Ra máu trong thai kỳ có nguy hiểm không?

(4.34) - 59 đánh giá

Khoảng 20% phụ nữ trải qua việc bị chảy máu ở một vài một thời điểm khi mang thai. Hiện tượng ra máu trong thai kỳ khá phổ biến đối với các mẹ bầu. Bạn có thể hoảng sợ nếu phát hiện ra những đốm máu trong thai kì. Tuy nhiên, đừng nên lo lắng quá bởi vì có những phụ nữ đã trải qua triệu chứng này và họ vẫn có một thai kỳ rất bình thường và khỏe mạnh. Hơn nữa, việc ra máu ở cuối thai kỳ có thể đảm bảo cho mẹ bầu có một thai kỳ an toàn đấy.

Ra máu trong thai kỳ là những đốm máu nhỏ chảy ra từ âm đạo, có màu nâu hoặc hơi hồng, gần giống như máu ở thời kỳ đầu và thời kỳ cuối của chu kỳ kinh nguyệt.

Nguyên nhân nào dẫn đến ra máu khi mang thai?

Không phải lúc nào cũng có thể xác định được nguyên nhân của việc bị chảy máu trong thai kỳ. Tuy nhiên, đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:

Quan hệ tình dục trong lúc mang thai:

Phụ nữ mang thai có thể trải qua việc chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục nếu cổ tử cung của họ bị kích thích. Trong suốt thai kỳ, lượng máu cung cấp cho vùng xương chậu tăng lên. Nếu quan hệ tình dục trong thời gian này cũng có thể phá vỡ những mạch máu nhỏ và dẫn đến việc bị ra máu nhẹ.

Nhiễm trùng:

Những căn bệnh không liên quan đến việc mang thai như nhiễm trùng cổ tử cung, nhiễm trùng âm đạo hay nhiễm trùng qua đường tình dục (STI) cũng có thể gây ra việc chảy máu. Những tình trạng này có thể làm cho cổ tử cung bị kích thích và sau đó dẫn đến chảy máu.

Sảy thai hoặc thai ngoài tử cung:

Mang thai ngoài tử cung là khi đứa trẻ bắt đầu phát triển bên ngoài tử cung của người mẹ. Chảy máu, đặc biệt nếu theo sau đó là đau bụng hay chuột rút, có thể là dấu hiệu thông báo sảy thai hoặc thai ngoài tử cung. Việc mang thai ngoài tử cung có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Bạn nên đến ngay và tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu gặp phải tình trạng chảy máu âm đạo cùng với đau bụng hoặc chuột rút.

Trường hợp nào ra máu khi mang thai mà mẹ bầu cần đến bác sĩ ngay?

Chảy máu trong thai kì là hiện tượng rất bình thường và hiếm khi chuyển biến thành trầm trọng. Tuy nhiên, bạn nên chú ý khi:

  • Máu chảy ra có màu đỏ tươi thay vì màu nâu hoặc hồng;
  • Chảy máu đi kèm với đau vì ngoài nguy cơ mang thai ngoài tử cung hoặc sảy thai thì đây có thể là dấu hiệu của sự tách rời nhau thai, nơi nhau thai tách ra khỏi tử cung.

Mẹ bầu nên làm gì nếu ra máu khi mang thai?

Bởi vì bị chảy máu trong thai kì có thể là dấu hiệu thông báo những vấn đề nghiêm trọng hơn, vì thế, bạn nên quan sát cẩn thận xem mình bị chảy máu có nhiều không? Máu có màu gì? Sau đó bạn hãy đến bác sĩ chuyên khoa và nói cho họ biết về tình trạng của mình sớm nhất có thể. Bạn cũng có thể phải cần đến siêu âm để biết nguyên nhân của việc chảy máu.

Bạn nên gọi điện thoại cho cấp cứu hoặc tới bệnh viện nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào dưới đây:

  • Đau dữ dội hoặc co thắt mạnh ở phần bụng dưới;
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu;
  • Dịch tiết từ mô âm đạo;
  • Ớn lạnh.

Nếu bạn đang trải qua ra máu khi mang thai, dù ít hay nhiều, tốt nhất là bạn chia sẻ điều này với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, ngay cả khi việc chảy máu đã dừng lại. Mặc dù chỉ là một vấn đề nhỏ nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh nghiêm trọng hơn. Chảy máu trong thai kì không phải là vấn đề to tát đối với mẹ bầu và thai nhi nhưng sẽ an toàn hơn khi bạn được đảm bảo an toàn và loại trừ những biến chứng tiềm tàng trong tương lai bằng các hỗ trợ cần thiết từ bác sĩ.

Bạn có thể xem thêm:

  • Chảy máu cam khi mang thai có bất thường không?
  • Chảy máu âm đạo khi mang thai có nguy hiểm?
  • Mang thai ảnh hưởng đến âm đạo của bạn như thế nào?

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Liệu bạn có bị dị ứng đường? (Phần 1)

(14)
Bệnh không dung nạp đường tương đối phổ biến và có thể gây ra một loạt các vấn đề về tiêu hóa với mức độ nghiêm trọng khác nhau ở mỗi người. ... [xem thêm]

Tư thế sấm sét giúp bạn thư giãn và đẹp dáng

(70)
Khi tập tư thế sấm sét, bạn không những có thể luyện tập lưng, ngực và cơ trọng tâm mà cũng cải thiện vóc dáng chuẩn hơn khi hoạt động hằng ngày. Đây ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Hở van tim 3 lá có nguy hiểm không?

(76)
Tình trạng hở van tim 3 lá có nguy hiểm không là do bạn có sẵn sàng bước vào cuộc chiến giành giật sinh mạng của mình hay buông xuôi chấp nhận số phận. ... [xem thêm]

Viêm mào tinh hoàn

(100)
Tìm hiểu về bệnh viêm mào tinh hoàn trên Hello Bacsi sẽ cho bạn biết về triệu chứng, nguyên nhân, nguy cơ và cách điều trị bệnh hiệu quả.Tìm hiểu chungViêm ... [xem thêm]

6 bí mật bất ngờ về kích thước dương vật người Việt Nam

(34)
Phần lớn phái mạnh thường không hài lòng về kích thước “cậu nhỏ” của mình. Nhưng kích thước dương vật bao nhiêu mới là lý tưởng nhất? Hãy cùng Hello ... [xem thêm]

Tư thế trái núi và những lợi ích cho sức khỏe

(62)
Ngày nay, yoga dần trở nên phổ biến và đã trở thành một trong những phương pháp luyện tập mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Theo đó, yoga bao gồm nhiều ... [xem thêm]

Bạn có đang bị dị ứng với mùi hương?

(71)
Đừng xem thường việc dị ứng mùi hương vì nó có thể gây ra cho bạn những hiểm họa khó lường đấy. Hãy thử xem bạn có đang bị dị ứng mùi hương hay ... [xem thêm]

Hướng dẫn tập thể dục khi bị phổi tắc nghẽn mạn tính

(74)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (hay COPD) gây ra khoảng 5% số ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm, tương đương với 3,2 triệu người. Tại Việt Nam, căn bệnh ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN