Nên ăn gì khi bị đau dạ dày do rối loạn tiêu hóa?

(4.31) - 12 đánh giá

Dạ dày là cơ quan đóng vai trò rất quan trọng đối với hệ tiêu hóa. Khi hệ tiêu hóa bị rối loạn thì dạ dày sẽ trở nên rất nhạy cảm với một số loại thực phẩm. Vậy để cải thiện tình trạng đau dạ dày do rối loạn tiêu hóa, bạn nên dùng những loại thực phẩm nào?

Chế độ ăn uống hằng ngày có thể ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày. Vì vậy, ăn uống đúng cách sẽ giúp duy trì chức năng dạ dày cũng như điều trị một số triệu chứng không mong muốn ở dạ dày. Sau đây là một số loại thực phẩm giúp làm giảm các cơn đau dạ dày hiệu quả bạn nên biết.

Chuối

Chuối được đánh giá là một trong những thực phẩm thân thiện với dạ dày. Các vận động viên marathon thường ăn chuối để tăng cường năng lượng, vì chuối là thực phẩm dễ tiêu hóa và hiếm khi gây rối loạn dạ dày. Ngoài ra, sở dĩ loại trái cây này có thể giúp hỗ trợ các chức năng của dạ dày vì nó có chứa pectin – một chất giúp cho quá trình đại tiện trở nên dễ dàng hơn.

Chuối là một trong những thành phần của chế độ ăn Brat (bao gồm chuối, cơm trắng, sốt táo và bánh mỳ). Chế độ ăn này từ lâu đã được dùng để hỗ trợ làm giảm các cơn đau bụng.

Chuối rất giàu kali – chất điện giải cần thiết trong cơ thể, nhất là khi cơ thể bạn bị mất nước do nôn mửa và tiêu chảy. Ngoài ra, ăn chuối cũng giúp bạn bổ sung đủ năng lượng cho cơ thể khi bạn ăn kiêng.

Gừng

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng là phương thuốc giúp giảm triệu chứng buồn nôn và cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa hiệu quả.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng tối đa 4g gừng mỗi ngày (dùng 1g bột gừng cách nhau mỗi 4 giờ). Ngoài ra, nhai một lát gừng tươi, một viên kẹo gừng hoặc uống trà gừng cũng có thể khiến dạ dày bạn dễ chịu hơn.

Trà thảo mộc

Ngoài tác dụng xoa dịu các cơn đau, các loại trà thảo mộc như trà bạc hà và trà hoa cúc còn giúp phục hồi các bệnh liên quan đến dạ dày.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy bạc hà có khả năng làm giảm cơn đau ở ruột già. Ngoài ra, trà bạc hà còn giúp làm giảm các triệu chứng có liên quan đến hội chứng ruột kích thích và tình trạng nôn mửa. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý mặc dù trà bạc hà có thể giúp xoa dịu các cơn đau dạ dày, nhưng những người mắc chứng trào ngược dạ dày – thực quản nên hạn chế dùng loại thức uống này, bởi vì nó có thể làm giãn cơ vòng thực quản, khiến axit dạ dày trào lên và gây ợ nóng.

Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu còn cho thấy các loại trà thảo mộc (không có chứa chất caffeine – chất gây trào ngược dạ dày), đặc biệt là trà hoa cúc, là một trong những phương thuốc hiệu quả để trị chứng rối loạn dạ dày, đau bụng cũng như làm giảm tình trạng khó chịu ở bụng hiệu quả.

Đu đủ

Đu đủ là một trong những loại trái cây nhiệt đới giúp xoa dịu các cơn đau dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa, giảm chứng khó tiêu và giúp quá trình đại tiện trở nên dễ dàng hơn. Hai loại enzyme papain và chymopapain trong đu đủ giúp phá vỡ các protein và làm dịu các cơn đau dạ dày bằng cách thúc đẩy môi trường axit lành mạnh.

Cơm trắng

Khi bị rối loạn dạ dày, bạn nên dùng những loại thực phẩm nhạt, có màu trắng như cơm trắng, bánh mỳ, khoai tây luộc… Trong đó, cơm trắng là loại thực phẩm dễ tiêu hóa và không gây nhiều áp lực lên hệ tiêu hóa của bạn. Ngoài ra, loại thực phẩm này còn giúp kiểm soát tình trạng tiêu chảy.

Sốt táo

Cũng giống như chuối, táo là nguồn cung cấp pectin dồi dào, giúp làm giảm các triệu chứng tiêu chảy. Khi bị rối loạn tiêu hóa, bạn nên dùng sốt táo thay vì táo tươi vì táo đã nấu chín sẽ dễ tiêu hóa hơn và cung cấp nhiều calo cho cơ thể. Ngoài ra, bản thân táo còn chứa nhiều chất xơ (kể cả vỏ) nên rất tốt cho việc hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa do táo bón.

Biết được những loại thực phẩm nào tốt cho dạ dày để lựa chọn cho mình loại thực phẩm phù hợp sẽ giúp bạn giảm được những cơn đau do rối loạn tiêu hóa gây ra. Hãy thử bổ sung những loại thực phẩm trên vào thực đơn hằng ngày để có được một dạ dày khỏe mạnh bạn nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Hướng dẫn bạn cách hít thở khi hít đất

(99)
Cách hít thở khi hít đất tưởng chừng như là điều dễ dàng, nhưng nếu bạn thực hiện sai cách sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến quá trình tập ... [xem thêm]

Sảy thai nên ăn gì và kiêng ăn gì để sớm mang thai trở lại?

(75)
Mất đi thiên thần nhỏ trong bụng là điều không ai muốn, dù cho thai kỳ chỉ mới bắt đầu. Thế nên, biết được phụ nữ sảy thai nên ăn gì tốt hoặc nắm ... [xem thêm]

7 thói quen không tốt khi nuôi con bằng sữa mẹ

(12)
Trong giai đoạn cho con bú sữa mẹ, có một số thói quen của mẹ có thể ảnh hưởng đến bé. Hãy sớm thay đổi để con luôn được bú dòng sữa ngọt ... [xem thêm]

6 cách giúp bạn bảo vệ sức khỏe khi đi nhậu ngày Tết

(29)
Bạn thường cảm thấy say xỉn nhanh hơn mọi người? Hãy lắng nghe tín hiệu từ bản thân để bảo vệ sức khỏe khi đi nhậu ngày Tết nhé!Có thể bạn đã ... [xem thêm]

Tại sao cân nặng luôn tăng bất thường khi hành kinh?

(10)
Bạn đã tập luyện mỗi ngày và ăn uống lành mạnh để giữ được cân nặng ổn định. Nhưng mỗi khi đèn đỏ ghé thăm, bạn lại có cảm giác lên kí và ... [xem thêm]

Những điều mẹ cần biết về tật nói lắp ở trẻ

(41)
Nói lắp thường phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 5. Đối với nhiều trẻ em, điều này chỉ đơn giản là bé đang học cách sử dụng ngôn ngữ và ... [xem thêm]

Liệu bệnh vô sinh ở nam giới có thể điều trị không?

(95)
Ngày nay, y học ngày càng phát triển nên đã giải quyết được vấn đề vô sinh ở nam giới và suy giảm tuyến giáp là bệnh lý duy nhất được trị bằng ... [xem thêm]

Tìm hiểu về ung thư phổi giai đoạn đầu

(48)
Ung thư phổi giai đoạn đầu được xác định tùy theo từng loại ung thư khác nhau. Mặc dù ở giai đoạn này chúng không biểu hiện nhiều triệu chứng nhưng nếu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN