhỏ và nằm khắp cơ thể tạo thành hệ thống bạch huyết. Chúng đóng vai trò chính trong hệ miễn dịch của chúng ta.

Không ít người cảm thấy khó chịu dù chỉ có một hạch bạch huyết nhỏ nổi lên ở nách hoặc những vị trí khác trên cơ thể. Nổi hạch ở nách còn có thể là do u nang, nhiễm trùng, phản ứng dị ứng do cạo lông hay sử dụng chất khử mùi, nhưng có khi còn do các tình trạng bệnh lý nguy hiểm khác.

Các nguyên nhân gây nổi hạch ở nách

Hầu hết trường hợp nổi hạch ở nách là vô hại, nhưng cũng có trường hợp hiếm gặp là triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm.

Các nguyên nhân thường gặp gây nổi hạch ở nách bao gồm:

– Nhiễm vi khuẩn hay nhiễm virus

– U mỡ (vô hại, do sự phát triển của mô mỡ)

– U xơ (u lành, do sự phát triển của các mô sợi)

– Viêm tuyến mồ hôi mưng mủ (hidradenitis suppurativa)

– Phản ứng dị ứng

– Phản ứng bất lợi sau khi tiêm vaccine

– Nhiễm nấm

– Ung thư vú

– Lymphoma (một loại ung thư hệ bạch huyết)

– Leukemia (một loại ung thư máu)

– Bệnh lupus ban đỏ

Nổi hạch nách ở phụ nữ

Hạch nách có thể xuất hiện cả trên cơ thể phụ nữ và nam giới ở mọi lứa tuổi. Mặc dù vậy, nổi hạch nách ở nữ có thể là dấu hiệu của ung thư vú. Các bạn nữ nên tự khám ngực mỗi tháng, nếu thấy bất kì dấu hiệu bất thường nào, hãy đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và có chẩn đoán chính xác.

Lưu ý rằng ngực phụ nữ đang trong kì hành kinh thường căng và cứng hơn. Tình trạng này hoàn toàn bình thường. Bạn nên thực hiện tự khám ngực sau khi dứt kinh từ 1 đến 3 ngày.

Một nguyên nhân hiếm gặp khác gây nổi hạch nách kèm với hạch ở vùng đáy chậu của phụ nữ là viêm tuyến mồ hôi mưng mủ. Bệnh lý mãn tính này gây ra do tắc nghẽn và viêm tuyến mồ hôi ở da. Nó thường gây ra các hạch rất đau, mưng mủ, rỉ mủ và nguy hiểm hơn là bị nhiễm trùng.

Nguy cơ của viêm tuyến mồ hôi mưng mủ bao gồm: hút thuốc lá, di truyền và béo phì. Mặc dù vẫn chưa tìm ra nguyên nhân, người ta cho rằng sự thay đổi hormone tuổi dậy thì hoặc hệ miễn dịch đáp ứng quá mạnh mẽ lên các nang lông gây ra tình trạng tắc nghẽn và viêm nhiễm. Bệnh này hiếm khi xảy ra ở nam giới.

Nổi hạch nách ở nam giới

Đối với nam giới, ngoài các nguyên nhân đã được đề cập ở trên còn có nguyên nhân thường gặp là “nút thắt cơ” (muscle knot). Tình trạng này xảy ra do bạn vận động quá nặng hoặc quá thường xuyên phần thân trên. Nổi hạch nách trong trường hợp này thường tự khỏi. Để nhanh chóng điều trị nổi hạch nách do nút thắt cơ, bạn nên nghỉ ngơi, xoa bóp để hạch biến mất.

Mức độ nguy hiểm của tình trạng nổi hạch ở nách

Khi nghiên cứu về các loại hạch, các nhà khoa học xếp chúng vào 3 nhóm chính là hạch ác tính, hạch lành tính và hạch lao. Trong đó, hạch ác tính làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, nó có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Trong khi đó, hạch lành tính là những hạch có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Đa phần các hạch lành tính đều không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tự biến mất sau một thời gian.

Hạch lao là một nhóm hạch bị nhiễm virus lao. Hạch lao có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể nhưng sẽ đặc biệt nguy hiểm khi xảy ra ở phổi và ở màng não.

Cách điều trị nổi hạch nách

Nổi hạch nách trong đa số trường hợp sẽ tự khỏi. Tuy nhiên bạn nên khám bác sĩ nếu quá lo lắng hoặc hạch không xẹp sau một tháng, kèm sốt kéo dài, đổ mồ hôi trộm, sụt cân nhanh không giải thích được. Các bác sĩ sẽ đề nghị cách điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân nổi hạch.

Hạch do nhiễm vi khuẩn thường được điều trị bằng kháng sinh uống. Nếu thuốc có tác dụng sau vài ngày, hạch sẽ giảm kích thước hoặc biến mất. Nếu hạch vẫn còn, bạn sẽ được yêu cầu nhập viện để dùng kháng sinh tiêm.

Hạch do dị ứng sẽ giảm kích thước ngay khi bạn bắt đầu dùng thuốc. Bạn cần ghi nhớ các yếu tố khiến mình bị dị ứng và loại trừ chúng để không bị nổi hạch trở lại.

Nếu bác sĩ xác định hạch là do u mỡ, nhiễm virus, u xơ thì không phải điều trị mà chỉ cần theo dõi tại nhà. Bạn còn có thể dùng thêm thuốc giảm đau không kê toa. Hạch do u mỡ, u xơ có thể được cắt bỏ nếu bạn muốn.

Hạch do viêm tuyến mồ hôi mưng mủ sẽ phải dùng nhiều phương pháp điều trị phức tạp hơn. Trường hợp nhẹ có thể được điều trị bằng gạc ấm. Hầu hết các trường hợp bệnh nhân cần uống kháng sinh. Nếu bị nhiễm trùng da xung quanh có thể cần tiêm kháng sinh tĩnh mạch. Nếu áp-xe đã phát triển ở khu vực này có thể cần phải được dẫn lưu. Nếu cùng một khu vực bị tái phát nhiều lần, có thể bạn cần phải phẫu thuật để loại bỏ da và tuyến mồ hôi gây bệnh.

Trong trường hợp hiếm gặp, nổi hạch ở nách là do ung thư thì bạn sẽ được chuyển cho bác sĩ chuyên khoa ung bướu để có hướng điều trị tốt hơn. Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào loại và giai đoạn ung thư, có thể bao gồm: hóa trị liệu, liệu pháp phóng xạ, phẫu thuật.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn nên ăn gì khi điều trị ung thư?

(12)
Khi bị ung thư đại trực tràng hoặc đang trong quá trình điều trị ung thư, bạn có thể mất cảm giác ngon miệng và cảm thấy không muốn ăn gì cả. Điều này ... [xem thêm]

10 nguyên nhân khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh suy tuyến giáp

(53)
Bị suy tuyến giáp sau một thời gian phẫu thuật tuyến giáp vì rối loạn tuyến giáp Basedow, chị Nguyễn Thị Mai Trang (sinh năm 1974, số 5 đường 4, khu phố 4, Linh ... [xem thêm]

Tập cardio thế nào để siết mỡ tăng cơ?

(69)
Tập cardio nổi tiếng vì không chỉ giúp tim mạch khỏe hơn mà còn giúp đốt mỡ thừa và để lộ phần cơ rắn chắc. Bạn hãy tìm hiểu xem nên tập cardio như ... [xem thêm]

Thai nhi 25 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(49)
Sự phát triển của thai nhi 25 tuần tuổiThai nhi 25 tuần phát triển như thế nào?Giai đoạn thai nhi 25 tuần tuổi, lúc này bé có kích thước cỡ một củ cải với ... [xem thêm]

Dinh dưỡng và thể dục trong thời gian điều trị ung thư vú

(84)
Dù bạn đang sử dụng phương pháp điều trị ung thư vú nào đi chăng nữa, thì một trong những điều quan trọng nhất để trị ung thư vú hiệu quả vẫn là ăn ... [xem thêm]

8 cách giúp bạn giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng

(28)
Là một trong những căn bệnh phổ biến ở phụ nữ, nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn nếu bạn chưa bao giờ sinh con, sử dụng thuốc kích thích sinh sản ... [xem thêm]

Nghi ngờ bị nhiễm khuẩn âm đạo? Kiểm tra ngay!

(13)
Nhiễm khuẩn âm đạo là một bệnh phụ khoa phổ biến ở phụ nữ. Bệnh này phát triển khi sự cân bằng của hệ vi khuẩn bên trong âm đạo bị phá vỡ. Mặc ... [xem thêm]

Bạn có nên tập gym sau khi uống rượu bia?

(48)
Bạn có lịch tập gym định kỳ vào buổi chiều sau giờ tan tầm, thế nhưng lại chẳng thể bỏ lỡ chầu nhậu đã hẹn sẵn với đồng nghiệp. Liệu bạn có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN