Mối nguy từ phỏng do hóa chất

(4.48) - 76 đánh giá

Tìm hiểu chung

Bỏng là bệnh gì?

Bỏng có thể do nhiều tác nhân gây ra và là một trong những chấn thương phổ biến nhất tại nhà. Không chỉ đơn thuần chỉ là cảm giác nóng rát, bỏng có thể là tổn thương da nghiêm trọng, làm cho các tế bào xung quanh bị ảnh hưởng hoặc chết đi. Có nhiều loại bỏng, dựa trên mức độ nghiêm trọng của tổn thương mô, bao gồm:

  • Bỏng độ I: loại này chỉ ảnh hưởng đến lớp da ngoài cùng, lớp biểu bì da, gây đau và đỏ. Ví dụ điển hình là cháy nắng nhẹ;
  • Bỏng độ II: loại này ảnh hưởng đến lớp thứ hai của da (lớp hạ bì), gây đau, đỏ và rỉ dịch mụn nước;
  • Bỏng độ III: bao gồm tất cả các lớp da và có thể lan rộng đến xương, cơ và dây chằng bên dưới. Các vị trí tổn thương có thể trông nhợt nhạt hoặc cháy đen. Tuy nhiên, vì bỏng không lan rộng đến các dây thần kinh nên bạn thường không thấy đau. Những vết bỏng độ III cần được chăm sóc y tế ngay lập tức;
  • Bỏng độ IV: đây là mức độ nghiêm trọng nhất vì bỏng ảnh hưởng từ da đến cơ, xương và có thể cả dây thần kinh. Bạn cần được chăm sóc y tế ngay lập tức nếu có những vết bỏng độ IV cứng và cháy đen.

Da là lớp đầu tiên bảo vệ cho cơ thể và bỏng có thể phá hủy sự bảo vệ đó. Tất cả các loại bỏng, nếu bạn không điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bỏng?

Các triệu chứng phổ biến của bỏng bao gồm:

  • Bỏng độ I: triệu chứng gồm đỏ, viêm nhẹ hoặc sưng, đau, da khô, bong tróc khi lành vết bỏng;
  • Bỏng độ II: xuất hiện bóng nước, sau đó rất đỏ và đau. Một số bóng nước vỡ, làm cho viết thương trông rất ướt. Theo thời gian, mô dạng vảy mềm và dày (dịch tiết sơi huyết) có thể phát triển trên vết thương;
  • Bỏng độ III và độ IV: vết bỏng có dạng sáp và màu trắng, cháy đen, màu nâu sẫm, da lở và lồi cơ, bóng nước không vỡ.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu nằm trong những trường hợp sau đây:

  • Bỏng ở bàn tay, bàn chân, mặt, khu vực nhạy cảm, khớp lớn hoặc diện tích cơ thể lớn;
  • Bỏng sâu;
  • Bỏng do hóa chất hoặc điện;
  • Khó thở hoặc bị bỏng đường hô hấp;
  • Các dấu hiệu nhiễm trùng, chẳng hạn như dịch chảy ra từ vết thương, đau nhiều hơn, đỏ và sưng tấy;
  • Bỏng hoặc có bóng nước lâu lành;
  • Sẹo lớn;
  • Bỏng xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, người lớn tuổi, người có hệ miễn dịch yếu hoặc vấn đề sức khỏe mạn tính (như ung thư, bệnh tim hoặc bệnh tiểu đường).

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh bỏng?

Một số nguyên nhân có thể gây ra bỏng, bao gồm:

  • Bỏng nhiệt: do lửa, hơi nước, các vật nóng hoặc các chất lỏng nóng gây ra;
  • Bỏng lạnh: do tiếp xúc với những điều kiện ướt, gió hoặc lạnh;
  • Bỏng điện: do tiếp xúc với nguồn điện hoặc sét đánh;
  • Bỏng hoá chất: do tiếp xúc với các hóa chất ở nhà hoặc hóa chất công nghiệp. Hóa chất này có thể ở dạng rắn lỏng hoặc khí. Thực phẩm tự nhiên như ớt, chứa chất gây kích ứng cho da, có thể gây ra cảm giác bỏng;
  • Bỏng bức xạ: gây ra bởi ánh nắng mặt trời, máy nhuộm da, tia cực tím, tia X hoặc xạ trị trong điều trị ung thư;
  • Bỏng ma sát: do tiếp xúc với bất kỳ bề mặt cứng như đường, thảm hoặc các sàn phòng tập thể dục.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường hay mắc bệnh bỏng?

Bỏng có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh bỏng?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bỏng, chẳng hạn như:

  • Sử dụng bếp củi, tiếp xúc với nguồn nhiệt hoặc dây điện;
  • Lưu trữ không an toàn các vật liệu dễ cháy và ăn da;
  • Hút thuốc không cẩn thận;
  • Lạm dụng trẻ em;
  • Điều chỉnh nhiệt độ máy nước nóng trên 54,4°C;
  • Những thực phẩm và dụng cụ chứa thức ăn hâm nóng;
  • Tiếp xúc quá nhiều với ánh mặt trời.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh bỏng?

Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ đánh giá độ sâu của vết bỏng, mức độ tổn hại, đau, sưng và dấu hiệu nhiễm trùng. Bạn cần đi cấp cứu ngay nếu bị bỏng một phần quan trọng trên cơ thể, bỏng do hít khói, bỏng do điện và bỏng nghi ngờ liên quan đến lạm dụng cơ thể. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các thương tích khác và xác định xem tình trạng bỏng đã ảnh hưởng đến phần nào trên cơ thể. Bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm bao gồm chụp X-quang và các thủ thuật chẩn đoán khác.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh bỏng?

Bác sĩ sẽ điều trị bệnh tùy thuộc vào loại và mức độ chấn thương. Hầu hết bỏng nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng các thuốc không kê đơn hoặc sử dụng cây lô hội và thường chúng lành rất nhanh.

Đối với các vết bỏng nghiêm trọng, sau khi sơ cứu ban đầu, bạn cần tiếp tục điều trị với thuốc, băng vết thương, trị liệu và phẫu thuật, nhằm làm giảm đau, loại bỏ các mô chết, ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm sẹo, phục hồi chức năng và giải quyết nhu cầu tình cảm.

Đối với bỏng nặng, thuốc và các sản phẩm khác có thể hỗ trợ trong việc điều trị bệnh, bao gồm:

Đối với vết bỏng lớn, bạn sẽ cần các thủ thuật bổ sung khác sau phẫu thuật, từ hỗ trợ thở, đăt ống nuôi dạ dày cho đến phẫu thuật thẩm mỹ để đảm bảo việc chữa lành vết thương, hồi phục chức năng đầy đủ của các cơ quan ảnh hưởng và tái cấu trúc vùng bị ảnh hưởng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh bỏng?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Phụ nữ bị tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim của con

(59)
Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu, chứng tiểu đường thai kỳ cũng là mối nguy đối với sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Thậm chí, ... [xem thêm]

12 bí quyết chọn trái cây và rau củ quả tươi ngon

(25)
Các loại trái cây và rau củ tươi ngon, bổ dưỡng là nguồn cung cấp vitamin và các dưỡng chất thiết yếu rất tốt cho sức khỏe. Đây cũng là loại trái ... [xem thêm]

Bật mí 9 lợi ích tuyệt vời của tỏi đối với trẻ em

(60)
Bé yêu đang gặp vấn đề về đường ruột hoặc đau tai? Hãy thử sử dụng tỏi để trị bệnh cho con xem. Bố mẹ sẽ thấy bất ngờ về hiệu quả của loại ... [xem thêm]

Sự thay đổi cơ thể của các bạn nữ ở tuổi dậy thì

(84)
Tuổi dậy thì là gì? Tuổi dậy thì là khoảng thời gian khi cơ thể của bạn thay đổi và trở nên giống người lớn hơn. Tuổi dậy thì bắt đầu khi nào? Thông ... [xem thêm]

Kiểm tra ngay 8 dấu hiệu cho thấy bạn thiếu kali

(14)
Kali là một trong những chất vô cùng cần thiết để cơ thể bạn hoạt động bình thường. Kali giúp tạo sức cho cơ, vận hành hệ thần kinh và giúp tim mạch ... [xem thêm]

Cách xếp quần áo, giày dép và phụ kiện giúp phòng bạn luôn gọn gàng

(75)
Bạn vừa xếp tủ quần áo nhưng chỉ cần tìm một chiếc váy thì mọi thứ lại rối tung lên? Đừng biến tủ đồ thành một bãi chiến trường mà bạn phải ... [xem thêm]

Những điều bạn nên biết khi dị ứng thuốc kháng sinh

(18)
Dị ứng thuốc kháng sinh là vấn đề thường gặp trong quá trình điều trị bệnh. Tình trạng này có thể gây triệu chứng từ nhẹ cho đến nặng dẫn đến ... [xem thêm]

Các loại mụn trứng cá và hướng điều trị

(68)
Mụn trứng cá (còn gọi là mụn) là vấn đề rất thường gặp ở nam và nữ tuổi trẻ và tuổi dậy thì. Mụn có thể từ mức độ nhẹ chỉ là mụn đầu đen ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN