Nguy cơ từ mùi hương có thể độc hại như… thuốc lá

(4.06) - 55 đánh giá

Phần lớn phụ nữ đều thích thơm tho mà quên mất rằng nguy cơ từ mùi hương có thể gây tổn hại cho sức khỏe về lâu dài sau này.

Bạn rất ưa thích và thường xuyên sử dụng các loại nước hoa? Bạn thường có xu hướng chọn mua các sản phẩm có mùi hương nồng nàn hơn là các sản phẩm không mùi? Nếu đúng như vậy, đã đến lúc bạn nên học cách nói “không” với mùi hương!

(function() { var qs,js,q,s,d=document, gi=d.getElementById, ce=d.createElement, gt=d.getElementsByTagName, id="typef_orm", b="https://embed.typeform.com/"; if(!gi.call(d,id)) { js=ce.call(d,"script"); js.id=id; js.src=b+"embed.js"; q=gt.call(d,"script")[0]; q.parentNode.insertBefore(js,q) } })()

Chất tạo hương nhân tạo hay còn gọi là hương liệu là thuật ngữ chỉ các chất hóa học tổng hợp dẫn xuất từ than và chứa đầy petroleum độc hại. Để ngầm che đậy tên thật của các thành phần độc hại tạo nên những mùi hương nhân tạo, các nhà sản xuất thường gọi tắt chúng là “hương liệu”.

Hương liệu có thể gây hại như thuốc lá

Trên thực tế, hương liệu mang lại tác hại giống như việc hút thuốc lá thụ động. Tương tự như thuốc lá, hương liệu gây hại rất nhiều đến sức khỏe của người tiêu dùng cũng như người hít phải hương thơm sản phẩm. Và đặc biệt là hiệu ứng độc hại của hương liệu có thể kéo dài đến hàng giờ ngay sau lần đầu sử dụng.

Bên cạnh đó, điều đáng lo ngại chính là hầu như rất ít người trong chúng ta nhận thức cũng như cảnh giác về mức độ nguy hiểm của các loại hương liệu. Do đó, mọi người thường xem nhẹ các tổn hại về sức khỏe mà chất tạo hương gây ra cũng như chỉ luôn chú trọng đến sự nguy hiểm của khói thuốc lá.

Chất tạo hương chính là thành phần chủ yếu trong các sản phẩm nước hoa đậm đặc lẫn nước hoa tinh dầu. Ngoài ra, hương liệu còn được sử dụng rộng rãi trong một loạt các sản phẩm khác nhau, bao gồm chất tẩy rửa, xà phòng, khăn vệ sinh khô, nến, thuốc, mỹ phẩm và kem chống nắng.

Dù rằng việc thêm hương liệu vào sẽ giúp tạo mùi hương dễ chịu khi sử dụng, tuy nhiên trên thực tế, có rất nhiều sản phẩm được thêm hương liệu vào nhằm mục đích át đi mùi hóa học đặc trưng của các thành phần khác. Do đó, ngay cả các sản phẩm chú thích “không mùi” trên nhãn cũng có thể chứa hương liệu để xóa đi mùi hương của các nguyên liệu khác đấy.

Những tác hại của mùi hương đến cơ thể

Hầu hết các loại hương liệu nhân tạo đều độc hại và có thể gây tổn hại cho hệ thần kinh khi hít phải. Các các loại hương liệu có thể gây nên các phản ứng thể chất tác động đến:

  • Hệ hô hấp: gây các chứng hen suyễn do dị ứng và không do dị ứng, hội chứng rối loạn đường thở phản ứng (RADS)
  • Hệ thần kinh: gây chứng đau nửa đầu, buồn nôn, chóng mặt, rối loạn tâm thần
  • Da: gây kích ứng, bỏng rát, mẩn đỏ
  • Mắt: gây viêm, rát, chảy nước

Một nghiên cứu về bệnh hen suyễn còn cho thấy rằng việc tiếp xúc và hít phải nước hoa có thể gây ra phản ứng hen suyễn đối với 3 trong số 4 người bị hen suyễn. Bên cạnh đó, cũng có bằng chứng cho thấy rằng việc tiếp xúc và hít phải hương liệu có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh hen suyễn ở trẻ em.

Đã đến lúc bạn nên sử dụng các loại sản phẩm không mùi thay vì các sản phẩm chứa hương liệu để bảo vệ sức khỏe của bản thân cùng những người thân yêu xung quanh rồi đấy!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đột biến gen có thể dẫn đến đau nửa đầu

(75)
Hiện nay, ngày càng có nhiều người mắc chứng đau nửa đầu (thiên đầu thống, bệnh Migraine) do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và một trong số nguyên nhân ... [xem thêm]

Giúp con thích tắm hơn với 8 mẹo siêu đơn giản

(40)
Là cha mẹ, ai cũng mong nhìn thấy con mình lớn lên khỏe mạnh và hạnh phúc. Tự tắm và vệ sinh cơ thể là một trong những kỹ năng quan trọng mà bạn nên dạy ... [xem thêm]

Đau bụng và những điều bạn nên biết

(45)
Triệu chứng đau bụng đại diện cho nhiều vấn đề về hệ tiêu hóa. Bên cạnh việc dùng thuốc hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống để xử trí vấn đề ... [xem thêm]

Mẹ bầu cần làm gì khi bị đầy hơi khi mang thai?

(22)
Bà bầu bị đầy chơi chướng bụng khi mang thai là triệu chứng mang thai phổ biến. Bạn hãy thử vận động nhẹ, ăn nhiều chất xơ để trị đầy bụng.Bà bầu ... [xem thêm]

Điều trị các biến chứng của suy thận mạn như thế nào?

(75)
Tìm hiểu chungBệnh suy thận mạn là gì?Suy thận mạn hay còn gọi là bệnh thận mạn, là quá trình suy giảm chức năng thận dưới mức bình thường. Khi mắc ... [xem thêm]

Phân biệt các loại và phương pháp điều trị nám

(80)
Nám là một tình trạng da xuất hiện các mảng sắc tố sẫm màu, thường xuất hiện ở trên mặt, hai bên má, mũi, cằm… ảnh hưởng đến vẻ đẹp của da và ... [xem thêm]

Mổ sỏi mật có giúp bạn trị hết bệnh?

(93)
Quá mệt mỏi với những cơn đau dữ dội do sỏi mật, nhiều người nghĩ đến mổ sỏi mật với hy vọng giải quyết được bệnh một cách nhanh chóng. Thế ... [xem thêm]

Ăn nhiều trứng có hại cho sức khỏe hay không?

(54)
Trứng là một trong những món ăn phổ biến trong thực đơn hằng ngày. Tuy nhiên, nhiều người luôn băn khoăn rằng ngày nào cũng ăn trứng có ảnh hưởng gì đến ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN