Móng quặp

(4.23) - 11 đánh giá

Tìm hiểu chung

Phẫu thuật móng quặp là gì?

Móng quặp (móng chân mọc ngược) là một tình trạng bệnh lý xảy ra khi móng chân của bạn thay vì dài ra phía trước như bình thường, nó lại phát triển bất thường và đâm vào vùng da và thịt xung quanh. Tình trạng này dẫn đến tổn thương và nhiễm trùng ở da gây ra nhiều đau đớn cho bạn. Bệnh này thường gặp ở ngón chân cái, các ngón chân khác cũng có thể gặp những ít hơn.

Nguyên nhân phổ biến nhất của chứng móng quặp là do bạn cắt móng chân không đúng cách. Bên cạnh đó, tình trạng này thường xảy ra theo gia đình, có nghĩa là những người có quan hệ huyết thống với nhau thường có nguy cơ mắc chung căn bệnh này. Ngoài ra, mang giày quá chật không phù hợp với ngón chân của bạn làm cho ngón chân bị đè ép, không ở vị trí tự nhiên cũng có thể gây ra chứng móng quặp.

Khi nào bạn nên thực hiện phẫu thuật móng quặp?

Phẫu thuật cắt móng quặp sẽ giúp người bệnh loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng và hết đau.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện phẫu thuật móng quặp?

Ngoài phương pháp phẫu thuật, bạn có thể phòng tránh hoặc điều trị móng quặp ngay tại nhà bằng cách:

  • Cắt móng chân của bạn thẳng, gọn gàng và không để lại những cạnh sắc;
  • Mang giày thoải mái và phù hợp với hình kích thước bàn chân của bạn;
  • Bác sĩ đa khoa hoặc các bác sĩ chuyên khoa của bạn có thể giúp bạn đẩy móng chân ra khỏi vùng da bị tổn thương hoặc cắt bỏ các mảnh móng chân mà đã chọc sâu vào da.

Bạn nên lưu ý rằng bệnh này có thể tái phát nhiều lần.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Liệu có nguy hiểm nào có thể xảy ra hay không?

Bất kì thủ thuật ngoại khoa nào cũng tiềm ẩn một số rủi ro. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ phẫu thuật của bạn để được giải thích cặn kẽ các biến chứng có thể xảy ra với bạn.

Các biến chứng có thể có xảy ra đối với bất kì ca phẫu thuật nào là :phản ứng không lường trước được với thuốc gây mê, chảy máu quá nhiều hoặc hình thành cục máu đông (huyết khối tĩnh mạch sâu, …). Ngoài ra có một số biến chứng khác như:

  • Nhiễm trùng vùng phẫu thuật (vết thương);
  • Nhiễm trùng phần xương ở dưới mô.

Bạn có thể giảm nguy cơ biến chứng bằng cách cẩn thận theo hướng dẫn của bác sĩ để chuẩn bị cho ca phẫu thuật, chẳng hạn như nhịn ăn và dừng dùng một số loại thuốc nhất đinh trước khi làm phẫu thuật.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các biến chứng có thể xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Quy trình thực hiện

Bạn nên làm gì trước khi thực hiện phẫu thuật móng quặp?

Bạn phải thông báo với bác sĩ chuyên khoa của mình về các loại thuốc gần đây bạn đã dùng, tình trạng dị ứng hay bất kỳ bệnh gì bạn đang mắc phải trước khi làm phẫu thuật. Bạn sẽ được gặp bác sĩ gây mê của bạn để cùng nhau lựa chọn phương pháp gây mê phù hợp. Điều quan trọng là phải thực hiện theo các hướng dẫn về ngừng ăn và uống trước khi phẫu thuật.

Quy trình thông thường cho phẫu thuật móng quặp là gì?

Phẫu thuật điều trị móng quặp thường được thực hiện bằng phương pháp gây tê tại chỗ (gây tê cục bộ).

Ca phẫu thuật thường mất khoảng 10 phút. Sau đây là một số phương pháp phẫu thuật thường được dùng:

  • Nhổ bỏ móng (nhổ bỏ toàn bộ móng chân của bạn).
  • Cắt bỏ các cạnh sắc nhọn của ngón chân (cắt bỏ một phần móng chân của bạn).
  • Phương pháp “Bed Abalation” (bác sĩ sẽ cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ móng chân và sau đó đưa một loại hóa chất hoặc một dòng điện vào vùng thịt bị tổn thương do móng chân của bạn đâm vào).
  • Phương pháp Zadek (cắt bỏ toàn bộ móng chân của bạn và sau đó cắt bỏ những vùng mô mà từ đó móng bất thường mọc ra).

Hồi phục sức khỏe

Những điều nên làm sau khi được phẫu thuật móng quặp?

Chỉ một thời gian ngắn sau phẫu thuật là bạn có thể về nhà.

Bạn hãy cố gắng nằm nâng chân lên cao trong cả ngày đầu để giảm sưng cho chân. Sau ngày đầu, bạn bắt đầu có thể hoạt động lại nhiều hơn. Ngoài ra, bạn nên thực hiện những điều sau để việc hồi phục được nhanh hơn:

  • Không nên chơi thể thao hoặc tập thể dục quá sức trong hai tuần;
  • Giữ cho vết thương khô và sạch;
  • Trong quá trình chăm sóc móng sau này, hãy cố gắng cắt móng chân của bạn thẳng và không để lại những cạnh sắc;
  • Mang giày phù hợp với kích thước của bàn chân của bạn

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Tạo hình mi mắt

(42)
Tìm hiểu chungTạo hình mi mắt là gì?Tạo hình mi mắt là loại phẫu thuật thay đổi hình dạng của mi trên, mi dưới hoặc cả hai. Khi bạn già đi, mi mắt dãn ra ... [xem thêm]

Cắt bỏ sang thương da lành tính

(46)
Tìm hiểu chungSang thương ở da là gì?Sang thương da là những khối mô ở da phát triển bất thường nằm trên bề mặt hay ngay dưới da. Ví dụ của sang thương da ... [xem thêm]

Cắt amidan

(67)
Tìm hiểu chungCắt amidan là gì?Cắt bỏ amidan là một thủ thuật loại bỏ amidan ra khỏi vùng hầu – họng của bạn. Nó là một thành phần trong hệ thống bạch ... [xem thêm]

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch

(24)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật giãn tĩnh mạch là gì?Phẫu thuật giãn tĩnh mạch là loại phẫu thuật nhằm điều trị những tĩnh mạch bị giãn gây khó chịu cho ... [xem thêm]

Cắt tuyến giáp điều trị bướu cổ

(53)
Tìm hiểu chungPhẫu thuật tuyến giáp để điều trị bệnh bướu cổ là gì?Phẫu thuật cắt tuyến giáp để điều trị bệnh bướu cổ là phẫu thuật cắt bỏ ... [xem thêm]

Những điều thú vị về trái cây có thể bạn chưa biết

(67)
... [xem thêm]

Thay bề mặt khớp háng

(72)
Tìm hiểu chungThay bề mặt khớp háng là gì?Thay bề mặtk khớp háng là phẫu thuật nhằm thay khớp háng để điều trị viêm khớp háng tiến triển quá nặng.Viêm ... [xem thêm]

Ghép thận

(47)
Tìm hiểu chungGhép thận là gì?Ghép thận là phẫu thuật chuyển thận của người hiến cho người nhận. Người hiến là người có thận khỏe mạnh và tự ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN