Nho và những lợi ích sức khỏe tuyệt vời

(4) - 52 đánh giá

Trái nho được xem là “nữ hoàng trái cây”. Đây không chỉ là loại trái cây có hương vị tuyệt vời mà còn đem lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Dựa vào màu sắc, chúng ta có thể chia quả nho thành 3 loại chính: nho đỏ, nho xanh và nho đen (xanh lam). Trong mỗi trái nho có chứa vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, các loại đường đơn giản cung cấp năng lượng tức thời và chất chống oxy hóa chống viêm. Bạn có thể thưởng thức loại trái cây này bằng nhiều cách, từ ăn tươi cho đến làm salad, ép lấy nước. Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng quả nho khô hoặc rượu vang được làm từ quả nho.

Nho được trồng lần đầu tiên gần 8.000 năm trước ở vùng Trung Đông hiện nay. Bạn có thể ngạc nhiên khi biết được loại quả nhỏ xinh này được trồng rộng rãi trên toàn thế giới với khối lượng lên đến mười hai triệu tấn mỗi năm. Phần lớn chúng được sử dụng với mục đích sản xuất rượu vang. Trung bình mỗi năm có khoảng 7,2 nghìn tỷ gallon rượu vang được sản xuất.

Sự đa dạng trong hương vị và chủng loại đã biến nho thành một trong những loại thực phẩm phổ biến nhất ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Nhiều nghiên cứu trước đây liên quan đến việc phòng ngừa bệnh ung thư, bệnh tim, cao huyết áp và táo bón đã cho thấy việc ăn nho đem lại nhiều lợi ích sức khỏe tiềm ẩn để chữa các bệnh này.

Trong thương mại, nhiều giống nho được trồng cho các mục đích khác nhau và làm thành các loại thực phẩm từ nho khác nhau mà chúng ta có thể ăn như nho tươi hoặc khô (nho khô, nho, sultana) hoặc dùng trong việc sản xuất rượu vang.

Cấu tạo của trái nho

Mỗi trái nho đều chứa lớp thịt mọng nước bên trong lớp vỏ mịn màng. Một số giống nho có hạt ăn được, trong khi một số khác lại không có hạt. Màu sắc của nho do các sắc tố polyphenolic quyết định. Quả đỏ hoặc tím có nhiều chất anthocyanin trong khi quả màu xanh lá cây lại là do chứa nhiều tannin, đặc biệt là catechin. Điều thú vị là, những hợp chất chống oxy hóa của trái nho chủ yếu tập trung ở phần da và hạt.

Ba loại nho quan trọng nhất được trồng phổ biến khắp thế giới là giống nho châu Âu (Vitis vinifera), nho Bắc Mỹ (Vitis labrusca và Vitis rotundifolia) và giống nho lai Pháp.

Thành phần dinh dưỡng có trong trái nho

Để tính thành phần dinh dưỡng của trái nho, người ta thường xét trên một đơn vị sử dụng (serving size) là một cốc, bao gồm 12 trái. Kích cỡ này tương đương bằng một nắm đấm tay của bạn.

Một cốc nho đỏ hoặc màu xanh lá cây có chứa:

  • 104 calo;
  • 1,09g protein;
  • 0,24g chất béo;
  • 1,4g chất xơ;
  • 4,8 mg vitamin C;
  • 10 mcg vitamin A;
  • 288 mg kali;
  • 0,54 mg sắt;
  • 3 mcg folate.

Nho chứa hàm lượng nước cao nên ăn nho cũng là một cách để bạn cung cấp nước cho cơ thể. Mỗi cốc nho có chứa đến 70 ml nước.

Hầu hết các loại trái cây và rau quả chứa nước hàm lượng cao còn chứa nhiều chất dinh dưỡng. Chúng cung cấp một lượng lớn các chất dinh dưỡng cần thiết trong khi chứa ít calo.

Nho giàu các chất chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin, rất quan trọng đối với sức khỏe của đôi mắt. Lớp vỏ của nho đỏ chứa resveratrol phytochemical và các chất chống oxy hóa. Đây cũng chính là lý do vì sao mà rượu vang làm từ nho đỏ nổi tiếng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh tim và tình trạng bệnh mạn tính khác. Nho cũng chứa nhiều flavonoids myricetin và quercetin giúp cơ thể chống lại quá trình bất lợi hình thành gốc tự do.

Bạn có ngạc nhiên không khi một quả nhỏ bé xíu lại chứa nhiều thành phần dinh dưỡng đến thế.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh ung thư máu có di truyền không?

(42)
Ung thư máu có di truyền không? Đây có lẽ là vấn đề nhiều người quan tâm. Thực tế, di truyền chỉ là yếu tố nguy cơ, không phải nguyên nhân gây bệnh.Trong ... [xem thêm]

Đau đầu sau sinh: Nguyên nhân và giải pháp cho mẹ bỉm sữa

(84)
Có đến gần 40% phụ nữ mắc phải chứng đau đầu sau sinh mổ hoặc sinh thường. Tình trạng này còn liên quan đến các cơn đau vai gáy hoặc cổ và có thể ... [xem thêm]

Dạy con sử dụng thiết bị điện tử hợp lý

(77)
Đối với xã hội đang ngày càng phát triển thì việc trẻ sớm tiếp xúc với những thiết bị điện tử đã không còn trở nên xa lạ nữa.Có một sự thật ... [xem thêm]

Những loại thực phẩm tưởng lợi hóa ra lại có hại (P2)

(69)
Ăn nhiều đường là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Nếu bạn thừa cân, bạn có thể có nguy cơ cao tử vong vì bệnh tim. ... [xem thêm]

4 cách để từ bỏ thuốc lá hiệu quả

(63)
Bạn đã sẵn sàng từ bỏ thói quen hút thuốc của mình? Điều này chẳng mấy dễ dàng đặc biệt với những người đã trải qua quá trình hút thuốc lâu năm. ... [xem thêm]

Cơn ngủ kịch phát

(26)
Định nghĩaCơn ngủ kịch phát là bệnh gì?Cơn ngủ kịch phát là một bệnh mãn tính, trong đó người bệnh có thể buồn ngủ ở bất kỳ thời điểm nào và ... [xem thêm]

Nên chọn hoa 20/10 cho phụ nữ dị ứng phấn hoa như thế nào?

(65)
Bạn cứ cảm thấy khó chịu vào những ngày thời tiết khô và lộng gió? Bạn hắt xì liên tục khi đứng gần các vườn hoa? Bạn nghĩ mình bị cảm lạnh ư? ... [xem thêm]

Lật tẩy 8 thủ phạm gây nám da

(71)
Nám da là một tình trạng bệnh lý về da, gây nên các mảng nâu hay xám nâu ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, nhất là vùng mặt. Vậy bạn có thật sự biết ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN