Nhận biết dấu hiệu bệnh chlamydia ở nam và nữ giới

(4.14) - 71 đánh giá

Thông thường, mọi người thường bỏ qua các dấu hiệu bệnh chlamydia, nhưng nếu bạn hiểu rõ các triệu chứng bệnh sẽ giúp phòng ngừa và điều trị bệnh tốt hơn.

Chlamydia là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến nhất hiện nay. Bệnh dễ lây lan vì thường không gây ra triệu chứng và có thể vô tình truyền sang bạn tình. Trong thực tế, khoảng 75% phụ nữ và 50% nam giới mắc bệnh chlamydia không có triệu chứng.

Bệnh chlamydia ở nữ giới

Bệnh chlamydia rất dễ lây lan vì nó thường không có triệu chứng, do đó nhiều người vô tình truyền bệnh sang bạn tình. Các chuyên gia khuyến nghị phụ nữ có quan hệ tình dục nên làm xét nghiệm kiểm tra các bệnh lây truyền qua đường tình dục hàng năm. Việc xét nghiệm thường xuyên đặc biệt quan trọng vì nhiễm chlamydia sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV.

Ban đầu, vi khuẩn chlamydia lây nhiễm vào cổ tử cung. Các dấu hiệu bệnh chlamydia có thể gồm tiết dịch âm đạo, xuất huyết giữa các kỳ kinh, đi tiểu đau và đau dạ dày. Từ đó, nhiễm trùng có thể lây lan lên niệu đạo, tử cung và các ống dẫn trứng. Nếu không điều trị nhiễm trùng, bạn có thể bị viêm vùng chậu (PID). Ngoài ra, chlamydia có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như vô sinh và thai ngoài tử cung.

Các dấu hiệu bệnh chlamydia ở nữ giới

Thông thường, khoảng 75% nữ giới mắc bệnh không có triệu chứng. Các triệu chứng bạn có thể gặp gồm:

  • Khí hư bất thường (có thể có mùi)
  • Đau khi đi tiểu
  • Đau trực tràng, chảy dịch hoặc máu
  • Viêm mắt

Các triệu chứng hiếm gặp hơn gồm:

  • Chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt
  • Đau bụng dưới
  • Đau lưng dưới
  • Buồn nôn
  • Sốt
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Viêm họng

Bệnh chlamydia ở nam giới

Giống như phụ nữ, nhiều nam giới bị nhiễm chlamydia không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Các dấu hiệu bệnh chlamydia có thể bao gồm dịch tiết dày, màu vàng trắng, dạng sữa hoặc nước từ dương vật kèm theo cảm giác nóng rát khi đi tiểu. Bạn có thể bị đau và sưng ở tinh hoàn dù tình trạng này rất hiếm. Nhiễm trùng chlamydia không được điều trị ở nam giới có thể dẫn đến viêm niệu đạo không do lậu (NGU), nhiễm trùng niệu đạo và viêm mào tinh hoàn. Vì vậy, nam giới có quan hệ tình dục nên làm xét nghiệm chlamydia hàng năm.

Các dấu hiệu bệnh chlamydia ở nam giới

Khoảng 50% nam giới không có các triệu chứng bệnh chlamydia. Các triệu chứng thông thường của bệnh gồm:

  • Dịch bất thường từ dương vật (đặc, màu trắng ngà, dạng sữa hoặc nước)
  • Đau khi đi tiểu
  • Đau trực tràng, chảy dịch hoặc máu
  • Viêm mắt

Các triệu chứng ít phổ biến hơn gồm:

  • Cảm giác ngứa và nóng rát quanh lỗ sáo
  • Đau và sưng tinh hoàn
  • Viêm họng

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu bệnh chlamydia nào, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bạn cũng nên làm xét nghiệm nếu lo ngại rằng mình có thể bị nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI).

Nếu dưới 25 tuổi và có quan hệ tình dục, bạn nên làm xét nghiệm chlamydia mỗi năm hoặc mỗi lần bạn có bạn tình mới.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

10 điều đàn ông không thích ở phụ nữ

(67)
Đàn ông không thích gì ở phụ nữ? Ngoài các vấn đề liên quan đến tính cách và ứng xử, đàn ông cũng để ý đến cả thói quen làm đẹp và chăm sóc bản ... [xem thêm]

Tìm hiểu nguyên nhân viêm xoang để điều trị hiệu quả

(19)
Khi nhận biết nguyên nhân viêm xoang, bạn sẽ có thể phòng ngừa được các triệu chứng đau nhức khó chịu gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đây cũng là cơ sở ... [xem thêm]

Các loại hạt tốt cho sức khỏe bạn nên ăn thường xuyên

(89)
Đôi khi các món ăn thường ngày vẫn chưa cung cấp cho bạn đầy đủ dưỡng chất đâu. Bạn hãy bổ sung các loại hạt rất tốt cho sức khỏe sau để khỏe ... [xem thêm]

Lưu ý khi chọn mua thực phẩm chức năng

(37)
Từ lâu, bạn đã nghe nói đến thực phẩm chức năng – loại thực phẩm không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cơ bản mà còn có khả năng phòng ngừa bệnh tật. ... [xem thêm]

Tạm biệt nếp nhăn vùng mắt nhờ 6 thói quen nhỏ mà có võ

(98)
Theo thời gian, làn da của chúng ta sẽ dần mất đi tính đàn hồi, các nếp nhăn dần xuất hiện, đặc biệt là nếp nhăn vùng mắt hay còn gọi là vết chân chim, ... [xem thêm]

8 bài tập phục hồi suy giãn tĩnh mạch chân

(19)
Giãn tĩnh mạch, cụ thể là giãn tĩnh mạch chân, là căn bệnh gây ra các biến chứng không thể vãn hồi. Thế nhưng, nhờ tập luyện các bài tập giãn tĩnh mạch ... [xem thêm]

Tránh nhiễm trùng tại nơi làm việc

(91)
Làm thế nào để bảo vệ bản thân khỏi bị lây nhiễm tại nơi làm việc? Là một nhân viên y tế, bạn có thể phải tiếp xúc với nhiều nguồn lây nhiễm ... [xem thêm]

6 nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị quầng thâm mắt

(72)
Rất hiếm gặp tình trạng trẻ sơ sinh bị quầng thâm mắt, song nếu con bạn gặp phải chuyện này, bạn cũng đừng lo ngại. Điều này có nghĩa là trẻ nhà bạn ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN