Chỉ số cholesterol: Hiểu để kiểm soát

(4.04) - 33 đánh giá

Chỉ số cholesterol góp phần dự đoán nguy cơ phát triển bệnh tim trong khoảng một thập kỷ, từ đó giúp người bệnh sớm có phương pháp ngăn chặn thích hợp.

Các chuyên gia khuyến nghị những người từ 20 tuổi trở lên nên kiểm tra hàm lượng cholesterol trong cơ thể ít nhất 5 năm một lần. Những đối tượng sau đây sẽ đặc biệt cần thực hiện điều này, bao gồm:

  • Phụ nữ từ 45 tuổi trở lên
  • Đàn ông hơn 35 tuổi

Phương thức kiểm tra sẽ là một dạng xét nghiệm máu, với kết quả cho ra gọi là chỉ số cholesterol. Dựa vào nó, bác sĩ có thể mau chóng xác định bạn có mắc chứng rối loạn lipid máu hay không. Từ đó, họ sẽ nhanh chóng đề xuất những biện pháp phòng ngừa hoặc điều trị, nếu cần thiết.

Tuy nhiên, bạn đã biết chỉ số cholesterol mang ý nghĩa như thế nào chưa?

Chỉ số cholesterol là gì?

Về nguyên tắc, chỉ số cholesterol sẽ thể hiện nồng độ của các hợp chất gồm:

  • Cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp hay cholesterol “xấu” (LDL).
  • Cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao hay cholesterol “tốt” (HDL).
  • Triglyceride (chất béo chuyển hóa từ thực phẩm bạn tiêu thụ, chẳng hạn như rượu, bia, đường dư thừa… Chúng thường được lưu trữ ở các tế bào mỡ trong cơ thể).
  • Cholesterol toàn phần (tổng hợp các loại trên).

Bạn cần lưu ý rằng từng chỉ số cholesterol riêng biệt không đủ để dự đoán về nguy cơ phát sinh các bệnh về tim hoặc xác định những việc bạn cần làm để giảm thiểu rủi ro này. Thay vào đó, chúng góp mặt vào những cơ sở giúp bác sĩ xem xét các nguy cơ liên quan đến bệnh tim mạch của bạn trong vòng 10 năm tới, chẳng hạn như:

Hút thuốc lá góp phần dẫn đến bệnh tim
  • Tuổi tác
  • Chỉ số huyết áp
  • Thói quen hút thuốc lá
  • Quá trình sử dụng thuốc huyết áp

Từ đó, bác sĩ sẽ cùng với bạn thảo luận về việc phát triển chiến lược nhằm giảm thiểu rủi ro trên nếu có.

Chỉ số cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL)

Hàm lượng cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp quá lớn sẽ hình thành những mảng bám trên thành động mạch, từ đó gây tăng khả năng phát sinh bệnh tim bằng cách dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch. Đây cũng là lý do vì sao các nhà nghiên cứu đánh giá LDL là cholesterol “xấu”.

Chỉ số LDL càng cao đồng nghĩa với việc bạn càng dễ mắc các bệnh về tim mạch. Kết quả từ 190 trở lên được xem là quá cao. Lúc này, ngoài những chỉ dẫn về một lối sống lành mạnh, bác sĩ còn kê toa cho bạn thuốc statin nhằm hạ mức cholesterol tỷ trọng thấp xuống.

Mặt khác, đôi khi bạn vẫn sẽ cần dùng statin dù chỉ số LDL của bạn thấp hơn 190. Sau khi tính ra nguy cơ rủi ro trong vòng 10 năm tiếp theo, bác sĩ sẽ đề ra giới hạn của mức LDL mà bạn cần đạt thông qua:

  • Chế độ ăn uống
  • Rèn luyện thể chất
  • Sử dụng thuốc (nếu cần thiết)

Chỉ số cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao (HDL)

Ngược lại với LDL, kết quả HDL hay cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao càng lớn đồng nghĩa với việc nguy cơ phát sinh bệnh tim ở bạn càng thấp. Nguyên nhân là bởi HDL đóng vai trò chống lại những bệnh lý liên quan đến tim bằng cách loại bỏ bớt cholesterol “xấu” ra khỏi máu, đồng thời ngăn chặn sự hình thành của các mảng bám trên thành động mạch.

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao hoặc dùng thuốc statin theo chỉ định của bác sĩ có thể giúp bạn tăng nhẹ chỉ số HDL.

Chỉ số triglyceride

Triglyceride là dạng chuyển hóa của phần lớn chất béo trong thực phẩm mà bạn tiêu thụ. Do đó, chỉ số triglyceride cao thể hiện bạn có nguy cơ lớn gặp phải bệnh mạch vành.

Triglyceride là “sản phẩm” chuyển hóa từ chất béo trong thực phẩm mà bạn tiêu thụ

Các nhà nghiên cứu cũng phân loại chỉ số triglyceride thành từng nhóm như sau:

  • Dưới 150: bình thường
  • 150 – 199: hơi cao
  • 200 – 499: cao
  • Từ 500 trở lên: quá cao

Chỉ số cholesterol toàn phần

Chỉ số cholesterol toàn phần thể hiện toàn bộ hàm lượng lipid có trong máu, bao gồm LDL, HDL hay những thành phần khác. Bác sĩ sẽ cần dựa vào chỉ số cholesterol toàn phần khi xác định nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch của bạn cũng như phương pháp kiểm soát tốt nhất.

Tổng kết

Việc hiểu rõ chỉ số cholesterol có thể giúp bạn mau chóng nắm bắt tình trạng sức khỏe của bản thân, từ đó có những biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị kịp thời.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bà bầu ra khí hư màu vàng liệu có đáng lo không?

(43)
Hiện tượng bà bầu ra khí hư màu vàng có thực sự là dấu hiệu nguy hiểm hay không sẽ tùy thuộc vào độ đậm nhạt, kết cấu cũng như mùi của dịch tiết ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về mổ nội soi sỏi mật

(41)
Bạn cần sớm phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ khi sỏi quá lớn và thường xuyên gây biến chứng như đau viêm, sốt, ứ mật… Thay vì quá lo lắng mổ ... [xem thêm]

Các chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe như thế nào?

(17)
Các chất béo lành mạnh tốt cho sức khỏe như thế nào? Bài viết sẽ cho bạn cái nhìn rõ hơn để có thể sử dụng chúng hợp lý.Bạn sẽ nghĩ rằng chất béo ... [xem thêm]

10 thực phẩm giàu chất béo lành mạnh

(94)
Nhiều người thường bỏ qua những thực phẩm giàu chất béo trong chế độ giảm cân của mình. Tuy nhiên, có nhiều thực phẩm giàu chất béo lành mạnh mà bạn ... [xem thêm]

5 “thủ phạm” khiến bạn tăng cân một cách khó hiểu

(28)
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn tăng cân một cách khó hiểu, dù rằng bạn đã và đang áp dụng rất nhiều chế độ giảm cân hay duy trì cân nặng mà bản ... [xem thêm]

7 lý do tại sao bạn không nên bắt bệnh theo “bác sĩ Google”

(57)
Bạn thường hỏi “bác sĩ Google” vì không phải xếp hàng chờ đợi hay tốn bất kỳ một chi phí nào để được tư vấn sức khỏe. Tuy nhiên, vị bác sĩ này ... [xem thêm]

3 bí quyết mua đồ ngủ giúp bạn say giấc nồng

(57)
­Bạn thường mua đồ ngủ giá rẻ vì cho rằng đây là trang phục mặc ở nhà nên chẳng sợ ai nhìn thấy? Thật ra, bộ đồ ngủ không thoải mái có thể là một ... [xem thêm]

Hiện tượng bình minh liên quan đến bệnh tiểu đường

(92)
“Hiện tượng bình minh” là một thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng đường huyết tăng bất thường (thường là 10 đến 20 miligam mỗi decilít) vào sáng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN