Đau vai có phải là dấu hiệu nhận biết ung thư phổi?

(3.83) - 74 đánh giá

Thông thường, mọi người hay nghĩ đau vai sẽ liên quan đến những chấn thương về thể chất. Thế nhưng, đau vai có thể là một dấu hiệu nhận biết ung thư phổi, có khả năng là một trong những triệu chứng đầu tiên của căn bệnh nguy hiểm này.

Ung thư phổi gây đau vai theo nhiều cách khác nhau. Khi ung thư phát triển ở nửa trên của phổi tạo thành các khối u Pancoast (u đỉnh phổi) có thể chèn ép dây thần kinh ở các khu vực:

  • Vai
  • Cánh tay
  • Xương sống
  • Đầu

Khi đó, bạn sẽ gặp phải một loạt các triệu chứng được gọi chung là hội chứng Horner, bao gồm:

  • Đau vai nghiêm trọng, đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất
  • Yếu ở một mí mắt
  • Giảm kích thước đồng tử ở một mắt
  • Giảm mồ hôi ở bên khuôn mặt bị ảnh hưởng

Đau vai còn xảy ra do một khối u trong phổi lan đến các xương ở trong và xung quanh vai hay cột sống. Nếu trong phổi có một khối u lớn, nó có thể ấn vào các cấu trúc khác gần đó và góp phần gây đau vai.

Một số cơn đau vai xảy ra khi khối u gây áp lực lên dây thần kinh cột sống trong phổi. Lúc ấy, não xử lý tín hiệu đau và cho rằng nguyên nhân đến từ vai, mặc dù dây thần kinh bị chèn ép nằm trong phổi. Tình trạng này được gọi là đau xuất chiếu (referred pain), tức là khu trú đau không trùng với khu trú của kích thích tại chỗ trong hệ cảm giác.

Đau vai do ung thư phổi cho cảm giác tương tự như những dạng đau vai khác, do đó khó có thể xác định được nguyên nhân gây ra đau. Nếu gần đây bạn bị ngã hoặc chấn thương ở vai, ung thư phổi chưa chắc đã là nguyên nhân chính gây đau vai. Ung thư phổi có thể gây ra cơn đau vai, đặc biệt nếu bạn có hút thuốc, các cơn đau sẽ có biểu hiện:

  • Xuất hiện ngay cả khi nghỉ ngơi
  • Không liên quan đến bất kỳ hoạt động gắng sức nào liên quan đến vai xảy ra vào ban đêm
  • Không thấy dấu hiệu thuyên giảm sau một vài tuần

Ung thư phổi còn thường xuyên gây đau ngực. Đôi khi, các cơn đau ở ngực là kết quả của tình trạng ho mạnh kéo dài. Trong các trường hợp khác, khi một khối u lớn trong phổi đè lên các cấu trúc khác hoặc phát triển vào thành ngực, xương sườn sẽ gây ra các cơn đau. Các khối u cũng có thể đè lên các mạch máu và các hạch bạch huyết, gây ra sự tích tụ chất lỏng trong niêm mạc phổi làm người bệnh cảm thấy đau và khó thở.

Các triệu chứng khác của ung thư phổi

Thực tế, các triệu chứng của ung thư phổi khó được xác định chính xác. Bạn có thể mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm để nhận thấy các dấu hiệu nhận biết ung thư phổi đang phát triển.

Nhiều triệu chứng bệnh xảy ra ở vùng ngực, bao gồm:

  • Hơi thở ngắn hoặc khó thở
  • Thở rít (khi thở tạo ra âm thanh lớn, gắt với cường độ cao)
  • Ho dai dẳng, dữ dội
  • Các vấn đề phổi mạn tính bao gồm viêm phổi và viêm phế quản
  • Ho ra máu, đờm hoặc chất nhầy
  • Đau ngực hoặc đau lưng
  • Thay đổi giọng nói, chẳng hạn như bị khàn giọng
  • Thay đổi màu sắc hoặc thể tích của đờm

Cảm giác khó chịu ở phổi và vùng ngực cũng có thể xảy ra do các vấn đề về hô hấp như viêm phế quản và khí phế thũng.

Ở giai đoạn tiến triển hơn của ung thư phổi, tế bào ung thư ban đầu có khả năng lan sang các bộ phận khác trong cơ thể như:

  • Gan
  • Xương
  • Hạch bạch huyết
  • Não
  • Hệ thần kinh
  • Tuyến thượng thận

Để tìm hiểu thêm về các cơ quan ung thư phổi thường di căn đến và những triệu chứng liên quan, bạn có thể tham khảo bài viết “Ung thư phổi có thể di căn đến những cơ quan nào?“.

Ngoài ra, một vài triệu chứng khác do ung thư phổi có thể kể đến như sau:

  • Mệt mỏi, mất sức sống
  • Sụt cân
  • Teo cơ hoặc hội chứng suy mòn cachexia
  • Tạo thành cục máu đông
  • Chảy máu quá mức (xuất huyết)
  • Sưng ở mặt và cổ
  • Gãy xương
  • Đau đầu
  • Đau xương khớp
  • Các vấn đề thần kinh, chẳng hạn như mất trí nhớ, dáng đi bất thường

Các nguyên nhân khác gây đau vai

Khi bạn cảm thấy đau ở vai và đi khám bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện một vài kiểm tra ở vai để có thể xác định được căn nguyên gây ra cơn đau. Bên cạnh đó, bác sĩ còn xem xét những triệu chứng khác mà bạn đang có để đánh giá tổng thể tình trạng sức khỏe, giúp đưa ra những chẩn đoán chắc chắn hơn.

Đau vai có thể do rất nhiều tình trạng sức khỏe gây ra, bao gồm:

  • Vết thương nhỏ ở vai
  • Ngồi hoặc đứng không đúng tư thế
  • Đông cứng khớp vai
  • Gãy xương đòn
  • Hội chứng Rotator cuff
  • Viêm gân
  • Viêm xương khớp
  • Trật khớp vai
  • Khớp cùng đòn có vấn đề
  • Viêm bao hoạt dịch
  • Tuyến giáp hoạt động quá mức, cường giáp

Chẩn đoán ung thư phổi

Đầu tiên, bác sĩ sẽ nhìn vào các dấu hiệu nhận biết ung thư phổi và nếu bạn có khả năng mắc bệnh, họ sẽ thực hiện các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT hoặc PET để có được những hình ảnh bên trong phổi. Từ đó, bác sĩ có thể quan sát tổng thể về sự phát triển của tế bào ung thư (nếu có).

Sau khi chẩn đoán hình, nếu bác sĩ vẫn chưa chẩn đoán chắc chắn, sinh thiết mô sẽ được tiến hành. Khi đó, nhân viên y tế dùng các dụng cụ y khoa để lấy một mảnh mô phổi ra kiểm tra.

Khi tìm thấy tế bào ung thư, bác sĩ có thể tiến hành thêm xét nghiệm di truyền. Điều này có thể giúp xác định loại ung thư phổi mà bạn mắc phải, cũng như xác định nguyên nhân cơ bản (chẳng hạn như đột biến gen). Từ đó, bác sĩ sẽ có thể đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Phương pháp điều trị ung thư phổi

Các phương pháp thường dùng trong điều trị ung thư phổi bao gồm:

  • Phẫu thuật
  • Hóa trị
  • Xạ trị
  • Thuốc nhắm mục tiêu (liệu pháp nhắm trúng đích)
  • Liệu pháp miễn dịch

Thông thường, bác sĩ sử dụng nhiều hơn một phương pháp để điều trị ung thư phổi. Ví dụ như bạn có thể được chỉ định hóa trị hoặc xạ trị để thu nhỏ khối u trước khi tiến hành phẫu thuật. Bác sĩ cũng sẽ thử một phương pháp khác nếu như cách điều trị đang dùng không đem lại kết quả tích cực. Tuy nhiên, một số phương pháp điều trị có những tác dụng phụ, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để chăm sóc sức khỏe phù hợp.

Kiểm soát cơn đau vai

Bạn có thể kiểm soát được cơn đau vai đúng cách khi tìm được nguyên nhân cơ bản gây đau. Trường hợp bạn được chẩn đoán ung thư phổi và gây ra cảm giác đau vai, bạn cần được điều trị phù hợp.

Nếu đau vai do một nguyên nhân khác, điều quan trọng nhất là phải tìm được nguyên nhân gây ra triệu chứng và đưa ra kế hoạch điều trị tốt nhất. Chẳng hạn, bác sĩ sẽ đề nghị vật lý trị liệu nếu bạn bị đau vai do viêm gân; hay khi bạn đau vai do bệnh đái tháo đường, bác sĩ có thể đề nghị kết hợp các loại thuốc hạ glucose và chế độ ăn ít carbohydrat.

Hơn nữa, bạn có thể thử các phương pháp giảm đau tại nhà trước khi xác định được chính xác nguyên nhân như:

  • Hạn chế hoạt động ở bên vai bị đau
  • Không cử động vai trong khoảng 15–20 phút, điều này có thể giúp giảm đau và sưng
  • Thử quấn vai bằng một miếng băng thun, giúp bạn hạn chế cử động vai
  • Nâng vai cao hơn tim hết mức có thể, bạn có thể sử dụng gối để hỗ trợ

Kết luận

Hầu hết các dạng đau vai không phải là dấu hiệu nhận biết ung thư phổi chính xác, các nguyên nhân gây đau vai có thể là viêm gân, tiểu đường và hoạt động sai tư thế.

Tuy nhiên, đau vai là một triệu chứng thường bị bỏ qua của ung thư phổi. Nếu bạn bị đau vai và có các dấu hiệu nhận biết ung thư phổi hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh, hãy gặp bác sĩ để được chẩn đoán kịp thời.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 lý do bạn nên lựa chọn dụng cụ nấu ăn bằng gỗ

(86)
Bạn cảm thấy ngại khi sử dụng dụng cụ nấu ăn bằng gỗ vì giá thành khá cao nhưng lại khó làm sạch và bảo quản? Thật ra, dụng cụ này không chỉ an toàn ... [xem thêm]

Mẹ bầu nên cân nhắc điều gì khi ăn tỏi?

(44)
Từ lâu, tỏi đã trở thành gia vị không thể thiếu trong bữa cơm của gia đình Việt. Với mẹ bầu, việc sử dụng tỏi cũng giống như con dao hai lưỡi, vì thế ... [xem thêm]

6 món ăn vặt có lượng protein cao cho người giảm cân

(92)
Đã có nghiên cứu cho thấy những người tiêu thụ nhiều protein trong một ngày giảm cân thành công hơn so với người ăn ít hơn. Vì vậy, khi bạn đang theo đuổi ... [xem thêm]

Bạn biết gì về xét nghiệm double test cho mẹ bầu?

(54)
Tìm hiểu chungXét nghiệm double test là gì?Xét nghiệm double test là một loại xét nghiệm sàng lọc trước sinh có mục tiêu xác định bất kỳ bất thường nào ... [xem thêm]

Mẹo nhỏ giúp đối phó với tình trạng rối loạn khớp thái dương hàm

(12)
Rối loạn khớp thái dương hàm là tình trạng rất phổ biến. Việc điều trị kịp thời bằng cách bài tập đơn giản tại nhà là mối quan tâm của rất nhiều ... [xem thêm]

Dinh dưỡng cho người bệnh tăng nhãn áp

(10)
“Bệnh tăng nhãn áp nên ăn gì và tránh ăn gì?”. Chưa có nghiên cứu nào chứng minh được mối liên hệ giữa các loại thực phẩm bạn ăn và bệnh tăng nhãn ... [xem thêm]

Có nên cho bé uống nước đóng chai không?

(52)
Nước đóng chai là một thức uống quen thuộc đối với người lớn. Thế nhưng, trong những tình huống cần cho bé uống nước đóng chai, liệu thức uống này có ... [xem thêm]

Làm thế nào để ngăn chặn vi trùng lây lan

(21)
Tổng quan Các chuyên gia cho biết là làm vệ sinh sạch sẽ giúp chúng ta ngăn ngừa vi trùng lây lan trong nhà. Việc làm vệ sinh sạch có liên quan đến việc tập ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN