Bị đau ruột thừa nên ăn gì là thích hợp nhất?

(3.93) - 24 đánh giá

Viêm ruột thừa là loại bệnh không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, việc tìm hiểu bị đau ruột thừa nên ăn gì sau phẫu thuật sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn, phần nào hỗ trợ quá trình hồi phục.

Viêm ruột thừa gây đau với nhiều mức độ, từ đau âm ỉ cho đến dữ dội không thể chịu đựng được, nhưng dù thế nào bạn nên chẩn đoán và phẫu thuật sớm. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng khi mắc bệnh cũng được quan tâm. Vậy bị đau ruột thừa nên ăn gì? Hãy cùng Chúng tôi tìm câu trả lời qua bài viết sau nhé.

Không nên ăn gì khi bị đau ruột thừa?

Dù không thể ngăn ngừa được nhưng nếu biết được khi bị đau ruột thừa nên ăn gì, bạn có thể nhanh chóng vượt qua tình trạng bệnh này đấy. Dưới đây là một vài thực phẩm bạn không nên ăn:

  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ sẽ rất khó tiêu, không thích hợp khi bị đau hay sau khi đã phẫu thuật. Những thực phẩm này gồm thịt, trứng, phô mai, sữa nguyên kem, chocolate, kem, thức ăn chiên xào.
  • Thực phẩm nhiều đường như kẹo, đồ ngọt, bánh ngọt, kem…
  • Nước trái cây chế biến sẵn và đồ hộp
  • Thức uống có gas
  • Đồ uống chế biến sẵn
  • Rượu bia
  • Tiêu và các loại gia vị
  • Nước sốt
  • Đậu và rau họ cải
  • Bánh từ bột mì và ngũ cốc
  • Chế độ ăn uống lành mạnh cũng rất cần thiết dành cho bệnh nhân sau khi phẫu thuật. Bạn nên ăn thức ăn lỏng và tránh thức ăn đặc thông thường như trái cây, rau củ, thịt, gia cầm, trứng, cá, bánh mì… để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

    Thực phẩm nên ăn khi bị đau ruột thừa

    Có nhiều món ăn có thể giúp hồi phục sức khỏe. Dưới đây là những gợi ý cho thắc mắc bị đau ruột thừa nên ăn gì:

  • Nước chanh ấm pha với một muỗng mật ong sau khi thức dậy vào buổi sáng.
  • Trái cây và sữa cùng với một ít loại hạt cho bữa sáng. Chế độ ăn toàn sữa sẽ tốt cho bạn nếu bạn có thể uống được sữa mà không gặp vấn đề về tiêu hóa.
  • Rau củ hấp và sữa lên men cho bữa trưa.
  • Nước trái cây tươi hay rau củ vào buổi chiều.
  • Salad rau củ tươi, hạt mầm, sữa lên men cho bữa tối.
  • Nước ép cà rốt, dưa chuột và củ cải.
  • Chế độ ăn thích hợp sau khi mổ ruột thừa

    Khi đang trong quá trình hồi phục sau cuộc phẫu thuật, một chế độ ăn đủ dinh dưỡng sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng và thúc đẩy nhanh quá trình lành vết thương.

    1. Nên bắt đầu với những món dễ tiêu hóa

    Sau khi phẫu thuật viêm ruột thừa, thức ăn tốt nhất cho bạn là những món dễ tiêu hóa. Những thực phẩm này gồm sữa, sữa chua, súp kem. Chế độ ăn này cung cấp đạm và canxi, nhưng lại ít chất dinh dưỡng khác như sắt, vitamin A và B. Vì thế, bạn chỉ nên ăn trong thời gian ngắn.

    2. Thực phẩm đa dạng

    Nếu sau khi ăn thức ăn lỏng trong giai đoạn chuyển tiếp mà không bị đau, nôn ói, tiêu chảy thì bạn có thể thêm vào chế độ ăn của mình nhiều nhóm thực phẩm khác. Người bệnh nên ăn những thực phẩm giàu đạm, vitamin C và chất xơ thường xuyên hơn.

    Trứng là một nguồn cung cấp giàu đạm và kẽm. Trái cây, rau củ, các loại hạt, đậu và ngũ cốc sẽ cung cấp cho bạn nhiều chất xơ. Cơ thể cần nguồn dinh dưỡng dồi dào để tái tạo tế bào mới, giúp nhanh lành vết thương và ngăn ngừa biến chứng sau này.

    3. Thực phẩm giúp mau lành vết thương

    Bữa ăn cân bằng dinh dưỡng sẽ cung cấp cho cơ thể bạn lượng đạm, đường và chất béo đầy đủ. Mỗi chất dinh dưỡng đều đóng vai trò quan trọng trong tiến trình lành vết thương sau phẫu thuật. Đạm hỗ trợ tổng hợp collagen, một phần quan trọng của mô liên kết, giúp lành phần tổn thương của cơ thể.

    Đường cung cấp năng lượng để tái tạo mô mới và mạch máu. Thực phẩm cung cấp đường có lợi cho sức khỏe gồm đậu, bánh mì ngũ cốc, gạo lứt và rau củ quả. Chất béo cần thiết cho sự hình thành màng tế bào và giảm viêm. Bạn nên lựa chọn nguồn chất béo có lợi như dầu ô liu, hạt và trái bơ.

    4. Thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch

    Nguồn thực phẩm dinh dưỡng sẽ cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho hệ miễn dịch của cơ thể bạn, đồng thời phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng. Vitamin A và C có nhiều trong rau xanh và tiêu, trong khi đó hạnh nhân và rau chân vịt cung cấp nhiều vitamin E.

    Kẽm cần thiết cho sự hình thành của bạch cầu, kháng thể và tham gia nhiều chức năng khác của hệ miễn dịch. Hải sản, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, đậu và các loại hạt là nguồn cung cấp kẽm dồi dào mà bạn có thể hấp thụ.

    5. Tầm quan trọng của nước

    Viêm ruột thừa sẽ ảnh hưởng đến nhu động ruột của cơ thể. Một vài người có thể bị tiêu chảy, một số khác lại bị táo bón. Bạn cũng không nên tác động lên vùng bụng sau khi phẫu thuật để kích thích nhu động ruột. Thế nhưng, nước có thể giúp bạn làm điều này. Hãy uống 10 – 12 cốc nước mỗi ngày để hỗ trợ làm mềm thức ăn và phân để ruột hoạt động dễ dàng hơn.

    Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Tại sao trẻ em nên ăn nhiều trái cây?

    (87)
    Trẻ em nên ăn nhiều trái cây vì chúng là loại thực phẩm tự nhiên rất tốt cho sự phát triển thể chất của con người.Trong trái cây có chứa nhiều vitamin, ... [xem thêm]

    “Thực đơn du lịch” cho những người thích chu du

    (54)
    Khi bạn đi xa, việc thực hiện đúng kế hoạch ăn uống ít muối kiểm soát huyết áp thật là khó. Bạn có thể sẽ không thể ăn mọi bữa đúng như kế hoạch ... [xem thêm]

    Xét nghiệm nào phát hiện bệnh thiếu máu?

    (23)
    Thiếu máu là tình trạng cơ thể không có đủ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh để mang oxy đến các mô cơ thể. Có nhiều bộ phận trong cơ thể có khả năng ... [xem thêm]

    10 mẹo khuyến khích trẻ ăn trái cây, rau củ

    (97)
    Với trẻ nhỏ, bánh kẹo ngọt luôn là món quà vặt khoái khẩu. Việc thuyết phục trẻ từ bỏ những món không tốt cho sức khỏe để ăn các món giàu dinh ... [xem thêm]

    8 cách tự nhiên giúp bạn vệ sinh dụng cụ nhà bếp

    (70)
    Dụng cụ nhà bếp khi được làm sạch bằng các dung dịch tẩy rửa hóa chất không những dễ khiến da tay bạn bị khô mà còn có thể gây hại sức khỏe nếu ... [xem thêm]

    Móng tay bị gãy: Chuyện nhỏ hay dấu hiệu cảnh báo bệnh tật?

    (94)
    Nhiều người quan niệm rằng móng tay là những tế bào chết và thường không quan tâm đến các biểu hiện của chúng. Tuy nhiên, tình trạng của móng tay có thể ... [xem thêm]

    Virus HIV tác động tới hệ thống miễn dịch như thế nào?

    (13)
    Virus HIV tấn công vào các tế bào quan trọng của hệ miễn dịch, làm suy yếu hệ thống phòng thủ, từ đó làm cho cơ thể dễ mắc một số bệnh nguy hiểm.HIV ... [xem thêm]

    Vitamin C ngăn ngừa có thai: Có thể bạn chưa biết

    (100)
    Bạn đang mong con? Vậy đừng uống vitamin C quá nhiều vì vitamin C ngăn ngừa có thai. Hãy đọc bài viết của Chúng tôi để hiểu rõ hơn về điều này. Vitamin C ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN