Ngưng thở khi ngủ liệu có liên quan với đột quỵ?

(3.63) - 19 đánh giá

Tìm hiểu chung

Rối loạn ngưng thở khi ngủ là bệnh gì?

Rối loạn ngưng thở khi ngủ là tình trạng dừng thở hoặc thở thoi thóp trong thời gian ngắn khoảng 10 đến 30 giây. Tình trạng này thường xảy ra nhiều lần trong khi ngủ.

Rối loạn ngưng thở khi ngủ có hơn 90 loại khác nhau, điển hình như ngưng thở tắc nghẽn, ngưng thở trung ương, giảm thông khí do béo phì,…Trong đó, phổ biến hơn cả là ngưng thở tắc nghẽn. Ngưng thở tắc nghẽn rất có hại cho hệ tim mạch và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn ngưng thở khi ngủ?

Các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn ngưng thở khi ngủ bao gồm:

  • Ngủ ngáy, đặc biệt ngáy to khi nằm ngửa;
  • Mệt mỏi và khó tập trung vào ban ngày;
  • Nhức đầu vào buổi sáng;
  • Buồn ngủ trong ngày dù ngủ đủ;
  • Trầm cảm hoặc cáu kỉnh.

Một số các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng được đề cập ở trên, hay có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Ngoài ra, bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu thấy xuất hiện các triệu chứng như:

  • Thấy cổ họng đau, rát lúc thức dậy;
  • Đau đầu và mệt mỏi sau khi ngủ;
  • Tỉnh giấc do khó thở hoặc không thở được;
  • Bị mất ngủ;

Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây ra rối loạn ngưng thở khi ngủ là gì?

Tình trạng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ xảy ra khi các cơ phía sau của cổ họng (bao gồm vòm miệng, lưỡi gà, amidan và lưỡi) giãn ra nhiều hơn bình thường làm chặn đường thở. Nếu không được nhận oxy lâu hơn 20 giây, não sẽ nhanh chóng đánh thức bạn để bạn thở lại bình thường. Giấc ngủ của bạn bị gián đoạn nhiều lần nên bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải rối loạn ngưng thở khi ngủ?

Bệnh nhân rối loạn ngưng thở thường ở tuổi trung niên hoặc lớn tuổi và béo phì. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc rối loạn ngưng thở khi ngủ?

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc rối loạn ngưng thở khi ngủ bao gồm:

  • Thừa cân, do chất béo tích tụ xung quanh dễ cản trở hô hấp;
  • Mắc các bệnh lý khác như tiểu đường hoặc cao huyết áp;
  • Di tật: cổ họng hẹp, amiđan hoặc vòm họng to làm chặn đường thở;
  • Nghẹt mũi mãn tính;
  • Di truyền: nếu bạn có người thân bị ngưng thở khi ngủ, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc phải rối loạn ngưng thở khi ngủ;
  • Hút thuốc, sử dụng rượu.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán rối loạn ngưng thở khi ngủ?

Bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh sử, khám phổi, tim, mũi và cổ họng của bạn để chẩn đoán chứng rối loạn ngưng thở khi ngủ. Cách tốt nhất để chẩn đoán ngưng thở tắc nghẽn là theo dõi trực tiếp. Khi đó, bác sĩ sẽ đo hoạt động của não, nhịp thở, nồng độ oxy và nhịp tim của bạn trong một đêm.

Những phương pháp nào dùng để điều trị rối loạn ngưng thở khi ngủ?

Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị rối loạn ngưng thở khi ngủ. Các phương pháp điều trị bác sĩ đưa ra cho bạn chỉ giúp hạn chế đường hô hấp bị hẹp lại, bao gồm:

Phẫu thuật để mở rộng đường thở. Bác sĩ sẽ cắt bỏ mô dư làm hẹp đường thở hoặc nới rộng hàm

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của rối loạn ngưng thở khi ngủ?

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng rối loạn ngưng thở khi ngủ của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau đây:

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

[Hỏi đáp bác sĩ] Đặt stent mạch vành được bao lâu?

(76)
Thời gian đặt stent mạch vành được bao lâu không chỉ dựa vào loại stent, kỹ thuật đặt stent mà còn do ý thức chủ động phòng bệnh bằng thói quen sống ... [xem thêm]

Những tác dụng không mong muốn khi tiêm hCG trong thai kỳ

(23)
Bạn từng bị sảy thai nhiều lần trước đây? Bạn đang mang thai và có dự định sẽ tiêm hCG trong thai kỳ để bảo vệ chính mình cũng như em bé? Nếu bạn đang ... [xem thêm]

Cách trị chứng răng lung lay ở người trưởng thành

(23)
Ở trẻ em, răng lung lay là một dấu hiệu bình thường cho biết trẻ sắp thay răng mới. Tuy nhiên, khi đến tuổi trưởng thành, răng lung lay không còn là một ... [xem thêm]

10 bí quyết giúp tiết kiệm chi phí mua thực phẩm

(71)
Làm thế nào để mua được nhiều thức ăn nhất trong khoản ngân sách cho phép có lẽ luôn là băn khoăn của nhiều bà nội trợ. Đừng quá lo lắng! Các chị em ... [xem thêm]

Làm thế nào để tự tin hơn trong giao tiếp và gặt hái thành công?

(61)
Để có thể gặt hái thành công trong sự nghiệp, bạn cần biết cách làm thế nào để tự tin hơn trong giao tiếp cũng như tạo dựng mối quan hệ. Bạn có thể ... [xem thêm]

Tất tần tật thông tin về viêm tai giữa mạn tính

(46)
Viêm tai giữa mạn tính nếu không được điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu hiểu rõ, bạn vẫn có thể phòng bệnh dễ dàng. ... [xem thêm]

Bệnh thủy đậu ở người lớn: Bạn chớ xem thường!

(13)
Thủy đậu (trái rạ) là bệnh gì?Bệnh thủy đậu, hay còn gọi là trái rạ, là bệnh do virus gây ra. Bệnh lây truyền rất nhanh, ảnh hưởng đến da và niêm ... [xem thêm]

3 cơn gò tử cung khác nhau mẹ bầu nên biết

(48)
Dù có nhiều dấu hiệu để mẹ bầu nhận biết quá trình chuyển dạ, nhưng một trong những triệu chứng tin cậy nhất là xuất hiện những cơn gò tử cung. Vậy ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN