Liệu bệnh vô sinh ở nam giới có thể điều trị không?

(3.9) - 95 đánh giá

Ngày nay, y học ngày càng phát triển nên đã giải quyết được vấn đề vô sinh ở nam giới và suy giảm tuyến giáp là bệnh lý duy nhất được trị bằng thuốc.

Không phải chỉ có phụ nữ mới cần sự cân bằng hormone để trứng rụng đều đặn mà nam giới cũng cần một lượng hormone nhất định để sản sinh đủ tinh trùng khỏe mạnh để thụ tinh với trứng. Khoảng 2% nam giới vô sinh xuất hiện một tình trạng gọi là giảm chức năng tuyến sinh dục thứ phát.

Đây cũng là trường hợp vô sinh ở nam giới duy nhất có thể điều trị bằng thuốc. Để tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp điều trị này, các bạn hãy tham khảo bài viết sau đây nhé!

Vấn đề vô sinh ở nam giới

Giảm chức năng tuyến sinh dục thứ phát xảy ra khi vùng dưới đồi hoặc tuyến yên không hoạt động bình thường, sự thay đổi hormone làm ngăn cản sự sản sinh testosterone và tinh trùng bình thường. Những trường hợp vô sinh ở nam giới có lượng tinh trùng thấp hoặc không có tinh trùng.

Đối với những ông chồng gặp phải nguyên nhân gây vô sinh khác cũng có thể thử thay đổi lối sống, phẫu thuật hoặc hỗ trợ kỹ thuật sinh sản (ART) để giúp nâng cao khả năng có con của mình. Vì các hormone kiểm soát sinh sản ở nam giới và phụ nữ tương tự nhau nên các loại thuốc hỗ trợ thụ thai, kích thích sự rụng trứng cũng kích thích sự sản sinh tinh trùng.

Làm thế nào để thuốc hỗ trợ vô sinh ở nam giới có hiệu quả?

Một số loại thuốc thụ thai được kê toa phổ biến nhất cho phụ nữ là Clomiphene Citrate, human chorionic gonadotropin (hCG) và human menopausal gonadotropin (hMG). Những loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị những trường hợp giảm chức năng tuyến sinh dục thứ phát.

Clomiphene kích thích tuyến yên tạo ra các hormone, tác động trực tiếp lên tinh hoàn để sản sinh ra testosterone và tinh trùng. Đôi khi thuốc thụ thai cũng được sử dụng khi điều trị bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

Các ông chồng cần dùng những loại thuốc này trong bao lâu?

Dưới đây là thời gian sử dụng của mỗi loại thuốc:

  • Clomiphene. Clomiphene điều trị với liều lượng 1 viên và mỗi tuần uống 3 lần. Mỗi chu kỳ điều trị kéo dài từ 3 đến 6 tháng. Khi lượng hormone trong cơ thể bạn trở bình thường, thì bạn nên giảm liều lượng dùng thuốc này trong vòng hai năm.
  • Gonadotropins. Điều trị HCG bằng cách tiêm từ 2-3 mũi mỗi tuần. Mỗi chu kỳ điều trị kéo dài đến 6 tháng. Nếu số tinh trùng không cải thiện khi dùng hCG sau 6 tháng, bác sĩ sẽ đề nghị thêm các mũi tiêm hMG vào quá trình điều trị. Có thể sẽ mất 1 hoặc 2 năm trước khi bạn thấy được hiệu quả điều trị bằng hCG và hMG.

Hầu hết các bác sĩ đều khuyên bạn nên điều trị bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản trong vòng 6 đến 12 tháng đầu tiên khi tinh trùng xuất hiện trong tinh dịch mà vợ chồng bạn vẫn chưa có tin vui. Thậm chí khi sử dụng liệu pháp điều trị này, nam giới thường duy trì gonadotropins để tiếp tục sản sinh ra tinh trùng.

Khả năng có con khi sử dụng các loại thuốc hỗ trợ là bao nhiêu?

Đối với một số nam giới, thuốc thụ thai bắt đầu sản sinh và làm tăng số tinh trùng gần 15 triệu/ml tinh trùng (Lượng tinh trùng dưới mức này là thấp). Thế nhưng, tỷ lệ thành công hay không vẫn chưa thể biết được. Sau đây là những thông tin cơ bản về hiệu quả điều trị của các loại thuốc:

  • Clomiphene. Có ít nghiên cứu bàn về hiệu quả điều trị của Clomiphene và kết quả cũng rất khác nhau. Một số nghiên cứu không tìm thấy lợi ích trong việc điều trị vô sinh ở nam giới bằng Clomiphene và một số khác chỉ ra rằng, việc sử dụng Clomiphene giúp tình trạng vô sinh ở nam giới cải thiện nhưng rất hạn chế. Các bác sĩ thường không kê Clomiphene để hỗ trợ sinh sản ở nam giới, nhưng đôi khi thuốc này được kê đơn vì nó dễ sử dụng, an toàn và không tốn kém.
  • Gonadotropins. hCG và hMG có hiệu quả rõ ràng hơn so với Clomiphene. Các chuyên gia đồng ý rằng chúng có hiệu quả trong điều trị chứng giảm chức năng tuyến sinh dục thứ phát. Số lượng tinh trùng cải thiện lên đến 90%, mặc dù có thể mất một thời gian lâu dài bạn mới có thể thấy hiệu quả của thuốc. Trong một nghiên cứu nhỏ ở những người đàn ông bị giảm chức năng tuyến sinh dục thứ phát và tinh dịch không có tinh trùng, phải mất 7 tháng điều trị với hCG và hMG mới cho được kết quả như mong đợi và phải mất 28 tháng mới thụ thai.

Các tác dụng phụ của thuốc hỗ trợ sinh sản ở nam giới

Ở nam giới, tác dụng phụ của Clomiphene thường nhẹ và có thể bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Đau đầu
  • Thay đổi thị lực
  • Tăng cân
  • Thay đổi thói quen tình dục
  • Chóng mặt
  • Phát triển vú.

Điều trị bằng Gonadotropins có thể gây ra:

  • Đau ở chỗ chích
  • Phát triển vú
  • Mụn trứng cá
  • Thay đổi thói quen tình dục.

Hy vọng rằng với những thông tin trên, bài viết đã giúp bạn giải quyết được phần nào nỗi lo lắng về vấn đề vô sinh ở nam giới. Chúc bạn và gia đình mau chóng có tin vui nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Phân biệt các loại ho ở trẻ: Những điều bố mẹ cần biết

(23)
Khi con bị bệnh như cảm, sốt, ho thì chính bố mẹ sẽ là người giúp trẻ đầu tiên. Đôi khi bố mẹ sẽ cảm thấy rất lo lắng và hoang mang, không biết liệu ... [xem thêm]

7 cách đơn giản giúp da sáng khỏe hơn

(17)
Làn da không chỉ có chức năng bảo vệ cơ thể mà còn giúp bạn tự tin hơn vào ngoại hình của mình. Làn da khỏe mạnh là khởi đầu của cái đẹp. Bên cạnh ... [xem thêm]

Tại sao bài hát The Happy Song lại làm bé hạnh phúc?

(76)
Nhìn thấy nụ cười của bé hoặc nghe tiếng bé cười khúc khích là niềm hạnh phúc của bố mẹ. Thế nhưng, bạn có biết cách làm bé cười? Chúng tôi sẽ bật ... [xem thêm]

Chuyện phòng the: 6 vấn đề tưởng lớn nhưng lại nhỏ không tưởng!

(29)
Những cách quan hệ lần đầu sẽ giúp cho các cặp đôi thêm tự tin hơn khi làm chuyện ấy và tránh được những bỡ ngỡ khi chưa có kinh nghiệm giường chiếu. ... [xem thêm]

Giải đáp thắc mắc thường gặp: Bệnh hắc lào có lây không?

(19)
Bệnh hắc lào có lây không là thắc mắc thường gặp của nhiều bệnh nhân. Khi biết được câu trả lời cụ thể, bạn sẽ chủ động hơn trong cách chăm sóc ... [xem thêm]

Thuốc xổ giun Fugacar

(75)
Thuốc Fugacar có tác dụng điều trị giun đũa, giun tóc, giun móc và giun kim. Thuốc có thể điều trị nhiễm một hay nhiều loại giun đường ruột cùng lúc.Thuốc ... [xem thêm]

6 tác hại nghiêm trọng của nicotine: Không chỉ là chất gây nghiện!

(68)
Bạn nghĩ rằng tác hại của nicotine trong thuốc lá chỉ là gây nghiện? Thế nhưng, hấp thụ nhiều nicotine còn có thể dẫn đến tiểu đường tuýp 2, xơ vữa ... [xem thêm]

Điều trị viêm tai: Tưởng khó nhưng lại dễ

(57)
Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, các phương pháp điều trị viêm tai sẽ khác nhau. Thời gian hồi phục nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào việc ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN