Nhận biết chứng rối loạn tic ở trẻ để không mắng oan con

(4.06) - 19 đánh giá

Bạn thấy con hay nháy mắt nên không cho con làm như vậy nữa? Thật ra, có thể con gặp chứng rối loạn tic ở trẻ. Bài viết sau sẽ nói rõ hơn về chứng bệnh này.

Tic là một dạng rối loạn vận động hay một phát âm không chủ đích, xảy ra bất ngờ nhanh chóng nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần. Hội chứng này thường xảy ra ở trẻ em dưới 18 tuổi. Có khoảng 20% trẻ ở độ tuổi đi học mắc phải rối loạn này.

Mức độ nghiêm trọng của bệnh tùy thuộc vào mỗi đứa trẻ. Hội chứng này thường trầm trọng khi trẻ ở độ tuổi 11 – 12, sau đó giảm dần khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì. Đối với một số trẻ, rối loạn này sẽ biến mất hoàn toàn sau khi lớn nhưng cũng có trẻ sẽ đối mặt với nó đến khi trưởng thành.

Triệu chứng của rối loạn tic ở trẻ

Tần suất, cường độ và thời gian giật các cơ ở từng trẻ khác nhau. Có hai loại tic chính, đi kèm với những biểu hiện không giống nhau:

Tic đơn giản

Liên quan đến một nhóm cơ hoặc âm thanh đơn giản.

  • Tic âm thanh đơn giản bao gồm: thở dài, ho, lẩm bẩm, các âm thanh khác như tặc lưỡi, hắng giọng, la hét…
  • Tic vận động đơn giản bao gồm: nháy mắt, chun mũi, nhún vai, lắc đầu, giật cơ hàm.

Tic phức tạp

Liên quan đến nhiều nhóm cơ.

  • Tic âm thanh phức tạp bao gồm nói các từ hoặc các câu lặp đi lặp lại và không phù hợp với bối cảnh. Trẻ lặp lại lời của chính mình hoặc nhại lại giọng của người khác. Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể nói thành tiếng hoặc lẩm bẩm trong miệng.
  • Tic vận động phức tạp bao gồm hành động tự vỗ vào người, tự cắn, nhảy nhót, giậm chân, xoay tròn… Đôi khi, tic vận động phức tạp là do trẻ bắt chước hành động của người khác.

Nguyên nhân gây nên rối loạn tic ở trẻ

Nguyên nhân gây ra rối loạn tic vẫn chưa xác định được. Một số yếu tố về môi trường và sinh học có thể gây ra hội chứng này. Ví dụ, các chất gây dị ứng, hóa chất trong các sản phẩm làm sạch và thậm chí là do bị ảnh hưởng bởi phim ảnh hoặc các trò chơi điện tử.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng rối loạn tic là do di truyền, trong khi một số khác lại nói là do những bất thường trong não hoặc các chất dẫn truyền thần kinh. Hội chứng tic cũng có thể là do đột quỵ, chấn thương đầu, nhiễm trùng…

Ngoài ra, các bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh Huntington, bệnh tế bào gai thần kinh và nhũn não cũng có thể là nguyên nhân gây ra hội chứng tic. Hội chứng tic có thể phát triển nếu:

  • Có những biến chứng trong khi sinh
  • Người mẹ đã uống rượu hoặc hút thuốc trong thời gian mang thai
  • Trẻ nhẹ cân
  • Trẻ bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A

Chẩn đoán bệnh tic

Chẩn đoán rối loạn tic ở trẻ không phải là một điều dễ dàng bởi một số triệu chứng như khụt khịt mũi, chun mũi hoặc ho rất giống với những bệnh cảm thông thường. Để chẩn đoán tic, bác sĩ sẽ quan sát những triệu chứng và đánh giá tần suất xuất hiện của các triệu chứng. Sau đó, bác sĩ sẽ tìm hiểu về những căn bệnh trẻ đã từng mắc trước đây để xác định có căn bệnh tiềm ẩn nào gây ra rối loạn tic hay không. Trong quá trình chẩn đoán, bác sĩ sẽ kiểm tra:

1. Tuổi của trẻ khi xuất hiện triệu chứng tic
2. Mức độ nghiêm trọng của tic
3. Độ dài của các triệu chứng tic
4. Loại rối loạn tic: tic âm thanh hay tic vận động

Nếu các triệu chứng chỉ mới xuất hiện gần đây, ít hơn một năm, đó là rối loạn tic nhẹ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này đã kéo dài hơn một năm thì đó là rối loạn tic mạn tính. Hội chứng tic thường bị nhầm lẫn với hội chứng Tourette, một hội chứng được nhận ra do nhiều tật máy giật vận động và ít nhất một tật phát âm.

Điều trị bệnh tic

Hội chứng tic thường không cần phải điều trị trừ khi các triệu chứng này rất nghiêm trọng hoặc ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của trẻ. Một số phương pháp điều trị tic:

1. Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT)

Liệu pháp nhận thức – hành vi (CBT) là một trong những biện pháp điều trị tốt nhất để điều trị rối loạn tic. Nhà trị liệu sẽ sử dụng một phương pháp của liệu pháp nhận thức – hành vi gọi là đảo ngược thói quen. Khi xuất hiện các triệu chứng của tic, trẻ sẽ dừng được những triệu chứng này.

Ví dụ, trẻ thường hay khụt khịt mũi hoặc nháy mắt, với liệu pháp nhận thức – hành vi, trẻ sẽ nhận thức được những hành động của mình và thay thế bằng một hành động khác như thở sâu hoặc nhắm mắt trong vài giây.

Liệu pháp nhận thức – hành vi còn giúp giảm tần số của các triệu chứng tic qua các kỹ thuật thở và thư giãn.

2. Các loại thuốc điều trị rối loạn tic ở trẻ

Bác sĩ có thể kê cho trẻ các loại thuốc như:

  • Thuốc giảm đau hoặc thuốc chống loạn thần như pimozide, risperidone và aripiprazole là những loại thuốc chủ yếu để điều trị tic. Các loại thuốc này giúp kiểm soát khả năng vận động của cơ. Tuy nhiên, chúng có thể gây ra những phản ứng phụ như mờ mắt, tăng cân, táo bón và khô miệng.
  • Clonidine giúp giảm các triệu chứng rối loạn tic và ADHD.
  • Chất botulinum giúp thư giãn cơ và ngăn ngừa hội chứng tic. Tuy nhiên, thuốc này chỉ có tác dụng trong 3 tháng.
  • Clonazepam cũng làm giảm mức độ nghiêm trọng và tần số của rối loạn tic.

Đây là những loại thuốc được kê theo toa của bác sĩ và có đi kèm với một vài tác dụng phụ. Vì vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ để xác định xem nên làm điều gì tốt nhất cho trẻ.

3. Điều trị bệnh tic không quá khó

Nếu rối loạn tic là do trẻ đang mắc một căn bệnh nào đó thì chỉ cần điều trị bệnh là rối loạn tic sẽ biến mất. Cách tốt nhất để điều trị tic ở trẻ em là tìm ra nguyên nhân và loại bỏ nó.

Phòng ngừa chứng rối loạn tic ở trẻ

Bạn có thể kiểm soát các triệu chứng của rối loạn tic mà không cần nhờ đến sự can thiệp của thuốc. Tic là các rối loạn thần kinh, nên không phải là lỗi của trẻ. Sự quan tâm và cách chăm sóc của bạn sẽ giúp ích rất nhiều trong việc điều trị và ngăn ngừa rối loạn tic.

Dưới đây là một vài lời khuyên mà bạn nên biết:

  • Sự căng thẳng và lo lắng là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tic. Vì vậy, hãy cố gắng giữ không khí trong gia đình không bị căng thẳng.
  • Đôi khi, rối loạn tic là do dị ứng thực phẩm. Kiểm tra những thực phẩm mà trẻ đã ăn. Nếu xác định dị ứng thực phẩm gây ra chứng rối loạn này, bạn ngưng cho trẻ ăn các thực phẩm làm từ sữa, có màu nhân tạo, hương vị hoặc chất bảo quản, thực phẩm chế biến sẵn và các thực phẩm gluten khác trong một thời gian.
  • Đảm bảo rằng trẻ ngủ đủ vào ban đêm. Trẻ nên ngủ ít nhất 10 giờ mỗi ngày.
  • Nếu các triệu chứng của tic không quá nghiêm trọng, hãy quên chúng đi. Chú ý quá nhiều vào nó sẽ làm cho trẻ cảm thấy căng thẳng và khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
  • Tic có thể làm trẻ lúng túng. Bạn hãy giải thích với con điều này không có là gì sai và con chỉ cần hạn chế những hành động này.
  • Khoảng 72% trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) bị thiếu magiê. Hội chứng tic thường có mối quan hệ mật thiết với ADHD, do đó bạn nên cho trẻ ăn những món ăn giàu magiê.

Chế độ ăn uống lành mạnh, lối sống và môi trường sống tích cực sẽ giúp trẻ có sức khỏe tốt và tinh thần thoải mái, giúp ngăn ngừa rối loạn tic. Tuy nhiên, nếu con mắc phải hội chứng này thì bạn nên bình tĩnh và đừng để trẻ bị căng thẳng. Ngoài ra, bạn cũng nên ghi lại những gì đã xảy ra trước khi các triệu chứng tic xuất hiện. Điều này sẽ giúp bạn biết được khi nào các triệu chứng của tic xuất hiện để biết cách ngăn ngừa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Top 7 thực phẩm tốt cho sức khỏe mà bác sĩ khuyên dùng

(90)
Dưới đây là 7 thực phẩm vàng tốt cho sức khỏe mà các bác sĩ khuyên bạn nên bổ sung mỗi ngày. Hãy cùng xem 7 thực phẩm ấy là gì nhé.Thực phẩm có thể ... [xem thêm]

Thực hư về hiệu quả của châm cứu trong điều trị thoái hóa cột sống

(30)
Dùng thuốc giảm đau có thể mang lại hiệu quả tức thì nhưng không trị được tận gốc nguồn bệnh. Hơn nữa, tác dụng phụ khi dùng thuốc cũng là điều làm ... [xem thêm]

7 lý do khiến bạn không muốn quan hệ trước hôn nhân

(19)
Bạn nghĩ rằng ai yêu nhau cũng nên làm chuyện ấy để thể hiện tình cảm say đắm và lòng tin tưởng tuyệt đối? Tuy nhiên, nếu bạn quan hệ trước hôn nhân ... [xem thêm]

Những điều cần biết khi sử dụng tế bào gốc để trẻ hoá làn da

(43)
Trong tương lai không xa, tế bào gốc hứa hẹn sẽ là biện pháp hữu ích trong việc điều trị các căn bệnh, chấn thương và đặc biệt là chăm sóc cải thiện ... [xem thêm]

Đối phó với bệnh cúm khi bị tiểu đường

(98)
Nếu bạn bị tiểu đường, khả năng phải nhập viện để điều trị do nhiễm cúm và các biến chứng của nó tăng gấp ba lần so với người bình thường. ... [xem thêm]

Cuộc sống của bạn sẽ như thế nào sau khi hiến thận?

(21)
Hiến thận là nghĩa cử cao đẹp nhưng bạn luôn cần cân nhắc thật kỹ đồng thời phải biết nên làm gì sau khi hiến thận để duy trì cơ thể khỏe mạnh ... [xem thêm]

Cách giảm cân đúng cách cho từng tạng người

(59)
Hãy lắng nghe cơ thể mình bởi vì chỉ có bạn hiểu cơ thể mình nhất, như vậy ta mới giảm cân đúng cách và thành công được. Ở bài viết này, chúng ta sẽ ... [xem thêm]

Quần jeans bó – mối nguy hiểm không phải ai cũng biết!

(29)
Các loại quần ôm như quần jean skinny (quần jean bó) đang là mốt thời trang hiện nay bởi trông nó hiện đại và sang trọng. Tuy nhiên, nó lại gây ra những hậu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN