Những điều bố mẹ cần biết về tiêm chủng ngừa viêm gan A

(4.47) - 44 đánh giá

Vắc xin viêm gan A có tác dụng gì? Tại sao cần tiêm chủng ngừa viêm gan A cho trẻ? Có những phản ứng phụ nào sau khi tiêm vắc xin?

Trong lịch tiêm chủng của con, có tiêm ngừa vắc xin viêm gan A. Đây là việc làm quan trọng và cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho con cũng như chính bạn và các thành viên khác trong gia đình. Liệu bạn đã thực sự biết rõ lợi ích của việc làm này chưa? Bạn cần chú ý những gì khi tiêm phòng, những phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm phòng là gì? Hãy đọc bài viết sau để có thể trả lời tất cả những câu hỏi bên trên nhé!

Những trường hợp không nên tiêm chủng ngừa viêm gan A

Nếu bé bị dị ứng nghiêm trọng với vắc xin sau lần tiêm đầu tiên thì bạn không nên cho bé tiếp tục chích ngừa. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên cho con tiêm ngừa nếu bé bị dị ứng nặng với latex hoặc nhạy cảm với aluminum hydroxide – một loại kim loại được sử dụng trong vắc xin viêm gan A, hoặc với 2-phenoxyethanol, chất bảo quản được sử dụng trong một số loại vắc xin viêm gan A.

Lưu ý khi tiêm chủng ngừa viêm gan A

Vắc xin này nhẹ đến nỗi trẻ em có thể được tiêm ngay cả khi bị cảm. Tuy nhiên, nếu con của bạn đang bị bệnh nặng, hãy đợi cho đến khi bé cảm thấy khỏe hơn rồi mới bắt đầu tiêm ngừa.

Các phản ứng phụ có thể xảy ra là gì?

Hầu hết những người tiêm vắc xin viêm gan A sẽ không gặp phải vấn đề gì. Tuy nhiên, cũng có vài triệu chứng nhỏ sau khi tiêm đáng lưu ý sau:

  • Đau nhức hoặc đỏ chỗ chích;
  • Sốt nhẹ;
  • Đau đầu;
  • Mệt mỏi.

Khoảng 15% trẻ em sẽ cảm thấy đau ở chỗ được tiêm, một số ít còn lại sẽ có cảm giác ăn không ngon hoặc bị đau đầu. Những triệu chứng này thường bắt đầu ngay sau khi được tiêm và kéo dài 1 hoặc 2 ngày sau đó. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ có thể biết thêm thông tin chi tiết về những phản ứng này.

Nếu con bạn có phản ứng bất thường đối với loại vắc xin này hoặc với bất kỳ loại vắc xin nào khác, hãy nhanh chóng liên hệ với bác sĩ.

Những triệu chứng khác có thể xảy ra sau khi chủng ngừa viêm gan A

Việc cảm thấy mệt mỏi, choáng váng sau một liệu trình y khoa nào đó là hết sức bình thường và việc tiêm ngừa cũng không phải là ngoại lệ. Khi gặp phải tình trạng như vậy, bạn nên ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi trong khoảng 15 phút để hạn chế nguy cơ bị ngất xỉu và thương tích do té ngã. Bạn hãy trao đổi với bác sĩ nếu bạn cảm thấy chóng mặt, ù tai hoặc có những thay đổi về thị lực.

Một số người có thể sẽ bị đau vai trầm trọng lâu ngày sau khi tiêm nhưng điều này rất hiếm khi xảy ra. Bất kỳ phương pháp điều trị nào cũng có thể gây những dị ứng trầm trọng. Tuy nhiên, phản ứng với vắc xin viêm gan A là rất hiếm. Thống kê cho thấy chỉ khoảng 1/1.000.000 ca tiêm ngừa sẽ xảy ra dị ứng nghiêm trọng và sẽ kết thúc trong vòng vài phút đến vài giờ sau khi tiêm phòng.

Cũng giống như bất kỳ loại thuốc khác, tiêm ngừa vắc xin vẫn chứa một số rủi ro rất nhỏ gây tổn thương nghiêm trọng hoặc tử vong. Chính vì thế, bé cần sự theo dõi sát sao từ bố mẹ sau khi tiêm phòng nhằm hạn chế những nguy cơ rủi ro kể trên đến mức tối thiểu.

Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn hãy truy cập những trang web y khoa cung cấp nhiều kiến thức bổ ích về viêm gan A như hellobacsi.com.

Điều gì sẽ xảy ra nếu có vấn đề nghiêm trọng?

Những dấu hiệu đáng lưu ý có thể xảy ra?

Để xử lý kịp thời, bạn cần chú ý đến tất cả những thay đổi của cơ thể dù là rất nhỏ, chẳng hạn như có dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng, sốt cao hoặc có những hành vi bất thường. Các dấu hiệu dị ứng trầm trọng có thể bao gồm phát ban, sưng mặt và cổ họng, khó thở, nhịp tim nhanh, chóng mặt và mệt mỏi.

Những dấu hiệu này sẽ kết thúc một vài phút đến một vài giờ sau khi tiêm chủng. Khi gặp các triệu chứng trên, bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện hoặc liên hệ với bác sĩ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách giảm mỡ bụng hiệu quả giúp bạn tha hồ mặc đồ đẹp

(97)
Vòng hai kém thon gọn không những khiến bạn khó mặc đồ đẹp mà còn là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe. Liệu có cách giảm mỡ bụng hiệu quả giúp ... [xem thêm]

Bài tập Kegel: 3 điều cực kỳ quan trọng bạn nên biết!

(35)
Bài tập Kegel không còn xa lạ với đa số phụ nữ vì tác dụng của nó trong việc cải thiện đời sống tình dục đã được rất nhiều chị em công nhận. Hãy ... [xem thêm]

Giúp con quyết định làm gì sau tốt nghiệp trung học

(24)
Giúp con trang bị cho cuộc sống sau khi tốt nghiệp trung học là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của phụ huynh. Mặc dù có thể khó mà tưởng tượng ... [xem thêm]

Ra máu trong thai kỳ có nguy hiểm không?

(59)
Khoảng 20% phụ nữ trải qua việc bị chảy máu ở một vài một thời điểm khi mang thai. Hiện tượng ra máu trong thai kỳ khá phổ biến đối với các mẹ bầu. ... [xem thêm]

Ăn gì để ngăn ngừa bệnh cảm cúm?

(37)
Vào mùa dịch cúm, bạn biết rằng đã đến lúc phải tìm cách ngăn cho mình không bị nhiễm cúm. Giữ vệ sinh tốt, tiêm phòng, nghỉ ngơi và thư giãn có thể ... [xem thêm]

Tại sao bài hát The Happy Song lại làm bé hạnh phúc?

(76)
Nhìn thấy nụ cười của bé hoặc nghe tiếng bé cười khúc khích là niềm hạnh phúc của bố mẹ. Thế nhưng, bạn có biết cách làm bé cười? Chúng tôi sẽ bật ... [xem thêm]

Đối phó với 7 loại đau lưng do rối loạn hay thoái hóa khớp mà phụ nữ thường gặp phải

(58)
Định nghĩaĐau lưng là bệnh gì?Đau lưng thường là những cơn đau tê dọc hoặc gần cột sống. Hầu hết người trưởng thành đều đã từng bị đau lưng vào ... [xem thêm]

Mẹ bầu sử dụng thuốc thế nào để an toàn cho thai nhi?

(23)
Dù rất cố gắng hạn chế, nhưng vẫn có những trường hợp bắt buộc mẹ bầu sử dụng thuốc để điều trị tình trạng sức khỏe. Tuy nhiên, bạn vẫn có ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN