Bà bầu bị đau đầu: Đừng chịu đựng quá lâu kẻo hại

(3.82) - 96 đánh giá

Bà bầu bị đau đầu dường như luôn là nỗi ác mộng với bất kỳ phụ nữ mang thai nào bởi bạn chẳng thể dùng thuốc để làm giảm nhẹ tình trạng.

Nếu đang bị những cơn đau đầu hành hạ thì bạn không hề cô đơn bởi rất nhiều mẹ bầu cũng gặp phải tình trạng tương tự. Tình trạng đau đầu khi mang thai rất thường thấy bởi trong quãng thời gian này, nội tiết tố thay đổi liên tục, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu dẫn đến đau đầu.

Mặt khác, ở tam cá nguyệt thứ nhất, dẫu những cơn đau đầu luôn “bủa vây” thì mẹ bầu cũng đừng nên quá lo lắng. Nguyên nhân là chúng sẽ giảm dần trong những tam cá nguyệt tiếp theo hoặc ngay khi nội tiết tố thai kỳ đã dần ổn định.

Nguyên nhân bà bầu bị đau đầu

Bà bầu bị đau đầu tam cá nguyệt thứ nhất

Phụ nữ mang thai dễ bị đau đầu do căng thẳng trong 3 tháng đầu thai kỳ. Điều này có thể xảy ra vì cơ thể bạn đang trải qua một số thay đổi tại thời điểm nhạy cảm này và chúng sẽ kích thích những cơn đau đầu xuất hiện, chẳng hạn như:

  • Thay đổi nội tiết tố
  • Thay đổi cân nặng
  • Lưu lượng máu tăng cao.

Các nguyên nhân phổ biến gây đau đầu trong ba tháng đầu của thai kỳ cũng bao gồm:

  • Thiếu ngủ
  • Ốm nghén
  • Thiếu nước
  • Thị lực thay đổi
  • Ít hoạt động thể chất
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Chế độ dinh dưỡng kém
  • Lượng đường trong máu thấp
  • Tâm lý căng thẳng (stress) khi mang thai.

Việc tiêu thụ một số thực phẩm nhất định cũng có thể khiến bà bầu bị đau đầu, chẳng hạn như:

  • Sữa
  • Sô cô la
  • Phô mai
  • Cà chua
  • Món ăn lên men.

Bà bầu bị đau đầu tam cá nguyệt thứ hai

Tình trạng mẹ bầu bị nhức đầu trong tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt thứ ba có thể xuất phát những nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như:

  • Căng cơ
  • Thừa cân
  • Cao huyết áp
  • Chế độ ăn uống
  • Nghỉ ngơi không đủ
  • Tư thế không phù hợp
  • Đái tháo đường thai kỳ.

Tăng huyết áp làm bạn bị đau đầu khi mang thai

Tình trạng đau đầu khi bước vào tam cá nguyệt thứ hai hoặc tam cá nguyệt thứ ba có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải tình trạng tăng huyết áp, có khoảng 6 – 8% phụ nữ mang thai mắc phải chứng bệnh này. Huyết áp tăng dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu lẫn em bé nếu như không điều trị kịp thời, bao gồm:

  • Đột quỵ
  • Sản giật
  • Tiền sản giật
  • Nhau bong non
  • Trẻ sơ sinh nhẹ cân
  • Chuyển dạ sinh non trước 37 tuần
  • Lưu lượng của oxy đến em bé thấp.

Để điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu dùng các loại thuốc thích hợp. Bạn cũng cần phải cắt giảm muối và bổ sung thêm chất xơ vào thực đơn ăn uống mỗi ngày. Việc tập thể dục thường xuyên cũng rất quan trọng nhằm hỗ trợ cân bằng chỉ số huyết áp.

Một số nguyên nhân khác gây đau đầu khi mang thai không thể bỏ qua gồm:

  • U não
  • Xuất huyết
  • Bệnh về tim
  • Cục máu đông
  • Huyết áp thấp
  • Nhiễm trùng xoang
  • Viêm màng não hoặc viêm não
  • Thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm.

Cách trị đau đầu cho bà bầu bằng phương pháp tự nhiên

Thay vì cố chịu đựng cơn đau đầu khiến mẹ bầu mệt mỏi, bạn có thể thử những biện pháp từ thiên nhiên để giúp làm giảm triệu chứng:

Massage giúp giảm đau đầu khi mang thai

Việc xoa bóp khu vực lưng, vai, gáy, cổ và đầu là một cách tuyệt vời để hỗ trợ những cơn đau đầu hoặc đau nửa đầu. Hãy nhờ chồng massage những khu vực này bằng dầu khuynh diệp sẽ giúp giảm đau hiệu quả.

Chườm ấm/lạnh tốt cho bà bầu bị đau đầu

Chườm nóng hoặc lạnh đều giúp chữa đau đầu cho bà bầu. Chườm nóng sẽ làm giãn nở mạch máu và làm tăng lưu thông máu ở khu vực bị đau, hỗ trợ loại bỏ các cục máu có thể khiến cơn đau đầu xuất hiện.

Tình trạng các mạch máu mở rộng là một trong những lý do phổ biến cho chứng đau nửa đầu khi mang thai. Để thoát khỏi cơn đau đầu dai dẳng này, hình thức chườm lạnh thường trở thành phương thuốc tốt nhất. Bạn hãy dùng một chiếc khăn nhúng qua nước lạnh và đắp lên vùng trán sẽ giúp thắt chặt các mạch máu, thu nhỏ mô cơ và da ở khu vực này, từ đó giúp giảm cơn đau.

Uống đủ nước làm giảm đau đầu khi mang thai

Phương pháp điều trị đau đầu cho bà bầu hiệu quả nhưng lại bị bỏ qua nhiều nhất chính là uống đủ nước. Hầu hết mọi người đều đánh giá thấp khả năng giảm đau đầu của nước. Nước có vai trò chủ chốt, cần thiết cho quá trình lưu thông máu cùng các khoáng chất quan trọng trong cơ thể.

Uống nhiều nước lọc sẽ hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa các cơn đau đầu, cung cấp năng lượng cho cơ thể bằng cách điều chỉnh enzyme, protein và vitamin ở mức cân bằng, thích hợp.

Dùng tinh dầu lavender

Dầu lavender (hoa oải hương) là một phương thuốc an toàn để điều trị cho bà bầu bị đau đầu. Hương thơm của hoa có khả năng ổn định tâm trạng, giảm căng thẳng, giảm mức độ của cơn đau. Nếu bạn bị đau đầu khi mang thai với cường độ liên tục, đừng bỏ qua liệu pháp mùi hương từ tinh dầu oải hương nhé.

Xông hơi

Nếu bị đau đầu do nghẹt mũi, viêm xoang khi mang thai, bạn có thể thử xông hơi để làm thông thoáng khoang xoang, giảm bớt triệu chứng đau. Nhỏ một vài giọt tinh dầu sả chanh vào chậu nước xông cũng sẽ tăng thêm khả năng thư giãn.

Ngăn ngừa đau đầu cho bà bầu

Bà bầu bị đau đầu tam cá nguyệt thứ nhất thường không có cách ngăn ngừa bởi chúng đến từ việc nội tiết tố thay đổi. Tuy nhiên, việc thay đổi một số lối sống cũng giúp làm giảm nguy cơ bạn mắc phải cơn đau đầu:

Ăn uống đầy đủ

Lượng đường trong máu thấp do mẹ bầu bỏ bữa hoặc đói bụng có thể gây đau đầu khi mang thai. Do vậy, bạn vẫn nên dự trữ sẵn bên người một hũ nhỏ các loại hạt tốt cho bà bầu, trái cây hay vài gói bánh nhỏ để có thể nạp năng lượng những lúc cảm thấy đói nhé.

Nghỉ ngơi đầy đủ ngừa bà bầu bị đau đầu

Việc đảm bảo giấc ngủ giúp giảm thiểu sự tái phát của những cơn đau đầu hoặc đau nửa đầu. Ngoài ra, mẹ bầu lên giường đúng giờ hoặc sớm hơn nữa cũng rất tốt cho sức khỏe vì sẽ hỗ trợ giảm thiểu căng thẳng, mệt mỏi và hồi phục năng lượng sau ngày dài hoạt động.

Cắt giảm caffeine

Nếu bạn là con nghiện cà phê đích thực thì quãng thời gian mang thai đồng nghĩa với việc đã đến lúc nói lời tạm biệt với thức uống yêu thích này rồi đấy. Tuy nhiên, đừng kiêng cà phê quá đột ngột bởi cơ thể sẽ phản đối mà thay vào đó, mẹ bầu nên cắt giảm từ từ lượng cà phê mình uống mỗi ngày cũng như pha loãng cà phê cùng nước, sữa.

Chú ý đến thực phẩm

Một số loại thực phẩm nhất định (như chocolate, các loại thịt bảo quản như xúc xích, rượu hay rượu vang đỏ, thức uống chứa caffeine…) có thể khiến mẹ bầu bị đau đầu sau khi ăn. Do vậy, bạn hãy chú ý đến yếu tố này và hạn chế ăn những món như vậy.

Hít thở

Tình trạng thiếu không khí trong lành cũng dễ dàng khiến phụ nữ mang thai cảm thấy khó chịu hoặc thậm chí đau đầu. Vậy nên, mẹ bầu hãy chú ý tránh ra ngoài vào những ngày nóng bức, không khí ngột ngạt hoặc những nơi có mùi hương mạnh, mùi nồng nặc.

Ngoài ra, khi ở nhà, bạn có thể mở cửa sổ để không khí trong nhà lưu thông, mát mẻ. Ngoài ra, mẹ bầu cần tránh mặc trang phục quá bó sát và không thấm hút mồ hôi tốt.

Yếu tố môi trường

Một số tác động từ bên ngoài như ánh sáng quá chói và âm thanh ồn ào sẽ làm bà bầu bị đau đầu bởi quá trình mang thai khiến bạn trở nên nhạy cảm hơn bao giờ hết. Để hạn chế tình trạng này xảy ra, mẹ bầu hãy cố gắng tránh đến những nơi có quá nhiều ánh sáng rực rỡ, chói mắt và ưu tiên địa điểm yên tĩnh cho các buổi họp mặt, trò chuyện.

Vận động cơ thể

Bà bầu tập thể dục không những cải thiện sức khỏe, giảm stress, hỗ trợ quá trình sinh nở diễn ra dễ dàng hơn mà còn hạn chế sự xuất hiện của các cơn đau đầu không cần thiết. Các hình thức vận động được khuyến khích bao gồm:

  • Yoga
  • Đi bộ
  • Bơi lội
  • Đạp xe trong nhà
  • Tập thở khi mang thai.

Các dạng của đau đầu khi mang bầu

Hầu hết các cơn đau đầu khi mang thai là đau đầu nguyên phát. Điều này có nghĩa rằng cơn đau đầu xảy ra do tự phát, không phải dấu hiệu hoặc triệu chứng của biến chứng hay rối loạn khác trong thai kỳ. Tình trạng nhức đầu nguyên phát bao gồm:

  • Đau nửa đầu
  • Đau đầu từng cụm
  • Đau đầu do căng thẳng.

Các chuyên gia đã chia sẻ, khoảng 26% trường hợp bà bầu bị đau đầu là do căng thẳng. Hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn bị đau đầu mạn tính hoặc đau nửa đầu khi mang thai hoặc có tiền sử mắc bệnh đau nửa đầu.

Trong trường hợp mẹ bầu từng đau nửa đầu, bạn có thể không phải chịu đựng quá nhiều cơn đau như trước. Chứng đau nửa đầu cũng liên quan đến những biến chứng xảy ra sau này trong thai kỳ hoặc sau khi sinh em bé. Ngoài ra, tình trạng đau đầu thứ phát là do một vài biến chứng khi mang thai gây nên, chẳng hạn như tăng huyết áp.

Các dấu hiệu phổ biến khi bà bầu bị đau đầu

Cơn đau đầu của mỗi mẹ bầu đều không giống nhau, bạn có thể gặp một số triệu chứng như:

  • Đau âm ỉ
  • Đau kiểu mạch đập
  • Đau nhói sau một hoặc cả hai mắt
  • Đau dữ dội ở một hoặc cả hai bên đầu.

Đau nửa đầu cũng bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Điểm mù
  • Nôn mửa
  • Hoa mắt

Khi nào nên đến bác sĩ?

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc điều trị nếu chưa có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, hãy đến phòng khám trong trường hợp cơn đau đầu đi kèm với các tình trạng như:

  • Sốt
  • Ngất xỉu
  • Đau răng
  • Đau dữ dội
  • Nhìn không rõ
  • Đau đầu thường xuyên
  • Đau đầu sau khi đọc sách
  • Đau đầu kéo dài hơn vài giờ.

Bà bầu bị đau đầu tuy không ảnh hưởng đến em bé dưới bất kỳ hình thức nào nhưng lại là tình trạng gây rắc rối cho khá nhiều phụ nữ mang thai bởi sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Hy vọng các biện pháp điều trị đau đầu khi mang thai và phòng ngừa trên có thể giúp ích cho mẹ bầu giảm cơn đau đầu.

Ngoài ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Mẹ bầu biết những gì về hiện tượng vỡ ối non?

(46)
Tình trạng vỡ ối non hiếm khi xảy ra nhưng lại là biến chứng thai kỳ nguy hiểm, có nguy cơ khiến mẹ bầu sinh non cũng như gặp phải các tình trạng nguy hiểm ... [xem thêm]

Đối diện với nỗi sợ phát hiện ra bệnh ung thư vú

(33)
Tình trạng mắc phải ung thư vú trong khi mang thai là rất hiếm. Nhưng trên thực tế, phụ nữ ngày càng có xu hướng muốn có con trễ, và nguy cơ ung thư vú sẽ ... [xem thêm]

Nếu đang mong con, bạn có biết tư thế nào giúp dễ thụ thai?

(98)
Bạn biết một số tư thế khi quan hệ, chẳng hạn như tư thế truyền thống, doggy, úp thìa… nhưng tư thế nào giúp dễ thụ thai? Chúng tôi sẽ giúp bạn xác ... [xem thêm]

Cách phân biệt muỗi gây sốt xuất huyết với muỗi thường

(53)
Có lẽ ai cũng biết rằng bệnh sốt xuất huyết là do muỗi vằn truyền bệnh cho người nhưng vẫn có nhiều người chưa phân biệt được muỗi gây sốt xuất ... [xem thêm]

Bệnh suy nhược thần kinh và chứng trầm cảm luôn song hành cùng nhau?

(12)
Bệnh suy nhược thần kinh thường xảy ra khi một người phải chịu những áp lực lớn về công việc, chuyện gia đình, bị mất người thân… Nguyên do là những ... [xem thêm]

Câu trả lời cho việc thụ thai nhờ châm cứu

(97)
Vô sinh hiện nay có lẽ đang là một vấn đề nóng của y học hiện đại, nhiều kĩ thuật tiên tiến đã được phát triển nhằm giúp cho các cặp vợ chồng ... [xem thêm]

Tiết dịch núm vú – có nguy hiểm hay không?

(100)
Núm vú tiết dịch là hiện tượng một hoặc cả hai núm vú đôi khi tiết ra chất dịch. Tiết dịch núm vú có thể là hiện tượng sinh lý bình thường hoặc cũng ... [xem thêm]

Khi nào nên cho bé ngủ gối?

(60)
Một chiếc gối nho nhỏ cũng có ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Vậy khi nào nên cho bé nằm gối? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN