Những điều cần biết về vắc xin cúm mùa 2018–2019

(4.4) - 51 đánh giá

Bạn nghĩ rằng vắc xin cúm mùa chỉ dành cho trẻ con? Thật ra, cả người lớn cũng nên tiêm phòng để bảo vệ sức khỏe khi thời tiết thay đổi. Hãy cùng Chúng tôi cập nhật thông tin về vắc xin cúm mùa 2018–2019 để tăng cường sức đề kháng khi bước vào mùa thu đông này nhé!

Cúm mùa năm 2017–2018 diễn biến rất phức tạp và đã gây ra 80.000 ca tử vong trên toàn thế giới. Mùa cúm mới chỉ bắt đầu vào tháng 10/2018 nhưng đã có 5 người tử vong tại Hoa Kỳ do cúm cùng các biến chứng liên quan và dịch cúm này cũng đã lan đến Việt Nam. Do đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo mọi người thực hiện các biện phòng ngừa bệnh hiệu quả, trong đó có việc tiêm vắc xin cúm mùa.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo tiêm vắc xin cúm mùa 2018–2019 vào cuối tháng 10 và trong tháng 11/2018, đặc biệt là trẻ nhỏ, người cao tuổi trên 65 và những người thuộc nhóm nguy cơ cao.

1. Tầm quan trọng của việc tiêm phòng cúm

Cúm là một bệnh truyền nhiễm do các chủng virus cúm influenza gây ra. Đây là một bệnh lý xảy ra theo mùa, thường là vào mùa thu đông, và có khả năng lây lan rất nhanh và mạnh qua đường hô hấp.

Đối với những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, cúm chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ và người bệnh có thể tự bình phục sau 7–10 ngày nghỉ ngơi. Tuy nhiên, đối với trẻ em, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu, cúm có thể gây tổn thương hô hấp nặng, thậm chí tử vong.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hàng năm có khoảng 10 – 15% dân số mắc bệnh cúm, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt, công việc. Vì vậy, tiêm phòng cúm rất quan trọng đối với tất cả mọi người ở các lứa tuổi.

2. Vắc xin cúm mùa năm 2018–2019 có điểm gì mới?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo bạn nên tiêm vắc xin cúm mỗi năm 1 lần. Vắc xin cúm mùa 2018–2019 đã được cập nhật để phù hợp hơn với các chủng virus đang lưu hành. Những vắc xin này có các điểm mới như:

– Thành phần B/Victoria được thay mới.

– Thành phần influenza A(H3N2) được cập nhật.

– Vắc xin cúm mùa 4 thành phần “Fluarix Quadrivalent” có thể được tiêm cho trẻ trên 6 tháng tuổi thay vì 3 tháng tuổi như trước đây.

– Vắc xin cúm mùa 4 thành phần “Afluria Quadrivalent” có thể được tiêm cho người trên 5 tuổi trở lên thay vì 18 tuổi trở lên như trước đây.

– FDA đã cấp phép cho thuốc Baloxavir marboxil (tên thương mại là Xofluza®) vào ngày 24/10/2018. Đây là thuốc điều trị cúm mùa cấp tính cho người trên 12 tuổi có các triệu chứng bị cúm dưới 48 giờ.

3. Thời điểm tiêm phòng vắc xin cúm mùa thích hợp

Vắc xin cúm nên được tiêm ngừa trước khi cúm mùa bắt đầu lây lan trong cộng đồng. Khoảng 2 tuần sau khi tiêm vắc xin, cơ thể có thể hình thành kháng thể bảo vệ khỏi các chủng virus có trong vắc xin.

Vắc xin cúm mùa 2018–2019 được khuyến cáo tiêm từ cuối tháng 10 đến tháng 11. Tuy vậy, dù bạn tiêm vắc xin muộn hơn thì thuốc vẫn có tác dụng bảo vệ kể từ sau khi tiêm 2 tuần tới hết mùa cúm. Trẻ em từ 6 tháng đến 8 tuổi nếu muốn tiêm 2 liều vắc xin cúm nên bắt đầu tiêm sớm hơn vì 2 liều vắc xin cúm cần được tiêm cách nhau ít nhất 4 tuần.

4. Những đối tượng nên tiêm ngừa vắc xim cúm mùa

CDC khuyến cáo những người thuộc nhóm đối tượng sau nên đi tiêm ngay trong tháng 11:

  • Trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi
  • Phụ nữ có thai
  • Người cao tuổi, đặc biệt là người trên 65 tuổi
  • Người mắc các bệnh lý mãn tính như: hen, viêm phổi mãn tính, bệnh tim mạch, đái tháo đường, suy giảm miễn dịch do điều trị hoặc do mắc HIV/AIDS, suy thận.

5. Vắc xin cúm mùa 2018–2019 phòng được virus nào?

Có rất nhiều chủng virus cúm (Influenza) và các chủng virus cúm cũng luôn luôn biến đổi. Vì vậy, thành phần của vắc xin cúm được nghiên cứu, cập nhật và thay đổi hàng năm để phù hợp hơn với các chủng virus cúm đang lưu hành năm đó.

Vắc xin cúm ba thành phần (trivalent vaccines) năm nay có chứa các thành phần bảo vệ chống lại các virus sau:

  • Virus A/Michigan/45/2015(H1N1)pdm09-like
  • Virus B/Colorado/06/2017-like (Victoria lineage)
  • Virus A/Singapore/INFIMH-16-0019/2016 A(H3N2)-like

Vắc xin cúm bốn thành phần (quadrivalent vaccines) năm nay có chứa các thành phần bảo vệ chống lại các virus:

  • 3 loại virus kể trên
  • Virus B/Phuket/3073/2013-like (Yamagata lineage)

Liều lượng vắc xin hợp lý cho từng đối tượng như sau:

  • Trẻ em từ 6 tháng đến 35 tháng tuổi tiêm 1 liều 0,25ml hoặc 0,5ml
  • Người lớn và trẻ em từ 36 tháng tuổi trở lên tiêm 1 liều 0,5 ml
  • Trẻ em dưới 9 tuổi nếu trước đây chưa bị cúm hoặc chưa từng tiêm vắc xin cúm thì nên tiêm 2 mũi. Mũi 2 cách mũi 1 tối thiểu 4 tuần

6. Tiêm vắc xin cúm mùa ở đâu?

Bạn có thể tiêm vắc xin cúm mùa tại các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế uy tín được cấp phép. Bạn có thể liên lạc với bệnh viện, phòng khám nơi bạn tiêm vắc xin cúm mùa năm trước để tìm hiểu về loại vắc xin cúm 2018–2019 để xem mình hoặc con có đủ điều kiện tiêm hay không và hẹn lịch tiêm chủng.

7. Thời gian phòng cúm của vắc xin cúm mùa

Các nghiên cứu thực hiện qua nhiều mùa cúm, trên nhiều chủng virus và nhiều loại vắc xin cúm cho thấy khả năng miễn dịch của cơ thể dù miễn dịch tự nhiên hay miễn dịch nhờ vắc xin đều giảm theo thời gian. Sự suy giảm kháng thể chống cúm do một số yếu tố như loại kháng nguyên sử dụng để chế tạo vắc xin, tuổi của người được chủng ngừa và tình trạng sức khỏe của người được chủng ngừa.

Người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu có thể sản sinh lượng kháng thể chống cúm ít hơn so với những người trẻ và hàm lượng kháng thể chống cúm của họ cũng giảm nhanh chóng hơn theo thời gian.

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo bạn nên tiêm vắc xin cúm mỗi năm một lần để có khả năng chống cúm qua mỗi mùa tốt nhất. Nếu bạn đã tiêm vắc xin cúm ở mùa trước, bạn vẫn cần tiêm lại hàng năm để nâng cao hiệu quả bảo vệ dù virus cúm không thay đổi nhiều.

Vắc xin cúm mùa 2018–2019 có một số thay đổi để thích nghi với virus cúm mùa năm nay hơn. Bạn hãy sắp xếp đến bệnh viện để tiêm cho mình và con nhé.

Hồng Nhung | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bé kén ăn rau, làm sao để bổ sung chất xơ?

(44)
Chất xơ giúp giữ cho ruột non của trẻ được nghỉ ngơi đều đặn. Tuy nhiên, thực phẩm có nhiều chất xơ không phải là món ăn ngon nhất trên bàn ăn, vì ... [xem thêm]

Phương pháp giảm cân theo chế độ Atkins

(10)
Với phương pháp giảm cân theo chế độ ăn kiêng Atkins (hay còn gọi là chế độ ăn kiêng low-carb), bạn hoàn toàn có thể chiều theo sở thích ăn uống với các ... [xem thêm]

Bật mí mối quan hệ giữa mật ong và bệnh tiểu đường

(80)
Đường và mật ong là những thực phẩm cực kỳ có hại cho người bị tiểu đường. Tuy nhiên, tùy vào loại đồ ngọt sẽ có cách tác động đến lượng ... [xem thêm]

Mách bạn cách phòng tránh bệnh cúm mà không cần tiêm ngừa

(76)
Cúm có thể lây lan và xảy ra theo mùa, tuy nhiên việc tiêm vắc xin cúm không có nghĩa rằng bạn sẽ hoàn toàn ngăn ngừa được chứng bệnh này.Bạn đã bao giờ ... [xem thêm]

6 lợi ích sức khỏe mà chế độ ăn uống không đường mang lại

(63)
Bạn đang lo lắng vì những ngấn mỡ thừa đáng ghét bỗng dưng xuất hiện ở vùng bụng? Bạn đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng khỏe mạnh? Vậy, liệu bạn ... [xem thêm]

Khuyết tật bẩm sinh và những ảnh hưởng đến trẻ

(82)
Tìm hiểu chungNấc là bệnh gì?Nấc là hiện tượng cơ hoành (lớp cơ mỏng ngăn cách giữa khoang ngực và bụng, chịu trách nhiệm cho hoạt động thở), co thắt ... [xem thêm]

Bà bầu bị đau đầu: Đừng chịu đựng quá lâu kẻo hại

(96)
Bà bầu bị đau đầu dường như luôn là nỗi ác mộng với bất kỳ phụ nữ mang thai nào bởi bạn chẳng thể dùng thuốc để làm giảm nhẹ tình trạng.Nếu ... [xem thêm]

Mối liên hệ giữa bệnh cao huyết áp và kháng insulin

(56)
Cao huyết áp và kháng insulin là hai tình trạng có mối liên hệ gần gũi với nhau. Bệnh này thường khiến cho bệnh kia khó kiểm soát hơn ở hầu hết các bệnh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN