Mất đi thiên thần nhỏ trong bụng là điều không ai muốn, dù cho thai kỳ chỉ mới bắt đầu. Thế nên, biết được phụ nữ sảy thai nên ăn gì tốt hoặc nắm rõ thực phẩm gây sảy thai sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất cho lần mang thai tiếp theo.
Ngoài sự hỗ trợ về mặt tinh thần, phụ nữ sảy thai cũng cần đến chế độ dinh dưỡng phù hợp bởi thời điểm này, cơ thể bạn đang rất yếu ớt. Đó là lý do vì sao những vấn đề như sảy thai nên ăn gì và các thực phẩm nên tránh sẽ giúp nữ giới không chỉ phục hồi sức khỏe mà còn ngăn chặn việc sảy thai lần nữa trong tương lai.
Phụ nữ sảy thai nên ăn gì tốt?
Sảy thai có thể gây chảy máu và chóng mặt, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường rất nhiều. Những món ăn được hấp thụ trong thời gian này cũng có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe.
Dưới đây là một số loại thực phẩm giúp bạn giải đáp thắc mắc sảy thai nên ăn gì:
1. Thực phẩm giàu chất sắt
Như Chúng tôi đã đề cập bên trên, sẩy thai có thể gây xuất huyết nặng, từ đó dẫn đến sự suy giảm lượng sắt trong cơ thể. Bạn thậm chí có khả năng bị thiếu máu và gặp các triệu chứng liên quan do sảy thai gây nên. Cảm giác mệt mỏi là tình trạng phổ biến sau khi sảy thai. Do đó, bạn nên tăng cường hấp thu các thực phẩm giàu chất sắt.
Loại sắt tốt nhất để tiêu thụ sau khi sẩy thai là chất sắt heme bởi nó rất dễ hấp thụ. Thịt nạc được xem như một nguồn thực phẩm dồi dào loại sắt tốt này, do đó bạn có thể chọn các loại thịt như bò, gà, nạc heo và chế biến sao cho thật ngon miệng. Tuy nhiên, tránh sử dụng hình thức chiên xào nhiều dầu mỡ mà nên luộc, hấp để giữ được nhiều dưỡng chất nhất.
Một số thực phẩm giàu chất sắt khác gồm:
- Các loại đậu như đậu lăng, đậu nành;
- Các loại rau xanh như rau muống;
- Bắp cải Brussel;
- Nho khô;
- Đào sấy khô;
- Hạt bí ngô;
- Gạo nâu;
- Socola đen;
- Mật đường.
Bên cạnh việc ưu tiên chọn lựa các thực phẩm giàu chất sắt, bạn hãy thử tìm hiểu và chế biến những thực phẩm giàu vitamin C bởi chúng giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn. Một số trái loại trái cây như đu đủ, dâu tây và bưởi nên có mặt đều đặn trong thực đơn hằng ngày của phụ nữ sảy thai.
2. Thực phẩm giàu canxi
Trong thời gian mang thai, lượng canxi dự trữ của cơ thể mẹ bầu có thể giảm mạnh. Đó là lý do vì sao bổ sung thực phẩm giàu canxi là điều khá quan trọng để chuẩn bị qua thai kỳ sắp tới.
Một số nguồn canxi bạn có thể dễ dàng tìm đươc bao gồm:
- Sữa và các sản phẩm làm từ sữa như phô mai ít chất béo;
- Hải sản như cá hồi và cá mòi;
- Trái cây sấy khô;
- Đậu bắp;
- Rau lá xanh đậm.
3. Thực phẩm giàu magiê
Buồn bã do sự mất mát có thể khiến bạn rơi vào trầm cảm và mỗi người sẽ có cảm nhận cũng như cách để trải qua nỗi đau này khác nhau. Bạn có thể thêm vào thực đơn của mình những thực phẩm giàu magiê để phục hồi tâm trạng do trầm cảm, bao gồm những món ăn như:
- Đậu
- Các loại hạt
- Chocolate
Magiê không chỉ giúp bạn đối phó với trầm cảm mà còn giúp sản xuất năng lượng cho cơ thể, phục hồi tế bào, hỗ trợ cho chức năng thần kinh và cơ bắp.
4. Trái cây và rau quả
Đối với câu hỏi sảy thai nên ăn gì, các loại trái cây và rau quả là nhóm thực phẩm không thể thiếu. Bạn cần phải tiêu thụ một lượng lớn các loại trái cây và rau quả để có được các chất dinh dưỡng cơ thể bạn cần sau khi sảy thai.
Ngoài ra, những hoa quả tươi và rau có thể được chế biến thành những món ăn nhẹ hợp khẩu vị như salad, sinh tố, nước ép, sữa chua trái cây trong trường hợp phụ nữ sảy thai không muốn ăn quá nhiều trong bữa chính.
Tuy nhiên, hãy rửa sạch các nguyên liệu trước khi bắt tay vào thực hiện để tránh các vi khuẩn gây hại nhé.
Phụ nữ sảy thai nên kiêng ăn gì?
Một chế độ ăn uống lành mạnh không có nghĩa là chỉ ưu tiên thức ăn bổ dưỡng mà còn phải tránh xa những món có hại cho sức khỏe. Do đó, ngoài việc tìm hiểu sảy thai nên ăn gì, bạn cũng nên lưu ý hạn chế một số loại thực phẩm sau nhé.
1. Thực phẩm giàu tinh bột nhưng ít chất xơ
Carbohydrate cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cần thiết và kiểm soát mức đường huyết ổn định. Tuy nhiên, các loại ngũ cốc tinh chế chứa ít chất xơ có thể đem đến nhiều tác hại, chẳng hạn như gây ra những thay đổi đột ngột trong đường huyết, tăng cân…
Do vậy, hãy cố gắng hạn chế nhóm tinh bột chứa ít chất xơ, chúng bao gồm:
- Mì ăn liền;
- Trứng;
- Bánh quy.
2. Đồ ngọt
Những món ăn ngọt thì hấp dẫn thật đấy nhưng đôi lúc chúng lại không tốt cho cơ thể của bạn, nhất là giai đoạn sau khi sảy thai bởi đường huyết sẽ thay đổi đột ngột.
Do vậy, hãy hạn chế các thực phẩm chứa nhiều đường như:
- Nước ngọt;
- Bánh ngọt;
- Kẹo;
- Bánh snack
3. Sữa và thịt nhiều chất béo
Sau khi sảy thai, mẹ bầu nên tránh những thực phẩm như sữa béo, thịt mỡ bởi chúng sẽ tạo ra môi trường khiến tình trạng viêm nhiễm phát triển, từ đó khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và đau đớn. Những thực phẩm này có thể bao gồm:
- Sữa tươi nguyên chất;
- Thịt bò, heo, cừu có mỡ;
- Phô mai béo.
4. Các sản phẩm từ đậu nành
Đậu nành chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, nhưng đồng thời chứa hàm lượng phytate khá cao. Phytate có thể ngăn cản cơ thể bạn hấp thu sắt. Vì vậy, hãy hạn chế các sản phẩm từ đậu nành sau khi sảy thai nhé.
Ngoài các nhóm thực phẩm trên đây, bạn cũng nên tránh các món ăn sống hoặc lên men để tránh nhiễm trùng, chẳng hạn như:
- Phô mai mềm;
- Sản phẩm từ sữa chưa qua tiệt trùng;
- Thịt sống, cá sống;
- Sushi;
- Salad.
Ngoài ra, theo MayoClinic, bạn cũng nên hạn chế uống cà phê và không nên rượu, bia nếu muốn có môt thai kỳ khỏe mạnh.
Sảy thai tạo ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cả thể chất lẫn tinh thần, bạn có thể buồn bã nhưng đừng xem nhẹ những gì mình ăn vào bởi cơ thể phụ nữ sảy thai rất cần nguồn năng lượng để hồi phục.
Hy vọng rằng bạn đã hiểu rõ sảy thai nên ăn gì và kiêng ăn gì với bài viết này. Chúc bạn sớm mang thai trở lại sau sảy thai và chào đón thiên thần nhỏ đến với gia đình nhé!
Phương Uyên/HELLO BACSI