Những lưu ý để mặc quần lót an toàn cho “cậu nhỏ” (Phần 1)

(4.34) - 43 đánh giá

Quần lót là vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng quần lót không đúng cách, vùng kín có thể sẽ nhiễm một số bệnh về da và ảnh hưởng đến sinh lý.

Sức khỏe luôn là vấn đề được coi trọng nhất từ trước đến nay, trong đó, sức khỏe tình dục là đề tài được quan tâm nhất. Tuy một số người cho rằng quan hệ tình dục là nhu cầu bức thiết ở con người, nếu bạn không biết cách chăm sóc “cô bé” và “cậu bé” đúng cách thì không chỉ giây phút thăng hoa của hai người mà sức khỏe cũng sẽ ảnh hưởng, đặc biệt là ở nam giới.

Khi ở độ tuổi trưởng thành và bắt đầu phải mặc quần lót, nam giới thường băn khoăn về tư thế đặt “cậu bé” sao cho thoải mái và an toàn nhất. Có thể dễ dàng hiểu được tại sao nam giới luôn cảm thấy thỏa mãn khi cởi bỏ chiếc quần lót bởi đó là lúc cậu bé được giải phóng và được “thở” sau một ngày dài bị chèn ép. Thực tế không có minh chứng y khoa nào cho thấy bạn nhất định phải mặc quần lót để hỗ trợ, tuy nhiên bạn vẫn nên bỏ túi cho mình những cách bảo vệ “cậu nhỏ”.

Cùng xem qua những điều thú vị dưới đây để đúc kết cho mình cách chăm sóc “hoàng tử” phù hợp nhất nhé!

1. Bảo vệ “cậu nhỏ” trước những cọ xát

Khi không mặc quần lót, cậu nhỏ của bạn sẽ không được bảo vệ khỏi sự cọ xát với những đường may và vải quần. Điều này hoàn toàn có thể gây ra các vấn đề như dị ứng, ngứa, đau nhức cho phần da. Vì vậy, lời khuyên cho bạn trước khi quyết định thả rông là hãy thoa một lớp mỏng phấn rôm em bé hoặc một ít gel bôi trơn cho cậu nhỏ. Việc này có tác dụng tạo nên một hàng rào bảo vệ và giảm thiểu ma sát.

Nếu một người đã quen để “cậu nhỏ” xuống dưới hay hướng lên trên khi mặc đồ lót thì không cần phải thay đổi thói quen đó. Nhưng nếu mới tập mặc quần lót thì bạn nên để “cậu nhỏ” hướng lên trên vì đây là tư thế tự nhiên hơn hướng xuống, hợp với tư thế sinh lý của cậu nhỏ. Mọi người vẫn thường nghĩ “cậu nhỏ” khi hướng xuống dưới đồng nghĩa với tinh hoàn được che chắn và bảo vệ. Tuy nhiên, “cậu nhỏ” hướng xuống dưới rất dễ “di động” – có thể hiểu là trạng thái dễ cử động khi bị kích thích. Chính vì vậy, “cậu nhỏ” khi đặt hướng xuống dưới sẽ rất dễ bị gãy trong trường hợp bị kích thích đồng thời chịu tác động lực; tinh hoàn có thể vỡ, rất nguy hiểm.

Nhiều quan điểm cho rằng “cậu nhỏ” hướng xuống dưới sẽ dễ kéo ra khi đi vệ sinh. Nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại: “cậu nhỏ” của bạn ở tư thế hướng lên trên sẽ dễ dàng kéo ra khỏi quần lót hơn.

Tuy nhiên, phái mạnh cũng cần chú ý điều chỉnh tư thế của “cậu nhỏ” sao cho thoải mái nhất. Ví dụ khi mặc quần jeans bó sát, bạn nên để “cậu nhỏ” xuống dưới để không bị cộm.

2. “Cậu bé” thoải mái chính là cách đặt tốt nhất cho chàng

Nam giới thường có xu hướng lo lắng không biết mình nên hướng “cậu bé” lên hay xuống. Thật ra, để dương vật ở tư thế nào có thể khiến bạn cảm thấy thoải mái nhất chính là hướng đặt đúng. Nếu bạn cho dương vật hướng lên trong quần lót thì khi dương vật cương cứng sẽ thuận theo chiều tự nhiên, không có cảm giác bị chèn ép. Thế nhưng điều này cũng có thể gây ra những bất tiện như khi bất chợt dương vật cương, dây thun quần chẹn ngang cổ dương vật sẽ gây khó chịu.

Còn khi để dương vật hướng xuống, bạn sẽ được dịp diện những chiếc quần jeans bó sát sành điệu mà không sợ bị cộm lên, nhưng lâu ngày cậu nhỏ sẽ có hiện tượng cong xuống và ống tiểu bị chẹn nên có thể gây hẹp niệu đạo, khó tiểu. Vì thế, lời khuyên cho bạn là luôn thay đổi cách đặt “cậu bé” ở tư thế “dễ thở” nhất. Khi cậu bé bị đau thì đó chính là lúc cu cậu lên tiếng phản đối việc bị đối xử “chèn ép”. Lúc này, bạn mau tìm cách thay đổi vị trí của cậu bé đi thôi!

Đừng quên đón đọc phần 2 để biết cách bảo vệ “cậu nhỏ” một cách triệt để bạn nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Ngoài Alzheimer, còn nguyên nhân nào khiến bạn giảm trí nhớ?

(82)
Alzheimer là căn bệnh phổ biến gây chứng suy giảm trí nhớ nhưng không phải là nguyên nhân duy nhất. Đôi khi, tình trạng đãng trí này có thể xuất phát từ các ... [xem thêm]

Hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm đơn giản và hiệu quả với bài tập yoga

(96)
Rèn luyện thể chất đóng một vai trò không nhỏ trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, không phải hình thức vận động nào cùng phù hợp với ... [xem thêm]

7 bí quyết để phụ nữ đái tháo đường có thai kỳ khỏe mạnh

(93)
Nếu lo lắng việc dùng thuốc trị tiểu đường khi mang thai sẽ tác động không tốt đến em bé trong bụng thì bạn có thể tạm gác nỗi sợ này lại và hãy ... [xem thêm]

Dinh dưỡng phù hợp cho trẻ 6 tháng tuổi

(39)
Khi bước sang tháng thứ 6, ngoài sữa mẹ thì bé cần bổ sung thêm thức ăn dặm. Vậy mẹ cần lên chế độ dinh dưỡng cho trẻ 6 tháng tuổi như thế ... [xem thêm]

Nguy hiểm khôn lường của thực phẩm chiên đến suy tim

(40)
Tên kỹ thuật y tế: Hỏi bệnh sử và khám thực thể suy timBộ phận cơ thể/mẫu thử: timTìm hiểu chungHỏi bệnh sử và khám thực thể suy tim là gì?Hỏi bệnh ... [xem thêm]

Lợi ích chữa bệnh không ngờ từ cây hoa cứt lợn

(54)
Cây hoa cứt lợn là một loại thảo mộc mọc quanh năm, có chiều cao khoảng 60 cm và nở ra các bông hoa nhỏ màu tím nhạt khá đẹp mắt ở mỗi ngọn cành lông ... [xem thêm]

7 lý do khiến bạn thường xuyên bị muỗi đốt

(51)
Bạn thấy lạ khi mình bị muỗi đốt khắp người trong khi người ngay bên cạnh lại bình thản như không? Muỗi chẳng đủ khôn ngoan để yêu ghét con người ... [xem thêm]

Vì sao trẻ sơ sinh chậm tăng cân? Nguyên nhân và cách khắc phục

(39)
Trẻ sơ sinh chậm tăng cân luôn là điều khiến không ít ông bố bà mẹ lo lắng và có khá nhiều nguyên nhân có thể gây ra tình trạng này.Việc bé cưng phát ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN