3 bí quyết ngăn ngừa stress cuối năm để phòng tránh đột quỵ

(3.8) - 15 đánh giá

Kiểm soát stress luôn là mục tiêu hàng đầu trong việc phòng tránh đột quỵ, đặc biệt là trong khoảng thời gian cuối năm. Thời điểm này là một trong những giai đoạn căng thẳng nhất khi bạn phải đối diện với áp lực công việc, tài chính và việc nhà để chuẩn bị Tết.

Đột quỵ là tình trạng tổn thương não xảy ra khi dòng máu cung cấp cho não bị gián đoạn hoặc suy giảm, gây thiếu oxy, chất dinh dưỡng và các tế bào não sẽ chết dần trong vòng vài phút. Đây là một tình trạng cấp cứu y tế và cần điều trị kịp thời. Stress cuối năm có thể là nguyên nhân tiềm ẩn làm tăng nguy cơ đột quỵ.

Vì thế, bạn nên trao đổi với bác sĩ về cách kiểm soát stress nhằm giúp ngăn ngừa tình trạng nguy hiểm này. Đừng ngại hỏi bác sĩ, vì ngại hỏi là ngại khỏe và làm cho sức khỏe giảm sút do tình trạng stress của bạn ngày càng nặng hơn. Dưới đây, bạn hãy cùng tìm hiểu 3 bí quyết ngăn ngừa stress cuối năm để phòng tránh đột quỵ nhé!

1. Giảm tải công việc cuối năm

Khối lượng công việc vào thời điểm cuối năm thường khá dày đặc, không phải ai cũng có thể kiểm soát được tốt. Vì lẽ đó, bạn thường dễ bị stress khi áp lực công việc gây kích thích sản sinh các gốc tự do có hại cho não và cơ thể.

Để có thể giảm tải công việc cuối năm, bạn cần lưu ý một số điều sau:

• Thực hiện công việc theo thứ tự: Thay vì nóng vội đụng đâu làm đó, bạn hãy tự hệ thống lại công việc theo thứ tự về tính quan trọng và cấp bách. Bạn nên cân nhắc phân loại những công việc nào có thể để qua Tết để giảm tải áp lực cuối năm.

• Kiểm soát thời gian cho công việc: Trong một ngày, bạn nên tự định trước thời gian dành cho công việc cụ thể đó là bao nhiêu và cố gắng hoàn thành đúng giờ để tránh phá vỡ kế hoạch đặt ra. Sự sai lệch thời gian sẽ khiến bạn bị dồn công việc nặng nề hơn vào thời điểm cuối.

• Không quá cầu toàn: Nếu bạn là người luôn đề cao chất lượng công việc, thì thời điểm cuối năm sẽ là lúc bạn nên giảm bớt điều này. Sự cầu toàn sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian, công sức và dễ bị hụt hơi khi thời điểm gần về đích.

Căng thẳng công việc là một trong những yếu tố nguy cơ lớn có thể gây đột quỵ. Thế nhưng, nếu bạn biết cách sắp xếp hợp lý thì sẽ giảm tải được stress và đạt được những bước thăng tiến cao hơn trong sự nghiệp.

2. Quản lý chi tiêu khoa học

Bài toán chi tiêu luôn là chủ đề gây đau đầu cho hầu hết bất cứ ai, đặc biệt là những người đã có gia đình. Một trong những hệ lụy của điều này chính là tình trạng stress gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần, thể chất và các mối quan hệ trong gia đình.

Một vài bí quyết nho nhỏ dưới đây có thể giúp bạn quản lý chi tiêu tốt hơn bao gồm:

• Dùng sổ quản lý chi tiêu: Bạn có thể tự hệ thống lại ngân sách chi tiêu trong một tháng, sau đó tính trung bình một ngày được sử dụng khoảng bao nhiêu, chi phí cố định và không cố định. Điều này sẽ giúp bạn không phải căng thẳng trong giai đoạn cuối tháng chờ lương.

• Cân nhắc trước khi tiêu tiền: Chúng ta đang sống trong một thời đại marketing phát triển mạnh mẽ, do đó đôi lúc sẽ không thoát khỏi những cám dỗ từ những lời chào hấp dẫn trên mạng xã hội. Trước khi mua một món đồ, bạn hãy suy nghĩ về mức độ cần thiết và tính hữu dụng lâu dài.

• Thay đổi tư duy tài chính: Điều này cần sự kết hợp của 2 yếu tố bao gồm sự tiết kiệm và sự đầu tư. Tiết kiệm để giúp bạn giải quyết vấn đề đột xuất về mặt tài chính, tránh gây mất cân bằng ngân sách đã định. Đồng thời, bạn hãy bỏ thời gian nghiên cứu học hỏi để đầu tư một lĩnh vực tiềm năng nhằm mang lại nguồn thu nhập cao hơn.

Áp lực tiền bạc luôn là kẻ thù tiềm ẩn trong công cuộc phòng tránh đột quỵ. Tình trạng stress kéo dài này có thể gây ảnh hưởng mạch máu não, tạo mảng xơ vữa, về sau sẽ làm tắc mạch, đột quỵ.

3. Chia sẻ việc nhà với người thân

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), đột quỵ có khả năng đe dọa tính mạng gấp đôi so với ung thư vú ở phụ nữ. Nguy cơ này khiến đột quỵ trở thành nguyên nhân gây tử vong thứ tư cho phụ nữ.

Tại Việt Nam, công việc nhà thường được gán cho là việc của phụ nữ. Phụ nữ ngày xưa khi lấy chồng, thường chỉ ở nhà làm việc và không đi làm. Thế nhưng, phụ nữ hiện đại ngày nay đa phần đều phải lo hết từ công việc nhà đến công việc trên công ty. Điều này sẽ khiến họ dễ bị stress, gây nguy hiểm đến sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ gây đột quỵ trong thời điểm bận rộn cuối năm.

Do đó, bạn nên chia sẻ công việc nhà với người thân trong gia đình để khi về đến nhà tâm lý sẽ thoải mái hơn sau một ngày làm việc căng thẳng. Khi sống chung một mái nhà, mọi người lại càng nên thu xếp thời gian để san sẻ công việc nhà với nhau để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Bạn có thể phân chia công việc, ví dụ như vợ đi chợ và nấu nướng thì chồng đưa đón, tắm rửa và dạy học cho con cái. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tập cho con làm những công việc nhà nhẹ nhàng. Nhờ đó, bạn sẽ giảm đi gánh nặng mỗi ngày đáng kể, có thêm thời gian cho bản thân và tăng sự gắn kết trong gia đình.

Đột quỵ là tình trạng sức khỏe diễn tiến đột ngột, nhưng đây đồng thời là kết quả của quá trình không kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ. Do vậy, việc kiểm soát stress cuối năm là một phần quan trọng giúp bạn tránh khỏi tình trạng này.

Ai cũng đều bận rộn trong những ngày cuối năm, tuy nhiên bạn cũng đừng nên quên tìm đến bác sĩ nếu cảm thấy sức khỏe có vấn đề không ổn. Khi đến thăm khám, bạn hãy chủ động hỏi bác sĩ nhiều hơn về tình trạng của mình và yêu cầu loại thuốc tốt phù hợp với điều kiện tài chính. Tinh thần không ngại hỏi này sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe và tận hưởng một năm mới an lành!

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Năm nhóm thuốc thường dùng điều trị bệnh tự kỷ

(41)
Điều trị bệnh tự kỷ bao gồm việc dùng thuốc và liệu pháp tâm lý. Kết hợp cả 2 phương pháp được xem là cách thức điều trị hiệu quả với người ... [xem thêm]

Rối loạn ăn uống

(22)
Tìm hiểu chungRối loạn ăn uống là gì?Rối loạn ăn uống là bệnh liên quan đến thói quen ăn uống bất thường. Người mắc bệnh này thường hay đau khổ hoặc ... [xem thêm]

Rối loạn trầm cảm dai dẳng

(41)
Tìm hiểu chungRối loạn trầm cảm dai dẳng là bệnh gì?Rối loạn trầm cảm dai dẳng, hay còn gọi là chứng trầm cảm thường xuyên, là một loại bệnh trầm ... [xem thêm]

10 cách giúp bạn vượt qua nỗi sợ bị từ chối một cách hiệu quả

(72)
Việc bị từ chối dù trong bất kỳ trường hợp nào cũng khiến người trải qua cảm thấy buồn rầu và đau lòng. Thậm chí, chúng có thể gây ra ám ảnh và hình ... [xem thêm]

Người bệnh rối loạn thần kinh tim có nên điều trị bằng Đông y?

(44)
Bản chất của rối loạn thần kinh tim là rối loạn lo âu nên rất nhiều người bị nhầm tưởng là “bệnh giả vờ”. Phương pháp điều trị rối loạn thần ... [xem thêm]

Tác động của thuốc hen suyễn Singulair với tình trạng ngủ hay gặp ác mộng

(87)
Một nghiên cứu quy mô lớn năm 2017 tại Hà Lan cho thấy, thuốc trị hen suyễn Singulair có sự tác động đáng kể đối với một số vấn đề về thần kinh như ... [xem thêm]

6 dấu hiệu cô ấy thích bạn! Tìm hiểu ngay để cưa đổ nàng

(47)
Bạn muốn tiến tới với nàng nhưng lại ngại ngùng không dám thổ lộ vì sợ mất đi tình bạn đẹp? Hãy xem xét các dấu hiệu cô ấy thích bạn để biết mình ... [xem thêm]

Nghiện rượu

(41)
Tìm hiểu chungNghiện rượu là bệnh gì?Nghiện rượu là tình trạng phụ thuộc và lạm dụng rượu do uống quá nhiều. Khi điều này xảy ra, rượu có thể tác ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN