Não cá vàng: Chứng suy giảm trí nhớ khiến bạn trở nên… ngốc nghếch

(4.36) - 80 đánh giá

Bạn làm trước quên sau, tính nói gì đó mà vài giây tiếp theo lại phải ấp úng xin lỗi rằng… mình đã quên mất tiêu rồi? Để tránh rơi vào trường hợp dở khóc dở cười vì “não cá vàng” thì bạn cần tìm ra nguyên nhân và điều chỉnh lối sống lành mạnh hơn.

Tình trạng thường xuyên khóa cửa rồi mới nhớ để quên chìa khóa cửa trong nhà hay không nhớ mình muốn làm gì là những biểu hiện của hội chứng suy giảm trí nhớ mà nhiều người hay gọi là “não cá vàng”. Thay vì cảm thấy tự ti mình “ngốc nghếch”, bạn hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu về chứng đãng trí này để có cách trị hiệu quả nhé!

Não cá vàng có phải là bệnh lý?

“Não cá vàng” là cụm từ thường được dùng để chỉ những người đãng trí, bảo trước quên sau. Nhiều người có niềm tin rằng cá vàng sở hữu một trí nhớ cực ngắn, chỉ khoảng vài giây.

Vì vậy cụm từ “não cá vàng” thường được gắn liền với những người có tính đãng trí, hay quên. Thực tế thì chứng hay quên này nhiều khi chỉ là do bạn đã có những thói quen không tốt dẫn đến mất trí nhớ tạm thời chứ không hẳn là bệnh lý.

Dấu hiệu nhận diện não cá vàng

Có rất nhiều dấu hiệu chứng tỏ bạn phù hợp với biệt danh “não cá vàng”. Các ví dụ tiêu biểu có thể kể đến như:

– Bạn đã cầm thứ gì đó ngay trên tay nhưng vẫn tìm kiếm xung quanh vì tưởng chưa tìm ra.

– Bạn ra khỏi nhà mà cứ băn khoăn không nhớ rằng bạn đã tắt điện hoặc khóa cửa hay chưa.

– Vì hay quên nên bạn luôn nhắc người thân ghi nhớ hộ một số việc cần làm.

– Bạn đang tính đi làm điều gì đó, xong rồi đến nơi thì lại quên mất mình định làm gì.

– Câu cửa miệng của bạn là “mình định nói cái gì đó mà giờ mình quên mất rồi”.

– Bạn không thể tập trung mỗi khi làm việc.

– Bạn thường xuyên đi lạc đường.

– …

Khó khăn khi bị não cá vàng

Khi bị não cá vàng với trí nhớ ngắn hạn, bạn sẽ dễ lâm vào các tình huống trớ trêu và thậm chí là gặp nhiều bất lợi trong công việc. Ngoài những phiền phức phải gặp trong cuộc sống thường ngày, bạn còn có nguy cơ mất việc và thất lạc nhiều đồ dùng quan trọng.

• Rắc rối trong cuộc sống: Trong cuộc sống thường ngày, nếu bạn luôn phải quay lại kiểm tra các bóng đèn hay cánh cửa đã khóa hay chưa thì chắc hẳn bạn sẽ hơi khó chịu đôi chút. Thậm chí, bạn còn có thể cảm thấy rất ngại nếu để quên ví ở nhà trong khi đi ăn chỉ một mình và bạn đã gọi món xong xuôi.

• Giảm thiểu chất lượng công việc: Trong công việc, nếu bạn cứ ở mãi trạng thái “làm trước quên sau” thì chất lượng công việc cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Đồng thời điều này cũng khiến cho các sếp trở nên dần mất niềm tin ở bạn vì cảm thấy bạn khá lơ ngơ và không nghiêm túc.

• Mất mát đồ đạc: Ngoài ra, bạn có thể vì thói quen hay quên mà làm mất đi nhiều thứ đồ dùng quan trọng. Bạn sẽ mất rất nhiều thời gian chỉ để dành cho việc tìm kiếm trong vô vọng vì không thể nhớ được bất cứ chi tiết cần thiết nào.

Nguyên nhân khiến bạn bị não cá vàng

Có nhiều người cho rằng bẩm sinh họ đã có trí nhớ kém và dựa vào lý do ấy để cảm thấy bản thân không có gì đáng trách khi sở hữu “não cá vàng”. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị não cá vàng song bạn có thể cải thiện trí nhớ một cách hiệu quả.

1. Cách quản lý công việc

Nếu bạn không có thói quen quản lý công việc một cách bài bản, có logic thì việc hay quên sẽ dễ dàng xảy ra. Lối sống thiếu ngăn nắp, bừa bãi và không sắp xếp mọi thứ đúng vị trí cũng khiến việc ghi nhớ của bạn trở nên thật khó khăn.

Bạn hãy tìm cách tổ chức và quản lý công việc một cách hợp lý. Ngoài ra, bạn cần sắp xếp lại mọi thứ xung quanh mình gọn gàng hơn để tránh căng thẳng khi cần tìm kiếm đồ dùng.

2. Làm nhiều việc cùng lúc

Bạn cũng sẽ dễ dàng trở thành người hay quên nếu đầu óc mất tập trung. Nghiên cứu cho thấy rằng nếu bạn làm nhiều việc cùng lúc thì sẽ bị tiêu tốn thời gian và sức lực hơn so với bình thường. Điều này làm não bộ trở nên căng thẳng, mệt mỏi. Từ đó, năng lực tổng thể của bạn cho tư duy sáng tạo và công việc cũng bị suy giảm theo.

Bạn nên loại bỏ các yếu tố gây mất tập trung khi muốn làm bất cứ việc gì. Hãy tắt tiếng điện thoại di động, các thông báo qua email… trước khi bạn bắt đầu làm việc.

3. Thay đổi đồng hồ sinh học

Những thay đổi trong nhịp sống tới não bộ trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng rõ rệt tới trí nhớ. Hiện tượng suy giảm trí nhớ có thể xảy ra ở những người thường làm việc ca đêm, hoặc thời gian biểu không cố định. Do đó, những người liên tục bị phá vỡ nhịp sinh học hàng ngày như thường xuyên mất ngủ vào ban đêm sẽ dễ bị mắc chứng hay quên.

Bạn cần ngủ đủ giấc từ 7 đến 8 giờ mỗi đêm để các tế bào não bộ được phục hồi. Hãy cố gắng sinh hoạt đúng giờ, bạn sẽ cải thiện trí nhớ và sức khỏe.

4. Áp lực cuộc sống gia đình

Bạn có thể chịu nhiều áp lực từ cuộc sống gia đình như những lo toan cho công việc, học hành hay đời sống thường ngày cùng các mối quan hệ. Điều này nếu không được giải tỏa thì sẽ dễ khiến đầu óc bạn luôn ở trong tình trạng căng thẳng quá mức. Từ đó, não bộ trở nên kém tập trung và trí nhớ của bạn cũng bị suy giảm ít nhiều.

Bạn nên điều chỉnh lại lối sống nhằm giảm thiểu áp lực về tinh thần. Bạn nên tạo cho mình nhiều thời gian hơn để thư giãn, nghỉ ngơi thay vì cố gắng gồng gánh quá nhiều thứ để rồi mệt mỏi.

5. Bệnh lý thần kinh

Rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não hay lạm dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ hoặc những loại chấn thương hay bệnh tật khác đều có thể ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh. Những người có bệnh gan, thận mạn tính gây thiếu oxy lên não cũng dễ gặp triệu chứng “não cá vàng”.

Nếu bạn cảm thấy bản thân hay người thân có các biểu hiện trí nhớ bất thường thì bạn cần phải nhanh chóng đến các bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra toàn diện.

Cách điều trị bệnh não cá vàng

Ngoài việc hạn chế các nguyên nhân gây bệnh thì bạn cũng cần áp dụng các biện pháp nhằm tăng cường trí nhớ nhờ quá trình ăn uống đúng cách, kết hợp với luyện tập và nghỉ ngơi điều độ.

Ăn uống lành mạnh

Có những thực phẩm tốt cho trí não mà bạn nên bổ sung nhiều hơn trong chế độ ăn. Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn cải thiện trí nhớ cũng như tránh được các thực phẩm khiến bạn dễ rơi vào tình trạng “não cá vàng”.

1. Chú trọng bữa sáng

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng bữa ăn sáng có thể cải thiện trí nhớ ngắn hạn và tăng cường sự tập trung. Thậm chí, các sinh viên đã ăn sáng có xu hướng làm được bài thi tốt hơn so với những người không ăn.

Các loại thực phẩm tốt nên được sử dụng cho bữa sáng của bạn bao gồm ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ, thực phẩm từ sữa và trái cây.

2. Hạn chế đường

Ăn quá nhiều đường có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe và các bệnh mãn tính, bao gồm suy giảm nhận thức. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều đường có thể dẫn đến trí nhớ kém.

Bạn nên cắt giảm đường vì điều này không chỉ giúp ích cho trí nhớ mà còn cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn.

3. Bổ sung nhiều cá

Cá giàu axit béo omega-3 là chìa khóa vàng cho sức khỏe não bộ. Một chế độ ăn uống với nhiều cá sẽ giúp bạn cải thiện chứng mất trí nhớ, giảm nguy cơ bị đột quỵ và hay chứng sa sút trí tuệ. Do đó, cá là thực phẩm rất cần thiết, đặc biệt là đối với người cao tuổi và trẻ nhỏ.

Để não bộ và hệ tim mạch khỏe mạnh hơn, bạn nên ăn khoảng hai khẩu phần cá cho mỗi tuần.

4. Hạn chế uống rượu bia

Uống quá nhiều đồ uống có cồn có thể gây bất lợi cho sức khỏe của bạn theo nhiều cách và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ của bạn.

Bạn chỉ nên uống một hoặc hai ly, hãy tránh uống quá nhiều rượu bia để bảo vệ trí nhớ của bạn.

Luyện tập thường xuyên

Các cách luyện tập cho não bộ có thể chỉ cần đơn giản như việc ngồi thiền một cách thư giãn. Ngoài ra, bạn nên tăng cường tập thể dục một cách thường xuyên. Nghiên cứu cho thấy vận động cơ thể thường xuyên có thể cải thiện chức năng nhận thức của bạn.

1. Dành thời gian thiền định

Việc thực hành thiền có thể ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe của bạn theo nhiều cách. Thiền giúp thư giãn và làm dịu tinh thần. Điều này giúp bạn giảm căng thẳng, giảm huyết áp và thậm chí cải thiện trí nhớ.

Mỗi ngày, bạn hãy dành ra chút thời gian để ngồi thiền. Điều này không chỉ khiến tâm trạng bạn tốt lên mà còn giúp bạn dễ dàng ghi nhớ được nhiều việc hơn.

2. Rèn luyện trí não

Rèn luyện kỹ năng nhận thức của bạn bằng cách chơi các trò chơi trí não là một cách thú vị và hiệu quả để tăng cường trí nhớ của bạn.

Trò chơi ô chữ, trò chơi gợi nhớ từ và thậm chí các ứng dụng di động dành riêng cho việc rèn luyện trí nhớ là những cách rất tốt để tăng cường trí nhớ.

3. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần nói chung. Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục có thể làm tăng bài tiết protein giúp bảo vệ thần kinh và cải thiện sự tăng trưởng và phát triển của tế bào thần kinh, dẫn đến cải thiện sức khỏe não bộ.

Bạn nên tìm ra niềm đam mê của mình trong việc tập luyện. Đó có thể là một môn thể thao hay một hoạt động thể chất, hãy biến các vận động thành thói quen và thực hiện thường xuyên.

4. Học một ngôn ngữ mới

Các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ đã được chứng minh là có tác động tích cực đến trí não. Bạn có thể cố gắng chăm chỉ hơn khi học một ngôn ngữ mới. Điều này không chỉ giúp bạn cải thiện trí nhớ mà còn rất có lợi cho cuộc sống sau này của bạn.

Bạn không cần phải chọn một ngôn ngữ xa lạ để bắt đầu học mà bạn có thể dành thời gian để trau dồi thêm tiếng Anh hay bất cứ thứ tiếng nào bạn thấy cần thiết.

Nghỉ ngơi hợp lý

Não không được nghỉ ngơi trong một thời gian dài sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nhiều nghiên cứu cho thấy não bộ ở những người thiếu ngủ hoặc làm việc quá sức thường sẽ nhớ sai thông tin.

Ngủ đúng giờ và đủ giấc

Tình trạng thiếu ngủ có liên quan đến trí nhớ kém trong một khoảng thời gian nhất định. Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố trí nhớ, một quá trình trong đó là những ký ức ngắn hạn được củng cố và biến thành những ký ức lâu dài hơn. Nghiên cứu cho thấy rằng nếu bị thiếu ngủ thì bạn đang tác động tiêu cực đến trí nhớ của bạn.

Các chuyên gia sức khỏe khuyên người lớn nên ngủ từ 7 đến 8 giờ mỗi đêm để có sức khỏe tối ưu. Đồng thời bạn cần ngủ nghỉ đúng giờ giấc, tránh thức khuya dậy muộn.

Thư giãn trong giờ làm việc

Mặc dù công việc rất bận rộn nhưng nếu bạn cứ cố gắng quá sức thì nhất định sẽ không hiệu quả. Trong khi làm việc thì bạn cũng cần có những khoảng thời gian một chút để cho não bộ được nghỉ ngơi, không suy nghĩ quá nhiều.

Bạn có thể đeo tai nghe để thưởng thức âm nhạc êm ái nhẹ nhàng sau khi hoàn thành một công việc nào đó trước khi bắt tay vào việc mới.

Thực tế, có rất nhiều thói quen góp phần vào việc làm giảm trí nhớ mà bạn vô tình thực hiện mỗi ngày. Bạn hãy cố gắng hạn chế và thay đổi dần các thói quen không tốt bằng các thói quen giúp ích cho trí nhớ của bạn. Đồng thời, bạn nên bổ sung thêm các dưỡng chất có lợi cho não trong khẩu phẩn ăn để không còn bị dán nhãn ngốc nghếch vì não cá vàng nữa nhé.

Vân Anh | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cắt tử cung ngả âm đạo

(77)
Tìm hiểu chungCắt tử cung ngả âm đạo là gì?Đây là một phẫu thuật để cắt bỏ tử cung và cổ tử cung. Phẫu thuật này cũng có thể cắt bỏ luôn cả ... [xem thêm]

Bố mẹ làm gì khi trẻ bị hen suyễn?

(68)
Khi trẻ bị hen suyễn lên cơn, khí quản sẽ bị sưng đỏ, tiết dịch nhầy và phế quản co thắt lại làm thu hẹp ống dẫn khí. Điều này khiến bé gặp tình ... [xem thêm]

Dấu hiệu nhận biết chấn thương và rối loạn chức năng ở ngón tay

(61)
Chúng ta đều dùng tay trong hầu hết các hoạt động trong cuộc sống. Vì thế, không có gì khó hiểu khi chấn thương và rối loạn ở ngón tay khá phổ biến.Chấn ... [xem thêm]

5 thủ phạm khiến bạn mãi không giảm được cân

(35)
Nhiều người thắc mắc tại sao dù đã tập luyện vô cùng cật lực mà mãi chẳng giảm được kí lô nào. Đó là bởi họ đang theo những phương pháp ăn uống ... [xem thêm]

8 bài tập phổ biến có thể gây nguy hiểm cho bạn

(29)
Cơ thể bạn sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi khi phải ngồi một chỗ làm việc trong thời gian dài. Những bài tập thể dục nhẹ nhàng không chỉ giúp bạn thư giãn ... [xem thêm]

Điều trị biến chứng đau thần kinh do tiểu đường

(96)
Tình trạng đường huyết cao ở người bệnh đái tháo đường có thể làm tổn thương dây thần kinh gửi tín hiệu từ bàn tay và bàn chân. Sự tổn thương này ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Rối loạn thần kinh tim có chữa được không?

(77)
Rối loạn thần kinh tim không phải là bệnh tim mà về bản chất đây là rối loạn lo âu. Rối loạn thần kinh tim có chữa được không là câu hỏi không quá khó ... [xem thêm]

7 triệu chứng gai cột sống lưng thường gặp

(29)
Cột sống lưng là một phần của cột sống. Nó nằm giữa cột sống cổ và thắt lưng, bao gồm 12 xương đốt sống xếp chồng lên nhau. Cột sống lưng đóng vai ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN