Nguyên nhân nào khiến da trẻ sơ sinh bong tróc?

(4.02) - 96 đánh giá

Hiện tượng da trẻ sơ sinh bong tróc khiến không ít mẹ bỉm sữa lo lắng. Đây có thể vừa là tình trạng bình thường nhưng cũng đồng thời trở thành dấu hiệu cho một số bệnh về da.

Chăm sóc trẻ sơ sinh có thể khiến nhiều người cảm thấy hứng thú nhưng cũng kèm theo không ít căng thẳng, đặc biệt nếu là lần đầu có con. Thêm vào đó, một trong những điều khiến nhiều người lo lắng là hiện tượng da trẻ sơ sinh bong tróc.

Tại sao da trẻ sơ sinh bong tróc?

Bề ngoài của trẻ sơ sinh, kể cả làn da, sẽ thay đổi rất nhiều trong vài tuần đầu đời. Tóc của bé có thể thay đổi màu sắc và da chuyển sang đậm hoặc nhạt màu hơn. Do đó, tình trạng bong tróc hoàn toàn bình thường. Hiện tượng này có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, chẳng hạn như bàn tay, lòng bàn chân và mắt cá chân.

Khi vừa chào đời, da của con bao phủ một lớp sáp trắng giúp bảo vệ làn da con. Khi lớp sáp này biến mất, bé sẽ bắt đầu lột lớp da bên ngoài trong vòng 1 – 3 tuần. Lượng da bong ra phụ thuộc vào việc bé sinh non, sinh đúng tuổi thai hoặc lớn hơn.

Bé càng có nhiều lớp sáp trắng vernix trên da khi sinh thì càng ít bong tróc. Trẻ sinh non thường có nhiều sáp vernix nên da của trẻ bong ít hơn bé sinh ra sau 40 tuần. Hiện tượng trẻ sơ sinh bong da thường sẽ tự biến mất và không cần chăm sóc nhiều.

Các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tróc da

Một số lý do khiến trẻ sơ sinh bị tróc da gồm:

1. Bệnh chàm làm cho trẻ sơ sinh bị tróc da

Trong một số trường hợp, tình trạng da trẻ sơ sinh bong tróc còn do bị bệnh chàm. Chàm có thể gây ra trên da em bé các hiện tượng như vẩy, đỏ da, ngứa. Tình trạng này rất hiếm trong giai đoạn ngay sau khi sinh, nhưng có thể phát triển sau đó. Chàm ở trẻ sơ sinh không nguy hiểm nhưng lại khiến bé yêu khó chịu. Do đó, bạn nên biết cách điều trị bệnh này.

2. Bệnh vảy cá

Hiện tượng da trẻ sơ sinh bong tróc còn có thể đến từ một loại bệnh lạ là vảy cá. Bệnh này sẽ khiến da bé nổi vẩy, ngứa, bong ra. Để xác định được đúng nguyên nhân, bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng cách khám lâm sàng và dựa vào bệnh sử của gia đình.

Tuy vẫn chưa có thuốc trị bệnh vảy cá nhưng việc sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên có thể làm giảm tình trạng da khô và cải thiện làn da của bé.

Cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị tróc da

Dù bạn không cần quá lo ngại hiện tượng da trẻ sơ sinh bong tróc nhưng da con vẫn có thể bị nứt hoặc khô ở một số khu vực nhất định. Do đó, bạn vẫn nên cải thiện tình trạng này bằng cách:

  • Dùng máy tạo độ ẩm

Hơi ẩm có trong không khí sẽ giúp ngăn ngừa hiện tượng da trẻ sơ sinh bị khô và ngứa, từ đó giảm thiểu tình trạng bé bị tróc da.

  • Không mở điều hòa nhiệt độ quá thấp

Không khí lạnh thường khá khô và có thể khiến da bị khô, dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị tróc da ngày càng nặng hơn. Do đó bạn không nên chỉnh nhiệt độ xuống quá thấp.

  • Không tắm nước quá nóng

Bố mẹ nên tắm cho con bằng nước ấm thay vì nước nóng, bởi nhiệt độ cao sẽ càng khiến da của con mất đi độ ẩm cũng như lớp dầu tự nhiên, khiến trẻ sơ sinh bị tróc da. Ngoài ra, không dùng xà phòng có độ kiềm mạnh vì sẽ làm da con khô hơn.

Bên cạnh đó, hãy sử dụng kem dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh ngay sau khi bé vừa tắm xong bạn nhé.

  • Tắm yến mạch để giảm tình trạng da trẻ sơ sinh bong tróc

Nghiên cứu cho thấy rằng bột yến mạch sẽ hỗ trợ làm giảm viêm và ngứa, có thể ngăn trẻ cào lên vùng da bong tróc. Do đó, bạn có thể cho con tắm bột yến mạch nếu da trẻ sơ sinh bong tróc.

  • Cho bé bú mẹ để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị lột da

Khi trẻ sơ sinh bị tróc da, bên cạnh việc cấp ẩm cho da từ bên ngoài, bạn cũng nên bố sung nước cho bé thông qua sữa mẹ hoặc sữa công thức.

  • Lựa chọn quần áo cho bé sơ sinh bị lột da

Để giúp con yêu thoải mái hợn khi trẻ sơ sinh bị tróc da, bạn nên chọn lựa quần áo có chất liệu mềm mại, phù hợp với làn da non nớt của con yêu.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hỗ trợ đường tiêu hóa con khỏe mạnh nhờ men vi sinh (probiotic)

(44)
Men vi sinh hay probiotic được chứng minh là mang lại nhiều lợi ích đáng kể trong việc cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ nhỏ. Lựa chọn đúng loại ... [xem thêm]

Người bệnh tiểu đường có nên ăn cơm không?

(74)
Cơm là thực phẩm quen thuộc của người Việt Nam. Tuy nhiên người bệnh tiểu đường có nên ăn cơm không vẫn còn đang là thắc mắc của nhiều bệnh nhân.Tiểu ... [xem thêm]

13 suy nghĩ sai lầm ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục

(99)
Chuyện chăn gối là chuyện rất tế nhị. Có rất nhiều suy nghĩ thiếu chính xác vẫn đang được mọi người rỉ tai nhau. Dẫn đến những 13 suy nghĩ sai lầm ... [xem thêm]

Thai nhi 22 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(80)
Sự phát triển của thai nhi 22 tuần tuổiThai nhi 22 tuần tuổi phát triển như thế nào?Kích thước của thai nhi 22 tuần tuổi tương ứng với một quả bí với ... [xem thêm]

Nước rửa tay khô tiện dụng nhưng đừng dùng nhiều quá

(84)
Nước rửa tay khô là một sản phẩm đang ngày càng phổ biến trên thị trường vì sự tiện dụng khi dùng. Song lại ít người biết đến những tác hại của ... [xem thêm]

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị táo bón?

(50)
Trẻ sơ sinh bị táo bón là tình trạng khá phổ biến, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra cũng như cách khắc phụ để giúp con dễ chịu hơn.Trong giai đoạn ... [xem thêm]

Những điều cần biết về bệnh quai bị ở người lớn

(63)
Chúng ta thường nghĩ bệnh quai bị chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ nhưng thực tế, người lớn vẫn có nhiều nguy cơ mắc bệnh nếu chưa được tiêm ngừa. Bệnh quai ... [xem thêm]

Mẹ bị viêm họng khi cho con bú phải làm sao?

(22)
Mẹ bị viêm họng khi cho con bú cần cẩn thận trong việc dùng thuốc. Nguyên do là việc sử dụng các loại thuốc này có thể gây ra những ảnh hưởng nhất ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN