Xét nghiệm chọc ối giúp phát hiện sớm dị tật thai nhi

(3.69) - 31 đánh giá

Sau khi chẩn đoán thai nhi có bất thường nhiễm sắc thể, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành một vài xét nghiệm chuyên sâu như chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau để đi đến kết luận sau cùng.

Chọc ối và sinh thiết gai nhau là gì? Các phương pháp này giúp ích gì cho mẹ bầu và những điều gì cần lưu ý khi thực hiện? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Chọc ối và sinh thiết gai nhau là những thủ thuật gì?

Chọc ối và sinh thiết gai nhau là các xét nghiệm có thể cho bạn biết liệu thai nhi có vấn đề về nhiễm sắc thể hay các rối loạn di truyền nhất định hay không.

1. Sinh thiết gai nhau (CVS)

Sinh thiết gai nhau (CVS) được thực hiện sớm trong thời kỳ mang thai (thường là từ tuần thứ 10 đến tuần thứ 13) nên bạn có thể sớm tìm hiểu về tình trạng của bé. Nếu không có vấn đề gì, mẹ bầu sẽ sớm trút nhẹ gánh lo. Nếu không may có vấn đề nghiêm trọng xảy ra thì bạn có thể lựa chọn bỏ thai sớm ngay trong tam cá nguyệt thứ nhất.

Thủ thuật sinh thiết gai nhau gây ra hiện tượng chảy máu dẫn tới việc hòa trộn máu bạn và của thai nhi. Nếu máu Rh của bạn âm tính, bạn sẽ được tiêm huyết thanh Rh immunoglobulin (globulin miễn dịch) (như RhoGAM) để ngăn ngừa tình trạng gây hại tới thai nhi nếu máu của trẻ là Rh dương tính.

Thủ thuật sinh thiết gai nhau nhìn chung được cho là có tỷ lệ sẩy thai cao hơn so với chọc ối, nhưng điều này có thể không đúng ở mọi cơ sở y tế.

2. Chọc ối

Chọc ối là gì?

Đối với những mẹ bầu muốn đợi kết quả kiểm tra trong tam cá nguyệt thứ hai, trước khi quyết định thực hiện xét nghiệm xâm lấn thì chọc ối là lựa chọn duy nhất. Thủ thuật này thường được tiến hành trong tuần thai thứ 16 đến 20 .

Chọc ối là một xét nghiệm trước khi sinh cho phép bác sĩ thu thập thông tin về sức khỏe của bé từ một mẫu nước ối ở mẹ. Mục đích của thủ thuật là để xác định xem thai nhi có những rối loạn di truyền nhất định hoặc bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down hay không.

Cũng giống như thủ thuật sinh thiết gai nhau (CVS), phương pháp chọc ối sẽ lập ra bộ nhiễm sắc thể (karyotype). Thông qua hình ảnh về nhiễm sắc thể của thai nhi, bác sĩ có thể kết luận chắc chắn vấn đề xảy ra.

Ai cũng có thể được thực hiện thủ thuật này, nhất là những người có nguy cơ cao liên quan đến các vấn đề về di truyền và nhiễm sắc thể. Một vài lý do khác để mẹ bầu tiến hành thủ thuật chọc ối là:

  • Chẩn đoán hoặc loại trừ nhiễm trùng tử cung để đánh giá tình trạng của thai nếu mẹ có một vấn đề về nhóm máu như bất tương đồng nhóm máu Rh. Đây là một tình trạng phức tạp xảy ra nếu nhóm máu của mẹ khác loại so với thai nhi
  • Để đánh giá sự phát triển của phổi ở thai nhi xem có đủ điều kiện để mẹ sinh sớm vì một lý do sức khỏe nào đó hay không.

Thủ thuật chọc ối được thực hiện như thế nào?

Việc thực hiện thủ thuật chọc ối thường mất khoảng 20 đến 30 phút. Trước khi tiến hành, bác sĩ sẽ siêu âm để đo kích thước và kiểm tra giải phẫu cơ bản của thai nhi, cũng như xác định túi nước ối đánh giá khoảng cách an toàn của em bé và nhau thai. Mẹ bầu nằm trên bàn khám và bụng sẽ được sát khuẩn bằng dung dịch cồn iốt để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.

Sau đó, bác sĩ đưa một đầu kim dài, mỏng và rỗng qua thành bụng vào trong túi ối xung quanh thai để rút một lượng nước ối khoảng 15 đến 20 ml (khoảng ba muỗng cà phê). Quá trình này mất khoảng 30 giây. Thai nhi sẽ tiếp tục tạo ra nước ối để thay thế lượng nước được rút ra.

Bạn sẽ cảm thấy đau quặn, châm chích trong suốt quá trình thực hiện hoặc không cảm thấy khó chịu gì cả. Mức độ khó chịu hoặc đau đớn ở từng phụ nữ và thậm chí là ở những lần mang thai khác nhau sẽ thay đổi.

Bạn có thể đề nghị được gây tê nhưng cơn đau do chích thuốc gây tê có thể sẽ tồi tệ hơn so với việc đâm kim hút ối nên hầu hết các bà mẹ đều quyết định không gây tê. Kế tiếp, bác sĩ kiểm tra nhịp tim thai qua hình ảnh trên màn hình siêu âm.

Ngày nay, những bác sĩ ngày càng có nhiều kinh nghiệm cùng với y học tiên tiến nên việc chọc ối không gây ra nhiều rủi ro. Vì thế, mẹ bầu không nên lo lắng khi phải thực hiện chọc ối!

Những rối loạn và khiếm khuyết mà chọc ối có thể phát hiện

Thủ thuật chọc ối có thể tìm thấy hầu như tất cả các rối loạn nhiễm sắc thể bao gồm hội chứng Down, trisomy 13, trisomy 18 và các bất thường nhiễm sắc thể giới tính (như hội chứng Turner). Xét nghiệm này có thể chẩn đoán những rối loạn nhưng không thể đánh giá được mức độ nghiêm trọng của chúng.

Có hàng trăm rối loạn di truyền như xơ nang, bệnh hồng cầu hình liềm và bệnh Tay-Sachs. Xét nghiệm này không thể phát hiện được tất cả chứng rối loạn nhưng nếu bào thai có nguy cơ cao, việc chọc ối thường cho bạn biết liệu bé có bị bệnh hay không.

Các khiếm khuyết ống thần kinh như đốt sống chẻ đôi và tật không não được thực hiện bằng cách đo nồng độ một chất gọi là alpha-fetoprotein (AFP) trong dịch màng ối. Tuy nhiên, việc chọc ối không thể phát hiện các khuyết tật bẩm sinh khác như dị tật tim hoặc sứt môi mẻ hay chẻ vòm. Như vậy, nhiều khuyết tật về cấu trúc sẽ được phát hiện khi siêu âm trong tam cá nguyệt thứ 2.

Những yếu tố làm cho thai nhi có nguy cơ mắc các rối loạn dị tật

  • Hội chứng Down: Mẹ bầu đã thực hiện xét nghiệm sàng lọc với kết quả thai nhi có nguy cơ cao mắc hội chứng Down hoặc một vấn đề về nhiễm sắc thể khác.
  • Kết quả siêu âm: Kết quả siêu âm cho thấy rằng thai nhi có các khuyết tật cấu trúc liên quan đến vấn đề nhiễm sắc thể.
  • Kết quả sàng lọc: Kết quả này cho thấy bạn hoặc bạn đời mang gen bất thường. Bạn và vợ/chồng có mang gen của những bệnh rối loạn di truyền lặn như xơ nang hoặc bệnh hồng cầu hình liềm.
  • Bệnh sử bản thân: Nếu bạn từng mang thai em bé có một bất thường về di truyền nhất định thì có nguy cơ xảy thai cao hơn ở lần mang thai kế tiếp.
  • Bệnh sử gia đình: Bạn hoặc bạn đời có bất thường về nhiễm sắc thể, rối loạn di truyền hoặc trong gia đình có bệnh di truyền thì thai nhi cũng sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề di truyền cao hơn.
  • Tuổi sinh con: Bất cứ mẹ bầu nào cũng có khả năng mang thai con bị bất thường về nhiễm sắc thể. Nguy cơ này tăng lên theo độ tuổi của người mẹ. Ví dụ, khả năng thai nhi mắc hội chứng Down tăng từ khoảng 1/1.200 ở mẹ mang thai tuổi 25 lên 1/100 ở mẹ mang thai ở độ tuổi 40.
  • Dù thế nào thì kết quả xét nghiệm nước ối cũng rất quan trọng trong việc có giữ lại thai nhi hay không. Hy vọng rằng với những thông tin mà bài viết cung cấp sẽ giúp mẹ bầu có những tháng thai kỳ khỏe mạnh!

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Hút thuốc gây đau tim và tai biến mạch máu não

    (74)
    Làn da lão hóa, nhăn nheo, màu da không đều màu và hình thành mụn trứng cá là những tác hại phổ biến từ việc hút thuốc lá khiến làn da của bạn phải ... [xem thêm]

    5 sai lầm của bố mẹ khi tiêm ngừa vắc xin cho con

    (97)
    Việc tiêm vắc xin phòng ngừa cho trẻ luôn cần thiết để giúp trẻ có hệ miễn dịch tốt cũng như tránh những bệnh khác nhau như sởi, quai bị… Thế nhưng, ... [xem thêm]

    Khi nào con yêu có thể ăn quả mọng (berry)?

    (25)
    Quả mọng là một dòng trái cây rất tốt cho sức khỏe. Chúng cung cấp dồi dào các chất và vitamin cần thiết như chất xơ, chất chống oxy hóa và vitamin C.Không ... [xem thêm]

    Mách bạn cách massage cho bé ngủ ngon

    (11)
    Cũng như chúng ta, trẻ nhỏ rất thích cảm giác thư giãn khi được massage. Mẹ hoàn toàn có thể xoa bóp cho con ở nhà để trẻ ăn ngoan, ngủ ngon, tăng sức đề ... [xem thêm]

    Làm sao trị chứng giảm ham muốn ở phụ nữ?

    (86)
    Tình trạng giảm ham muốn ở phụ nữ có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên như bệnh lý y khoa, thuốc hay các xung đột trong mối quan hệ. Nếu không muốn vấn ... [xem thêm]

    Điều trị mụn cóc tại nhà cực đơn giản

    (20)
    Mụn cóc khiến bạn cảm thấy khó chịu và đau đầu để tìm cách loại bỏ chúng. Chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những cách điều trị mụn cóc tại nhà ... [xem thêm]

    Bạn biết gì về bệnh viêm da?

    (69)
    Viêm da là một tình trạng phổ biến, có thể gây khó chịu cho người bệnh. Một số dạng viêm da có thể kéo dài rất lâu trong khi số khác chỉ xuất hiện và ... [xem thêm]

    Kiểm soát mãn dục nam: Bạn hoàn toàn có thể

    (89)
    Ý thức kiểm soát mãn dục nam cần bắt đầu ngay từ khi còn trẻ bởi nó không xảy ra đột ngột ở tuổi trung niên. Dấu hiện mãn dục nam có thể biểu hiện ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN