Muốn có sức khỏe tốt, hãy ăn cải bó xôi!

(4.48) - 26 đánh giá

Tên gốc: Rau chân vịt

Tên gọi khác: Cải chân vịt, cải bó xôi

Tên khoa học: Spinacia oleracea

Tên tiếng Anh: Spinach

Tìm hiểu chung về rau chân vịt

Rau chân vịt là gì?

Rau chân vịt (cải bó xôi) là một thành viên của họ rau dền, đã từng được trồng ở Ba Tư từ cách đây hàng nghìn năm sau đó du nhập về Trung Quốc cách đây khoảng 1.500 năm. Vài trăm năm sau đó, loại rau này được mang đến châu Âu và nhanh chóng có mặt trong nhiều món ăn ngon.

Rau chân vịt là một loại rau ăn lá giàu khoáng chất như kali, kẽm, magiê, sắt, canxi… cùng các loại vitamin như folate, niacin, vitamin A, vitamin B6, vitamin C, vitamin K, vitamin B1 (thiamine), vitamin B2 (riboflavin) và nhiều vitamin thiết yếu khác. Đây là một loại rau rất có lợi cho sức khỏe với hàm lượng chất béo thấp. Bạn có thể dùng để chế biến các món như: salad, xào hay nấu canh, chiên trứng…

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), 100g rau chân vịt chứa 28,1µg vitamin C, đáp ứng được 34% nhu cầu khuyến nghị hằng ngày của loại vitamin này.

Hiện nay rau chân vịt còn được bào chế dưới dạng thực phẩm bổ sung, song nó vẫn được sử dụng rộng rãi chủ yếu như một loại rau.

Tác dụng của rau chân vịt

“Rau chân vịt có tác dụng gì?” là câu hỏi của không ít người khi đề cập về công dụng của loại rau này. Nhiều báo cáo cho thấy rau chân vịt có khả năng chống oxy hóa, nhờ đó góp phần không nhỏ trong việc phòng ngừa thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác, thoái hóa hệ thống miễn dịch và thần kinh…

Nhìn chung, tác dụng của cải bó xôi có thể kể đến như sau:

1. Rau chân vịt kiểm soát bệnh đái tháo đường

Rau chân vịt có chứa axit alpha-lipoic. Đây là một chất chống oxy hóa đã được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu, tăng độ nhạy insulin và ngăn ngừa sự thay đổi oxy hóa, những thay đổi do tình trạng căng thẳng gây ra ở bệnh nhân đái tháo đường.

Các nghiên cứu về axit alpha-lipoic cũng cho thấy hoạt chất này tác động làm suy giảm bệnh thần kinh ngoại vi và bệnh thần kinh tự trị ở bệnh nhân đái tháo đường.

Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đã sử dụng axit alpha-lipoic tĩnh mạch và không chắc chắn liệu việc bổ sung bằng đường uống có tạo ra lợi ích giống như vậy hay không.

2. Rau chân vịt giúp ngăn ngừa ung thư

Các thành phần khác nhau trong cải bó xôi như folate, tocopherol và chlorophyllin rất hữu ích trong việc điều trị và bảo vệ bệnh nhân bị ung thư, bao gồm: ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư gan và phổi.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy loại rau này rất hiệu quả trong việc chống ung thư tuyến tiền liệt. Điều này liên quan đến epoxyxanthophylls, một carotenoid đặc biệt, cùng với neoxanthin và violaxanthin làm giảm trực tiếp hoạt động của khối u và sự lan tràn của tế bào ung thư khắp cơ thể.

Ngoài ra, một nghiên cứu năm 2013 tiến hành trên 12.000 động vật cho thấy cải bó xôi và nhiều loại rau xanh có hiệu quả trong việc ngăn chặn các tác động gây ung thư của các heterocyclic amin. Loại amin này sinh ra khi thức ăn bị nướng ở nhiệt độ cao, có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

3. Phòng chống hen suyễn

Một nghiên cứu tiến hành trên 433 đối tượng bị hen suyễn trong độ tuổi từ 6 – 18 và 537 trẻ không mắc bệnh này. Kết quả, nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn thấp hơn ở những người có lượng dinh dưỡng cao nhất định. Một trong những dưỡng chất quan trọng góp phần vào kết quả này là beta-carotene. Cải bó xôi là nguồn cung cấp beta-carotene tuyệt vời.

4. Hạ huyết áp

Do cải chân vịt có hàm lượng kali cao trong khi hàm lượng natri lại thấp nên những người bị tăng huyết áp được khuyến cáo nên dùng loại rau này để giúp hạ áp. Lượng kali có trong loại rau này thể giúp giảm tác dụng của natri trong cơ thể. Nồng độ kali trong cơ thể thấp có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến huyết áp cao khi hàm lượng natri đạt mức cao.

Các folate hiện diện trong loại rau này cũng góp phần làm giảm huyết áp và thư giãn các mạch máu, trong khi duy trì lưu lượng máu thích hợp, bằng cách giảm huyết áp, giảm căng thẳng lên các mạch máu và động mạch giúp hệ tim mạch giảm căng thẳng, tăng sự oxy hóa cho các cơ quan trong cơ thể để chúng có chức năng tối ưu nhất.

5. Giúp hình thành hệ xương chắc khỏe

Hàm lượng vitamin K trong cơ thể thấp làm gia tăng nguy cơ gãy xương. Cải bó xôi là một nguồn cung giàu vitamin K, rất tốt cho quá trình tổng hợp canxi giúp hình thành hệ xương chắc khỏe.

Ngoài ra, các khoáng chất khác như mangan, đồng, magiê, kẽm và phốt pho cũng giúp phát triển hệ xương chắc khỏe. Do đó, việc thường xuyên sử dụng rau chân vịt có thể ngăn chặn nguy cơ phát triển bệnh loãng xương. Những khoáng chất này cũng rất cần thiết cho việc duy trì răng và móng khỏe mạnh.

6. Hỗ trợ tiêu hóa

Cải chân vịt giàu chất xơ và nước, giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón, giữ cho đường tiêu hóa khỏe mạnh.

7. Giúp da và tóc khỏe mạnh

Cải bó xôi rất giàu vitamin A, loại vitamin giúp kiểm soát quá trình sản xuất dầu trong lỗ chân lông và nang tóc để dưỡng ẩm cho da và tóc. Vitamin A cũng cần thiết cho sự tăng trưởng của tất cả các mô cơ thể, bao gồm cả da và tóc.

Cải bó xôi và các loại rau lá xanh là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Loại vitamin này có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp và duy trì collagen, cung cấp cấu trúc cho da và tóc.

Ngoài ra, thiếu sắt cũng là một nguyên nhân phổ biến của tình trạng rụng tóc. Điều này có thể được ngăn chặn một cách dễ dàng bằng việc ăn các loại rau giàu sắt như cải bó xôi.

Các chất dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật và chất diệp lục đã được chứng minh giúp bảo vệ da khỏi các tia có hại của mặt trời, kể cả tia UV. Chúng không chỉ bảo vệ mà ở một mức nào đó, chúng còn giúp sửa chữa các gene bị hư hại, từ đó giúp ngăn ngừa ung thư da trong thời gian dài.

8. Rau chân vịt cải thiện thị lực

Trong báo cáo năm 2013 được công bố trên tạp chí Clinical Interventions in AgingHelen M Rasmussen, một nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge (Anh) đã tiết lộ rằng rau chân vịt là nguồn giàu beta-carotene, lutein và xanthene. Đây là những chất có lợi cho thị lực. Beta-carotene có thể giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt vitamin A, ngứa mắt, loét giác mạc và khô mắt. Điều này cũng là do một số đặc tính chống viêm của rau chân vịt, có thể làm giảm bọng mắt hoặc kích thích trong mắt.

9. Điều trị thoái hóa điểm vàng

Bệnh thoái hóa điểm vàng (AMD) hoặc viêm võng mạc sắc tố gây mù lòa là do sự thoái hóa của lutein và xanthene. Chúng là một phần trung tâm của võng mạc. Trong bài báo Thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác và những phát triển gần đây đăng trên Post Graduate Medical Journal, cho biết những bệnh nhân bị thoái hóa điểm vàng nên dùng các loại rau lá xanh tươi, đặc biệt là cải bó xôi, vì có chứa carotenoid. Loại rau này cũng chứa một lượng lớn các chất chống oxy hóa làm giảm tác hại của các gốc tự do, tác động tiêu cực đến tầm nhìn và gây ra các bệnh liên quan đến tuổi tác như bệnh tăng nhãn áp và thoái hóa điểm vàng.

10. Giảm nguy cơ đục thủy tinh thể

Lutein và zeaxanthin có trong cải bó xôi hoạt động như chất chống oxy hóa mạnh nên giúp đôi mắt ngăn ngừa được những tác động của tia UV, loại tia có thể dẫn đến đục thủy tinh thể. Chúng cũng làm giảm tác động của các gốc tự do, có thể là nguyên nhân chính gây đục thủy tinh thể và các bệnh về mắt khác.

11. Đem lại các lợi ích thần kinh

Theo nhà nghiên cứu Fernando Gómez-Pinilla, khoa Phẫu thuật thần kinh và sinh lý học, Đại học California, Mỹ, cải bó xôi có khả năng chống oxy hóa cao có liên quan đến hoạt động ty thể, chịu trách nhiệm ảnh hưởng đến chức năng nhận thức. Một số thành phần của cải bó xôi như kali, folate và các chất chống oxy hóa khác được biết rất tốt cho hệ thần kinh của người thường xuyên tiêu thụ nó. Folate làm giảm sự xuất hiện của bệnh Alzheimer.

Vì vậy, cải bó xôi là một lựa chọn tốt cho những người có nguy cơ cao bị suy giảm thần kinh hoặc nhận thức. Kali là một phần không thể thiếu của sức khỏe não bộ, có liên quan đến việc tăng lưu lượng máu lên não và nhận thức cao, tập trung và hoạt động thần kinh.

12. Điều trị bệnh rối loạn đông máu

Rau chân vịt giàu vitamin K giúp đông máu bằng cách sản xuất prothrombin. Do đó, loại rau này có khả năng điều trị chứng rối loạn chảy máu. Nó rất hữu ích trong việc kiểm soát tình trạng chảy máu quá mức, đồng thời duy trì chức năng gan bằng cách kích thích sản xuất glycogen.

13. Tăng cường cơ bắp

C0-Q10 là một chất chống oxy hóa có trong cải bó xôi. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường cơ bắp, đặc biệt là các cơ tim, liên tục bơm máu đến tất cả các bộ phận của cơ thể. C0-Q10 có thể được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị các bệnh tim mạch như tăng lipid máu, suy tim, tăng huyết áp và bệnh tim mạch vành.

14. Tăng cường trao đổi chất

Các bác sĩ thường đưa ra lời khuyên là nên tiêu thụ rau chân vịt thường xuyên. Nguyên do là lượng protein trong cải bó xôi dễ bị phân hủy thành các axit amin cần thiết cho con người. Chúng cũng làm tăng khả năng chữa lành vết thương, tăng cường sự trao đổi chất, khuyến khích tất cả các cơ quan hoạt động ở mức tối ưu.

Ngoài ra, một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng thylakoid trong loại rau này có thể kiềm chế sự thèm ăn và các cơn đói, từ đó giúp giảm cân hiệu quả.

15. Tác dụng chống loét

Hoạt tính chống loét của dịch chiết xuất của rau chân vịt ở chuột đăng trên tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Dược và Hóa học (International Journal of Research in Pharmacy and Chemistry) công bố rau chân vịt và một số loại rau khác có khả năng bảo vệ lớp màng nhầy của dạ dày, giúp làm giảm sự xuất hiện của loét dạ dày.

Ngoài ra, các glycoglycerolipid trong loại rau này có thể làm tăng sức mạnh của niêm mạc đường tiêu hóa, giúp ngăn ngừa bất kỳ tình trạng viêm nhiễm nào trong bộ phận này.

16. Ngăn ngừa xơ vữa động mạch

Xơ vữa động mạch là do sự xơ cứng của các động mạch. Một sắc tố gọi là lutein được tìm thấy trong rau bó xôi đã được chứng minh là làm giảm sự xuất hiện của xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ. Điều này là do protein của cải bó xôi có xu hướng giảm cholesterol và các chất béo khác trong mạch máu.

17. Giúp hệ thần kinh của thai nhi phát triển

Lượng folate có trong rau chân vịt rất hữu ích trong việc giúp hệ thần kinh của thai nhi phát triển. Thiếu folate có thể dẫn đến các dị tật như hở hàm ếch hoặc nứt đốt sống. Do đó, thai phụ được khuyên nên tiêu thụ loại rau này nhiều hơn bình thường để có thể hấp thụ đủ lượng folate cũng như vitamin A. Trong đó, vitamin A cần thiết cho sự phát triển phổi của bào thai, trẻ bú mẹ cũng có thể nhận được loại vitamin này qua sữa mẹ. Vì thế, bạn nên duy trì chế độ ăn có cải bó xôi trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.

18. Giảm viêm

Loại rau này có rất nhiều hợp chất chống viêm, là loại rau có dược tính kháng viêm mạnh nhất. Do đó, rau chân vịt có thể bảo vệ tim khỏi tình trạng viêm nguy hiểm, ngăn ngừa ung thư, giảm tình trạng viêm và đau liên quan đến các bệnh như viêm khớp, bệnh gout… mà rất nhiều người đang phải đối mặt.

19. Nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ trong độ tuổi tăng trưởng

Trẻ nhỏ nên được cho ăn loại rau này, bởi đây là nguồn cung dồi dào protein, vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật. Các chất dinh dưỡng này giúp bé có sự phát triển tương xứng trong các giai đoạn phát triển quan trọng.

Ngoài ra, rau chân vịt có thể được sử dụng cho các mục đích sử dụng khác. Hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Liều dùng rau chân vịt

Liều dùng thông thường của rau chân vịt là gì?

Liều lượng sử dụng rau chân vịt có thể khác nhau đối với những bệnh nhân khác nhau. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Rau chân vịt có thể không an toàn cho một số người. Hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều lượng thích hợp.

Tác dụng phụ của rau chân vịt

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng rau chân vịt?

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ khi dùng loại rau này như một loại thảo dược, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

Thận trọng khi dùng rau chân vịt

Trước khi dùng rau chân vịt, bạn nên biết những gì?

Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ, nếu:

Bạn cần cân nhắc giữa lợi ích của việc sử dụng rau chân vịt với nguy cơ có thể xảy ra trước khi dùng. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng vị thuốc này.

Mức độ an toàn của rau chân vịt như thế nào?

Tương tác với rau chân vịt

Rau chân vịt có thể tương tác với những gì?

Thảo dược này có thể tương tác với những thuốc bạn đang dùng hay tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hay bác sĩ trước khi sử dụng rau chân vịt.

Rau chân vịt có thể tương tác với các sản phẩm như:

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Thay đổi thói quen ăn uống khi bé lên một tuổi

(34)
Con bạn đã tròn 12 tháng. Chúc mừng bạn và bé cưng đã trải qua một năm đầu đời với bao niềm vui và tiếng cười. Giờ thì, mẹ hãy tập cho con những thói ... [xem thêm]

Quá trình phát triển trí não ở con trẻ

(61)
Não của bé được hình thành theo thời gian, bắt đầu trong suốt thai kỳ và tiếp tục cho đến khi trưởng thành. Giống như một tòa nhà, sự phát triển trí ... [xem thêm]

Xét nghiệm chọc ối giúp phát hiện sớm dị tật thai nhi

(31)
Sau khi chẩn đoán thai nhi có bất thường nhiễm sắc thể, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành một vài xét nghiệm chuyên sâu như chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau ... [xem thêm]

10 điều bạn nên biết khi tự xét nghiệm HIV tại nhà

(12)
Nếu cảm thấy ngần ngại khi phải đến các trung tâm y tế, bạn có thể lựa chọn cách tự xét nghiệm HIV tại nhà dựa vào mẫu máu để xác định tình trạng ... [xem thêm]

Để giao tiếp không còn là nỗi sợ

(55)
Một số người khi sinh ra đã có khả năng bắt chuyện với bất kì ai trong bất kì tình huống nào, dù là trong một bữa tiệc, trong quán bar, phòng tập thể hình ... [xem thêm]

Ảnh hưởng của thuốc lá với đái tháo đường

(87)
Mặc dù đã được cảnh báo về tác hại của thuốc lá nhưng nhiều người dường như bỏ qua hay không quan tâm cho đến khi bệnh tật xuất hiện họ mới cảm ... [xem thêm]

Bệnh về da ở trẻ sơ sinh: Mẹ nhận biết sớm để chữa trị cho bé!

(30)
Các bệnh về da ở trẻ sơ sinh rất dễ xuất hiện do thời tiết thay đổi, yếu tố hormone hay những tác nhân gây kích ứng từ môi trường ngoài, thậm chí có ... [xem thêm]

14 kỹ năng sinh tồn cứu sống bạn trong lúc nguy hiểm

(64)
Để cho bạn có sự phòng bị tốt nhất, Chúng tôi sẽ chỉ bạn 14 kỹ năng sinh tồn có thể giúp bạn sống sót qua khỏi những tình huống cực kỳ khó khăn, nguy ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN