Những điều bạn cần biết về phẫu thuật nâng ngực

(3.8) - 16 đánh giá

Hầu hết phụ nữ lựa chọn phẫu thuật nâng ngực để cải thiện vòng 1, giúp họ tự tin hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, phẫu thuật này cũng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bất cứ ai cũng mong muốn sở hữu một vòng 1 căng tròn, nhưng không phải ai cũng có được vẻ đẹp tự nhiên này. Vì vậy, họ thường lựa chọn phẫu thuật nâng ngực để có được vóc dáng như mong muốn. Tuy nhiên, giống như các thủ thuật xâm lấn khác, phẫu thuật nâng ngực cũng có nhiều rủi ro và nguy hiểm.

Phẫu thuật nâng ngực là gì?

Phẫu thuật nâng ngực là đưa một bộ phận y tế giả vào bên trong vú để tăng cường, tái tạo hoặc tạo hình vú. Phẫu thực nâng ngực có 3 loại chính:

  • Túi độn nước muối. Những túi độn này có vỏ silicone chứa đầy nước muối vô trùng. Đôi khi, túi độn đã có nước muối, nhưng trong các trường hợp khác, nước muối được bơm vào trong quá trình cấy ghép.
  • Túi độn gel silicone. Chúng có vỏ silicone chứa đầy gel nhựa (silicone). Mặc dù nhiều người cho rằng độn silicone cảm giác giống vú thật hơn so với độn túi nước muối, nhưng chúng có nhiều rủi ro hơn khi bị rò rỉ hoặc vỡ.
  • Độn hỗn hợp thay thế. Túi độn có thể chứa sợi polypropylene, dầu đậu nành hoặc một số chất khác.

Tại sao bạn cần phẫu thuật nâng ngực?

Việc nâng ngực có thể giúp bạn:

  • Cải thiện hình dạng ngực nếu bạn cảm thấy ngực quá nhỏ hoặc một bên vú nhỏ hơn vú kia
  • Điều chỉnh để giảm kích thước của vú sau khi mang thai
  • Tái tạo vú sau khi cắt bỏ vú do ung thư hoặc các tình trạng khác
  • Tăng sự tự tin

Phẫu thuật nâng ngực giá bao nhiêu?

Chi phí nâng ngực thay đổi tùy thuộc vào vị trí, bác sĩ và loại túi độn được sử dụng trong phậu thuật. Thông thường chi phí cho mỗi ca phẫu thuật dao động từ 116 triệu đến 233 triệu đồng. Bảo hiểm y tế thường không chi trả cho phẫu thuật bơm ngực vì đây là phẫu thuật thẩm mỹ.

Quá trình phẫu thuật nâng ngực

Hầu hết thời gian bạn được gây mê toàn thân. Bác sĩ sẽ tạo một vết cắt dưới ngực, dưới cánh tay (nách) hoặc xung quanh núm vú (quầng vú) tùy thuộc vào tình trạng cơ thể, loại cấy ghép và độ lớn. Bác sĩ phẫu thuật sẽ đặt túi độn ở trên hoặc dưới cơ ngực. Sau khi túi ngực được chèn vào và giữ nguyên, các vết cắt sẽ được khâu bằng chỉ khâu hoặc băng phẫu thuật. Phẫu thuật này có thể mất 1–2 giờ.

Rủi ro của phẫu thuật nâng ngực

Một số rủi ro và biến chứng phẫu thuật nâng ngực gồm:

  • Đau ở vú
  • Thay đổi cảm giác ở núm vú và ngực
  • Hình thành mô sẹo cứng ở khu vực cấy ghép
  • Sẹo
  • Chảy máu
  • Nhiễm trùng
  • Các vấn đề với kích thước hoặc hình dạng của túi độn ngực, ví dụ hai vú không đối xứng.

Túi độn cũng có thể bị vỡ và rò rỉ. Nếu túi nước muối bị vỡ, nước muối sẽ được cơ thể hấp thụ và thải ra ngoài. Túi silicon có thể bị rò rỉ ở bên trong vỏ hoặc rò rỉ bên ngoài vỏ. Túi nước muối khi bị vỡ sẽ xẹp xuống trong khi túi độn silicone có thể không có dấu hiệu rõ ràng khi bị rò rỉ, tình trạng này được gọi là vỡ thầm lặng.

Phục hồi sau phẫu thuật

Vú được băng bằng gạc sau phẫu thuật và bạn có thể cần phải mặc áo ngực phẫu thuật trong thời gian hồi phục. Bạn nên tránh tham gia bất kỳ bài tập thể dục nặng hoặc nhấc đồ vật khoảng 6 tuần sau phẫu thuật cấy ghép. Nếu đau quá nhiều, bạn có thể uống thuốc như acetaminophen để giảm đau. Có thể có một số vết sưng ở nơi phẫu thuật, nhưng các vết sưng thường giảm đi và vết sẹo sẽ biến mất dần dần.

Độn túi nâng ngực có thể duy trì suốt đời. Bạn có thể cần độn túi ngực thay thế nếu xảy ra biến chứng hoặc khi ngực thay đổi về kích thước và hình dạng theo thời gian. Nếu cấy ghép túi gel silicone, bạn sẽ cần phải chụp MRI 3 năm sau khi phẫu thuật và chụp MRI mỗi 2 năm để kiểm tra có xuất hiện vỡ túi ngực thầm lặng hay không. Nếu bị vỡ, túi độn ngực phải được loại bỏ hoặc thay thế. Chụp quang tuyến vú có thể khó thực hiện hơn do có các bộ phận cấy ghép, nhưng các hình ảnh X-quang đặc biệt có thể chụp được. Tuy nhiên, độn ngực có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư vú.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Vì sao mẹ bầu nhóm máu O lại có thể gây nguy hiểm cho con?

(32)
Bạn có biết mình mang nhóm máu gì không? Nếu là mẹ bầu nhóm máu O, bạn cần thận trọng khi con chào đời vì có thể sau khi sinh con bạn bị vàng da. Tại sao ... [xem thêm]

Giải đáp những thắc mắc về thuốc Theralene

(15)
Theralene được sử dụng như thuốc chống nôn, ngăn ngừa say tàu xe hoặc kết hợp với các thuốc khác điều trị ho và cảm lạnh. Theralene (còn được gọi là ... [xem thêm]

Hỗ trợ đường tiêu hóa con khỏe mạnh nhờ men vi sinh (probiotic)

(44)
Men vi sinh hay probiotic được chứng minh là mang lại nhiều lợi ích đáng kể trong việc cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ nhỏ. Lựa chọn đúng loại ... [xem thêm]

Bạn nên ăn gì trước khi đi dự tiệc để đảm bảo sức khỏe?

(33)
Tham gia một bữa tiệc với vô số món ăn hấp dẫn nhưng không phải món nào cũng tốt cho sức khỏe, do đó, bạn cần vạch sẵn kế hoạch ăn uống lành mạnh khi ... [xem thêm]

Vết bớt và các vấn đề da không đều màu

(53)
Đối với phái đẹp, da không đều màu là một trong những vấn đề họ lo ngại hàng đầu. Bạn sẽ không tránh khỏi tình trạng những đốm nâu xuất hiện trên ... [xem thêm]

10 lý do khiến thị lực kém bạn nên biết khi trước khi quá muộn

(66)
Cận thì đeo kính, quá lắm thì mổ là lối suy nghĩ của không ít người để bao biện những thói quen không lành mạnh, là lý do khiến thị lực kém ngay khi còn ... [xem thêm]

Cùng con vượt qua nỗi sợ hãi vô hình

(43)
Khi trẻ lo âu, con có thể bộc lộ một số hành vi như đánh nhau với anh chị em hoặc bạn bè, có thái độ cáu kỉnh, ngủ bất an, khóc nhiều, đeo bám ba mẹ ... [xem thêm]

6 tác hại của việc xem tivi quá mức

(32)
Béo phì, tiểu đường loại 2 và bệnh tim nằm trong số những bệnh gây ra bởi việc xem truyền hình quá nhiều. Dưới đây là những tác hại của việc xem TV, ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN