Các loại mụn trứng cá và hướng điều trị

(4.1) - 68 đánh giá

Mụn trứng cá (còn gọi là mụn) là vấn đề rất thường gặp ở nam và nữ tuổi trẻ và tuổi dậy thì. Mụn có thể từ mức độ nhẹ chỉ là mụn đầu đen đến những trường hợp mụn bọc, viêm tấy đỏ khắp mặt. Điều trị mụn không đơn giản, cần có sự tư vấn và điều trị từ các bác sĩ chuyên khoa da liễu. Ngoài ra, tuân thủ điều trị và kiên nhẫn cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần mau lành bệnh.

Tìm hiểu chung

Mụn trứng cá là gì?

Mụn trứng cá thường gọi đơn giản là mụn. Đây là bệnh da liễu liên quan đến tuyến bã nhờn dưới da. Những lỗ trên da được gọi là lỗ chân lông và đường dẫn chất nhờn từ lỗ chân lông đến tuyến bã nhờn được gọi là nang lông. Những nốt mụn đỏ hình thành khi nang lông của bạn bị lượng lớn chất nhờn và tế bào chết làm tắc nghẽn, dẫn đến viêm.

Mụn trứng cá thường xuất hiện trên mặt, vai, lưng và ngực. Mụn có thể chỉ là vài nốt nhỏ cộm lên không đau (tình trạng nhẹ), có sưng tấy đỏ (tình trạng trung bình), nhưng cũng có thể rất đau và nghiêm trọng đến mức có bọc mủ.

Các loại mụn trứng cá thường gặp

1. Mụn đầu đen:

Mụn đầu đen là một dạng của mụn trứng cáMụn đầu đen là những mụn trứng cá được mở ở bề mặt da. Những mụn này chứa đầy dầu thừa và tế bào da chết. Màu của mụn không phải là bụi bẩn khiến cho mụn biến thành đen. Màu đen là kết quả của sự phản xạ bất thường của ánh sáng đến từ các nang tóc bị tắc.

Loại mụn này xuất hiện khi dầu thừa cùng với tế bào chết và vi khuẩn tích tụ làm tắc lỗ chân lông. Do lỗ chân lông đã đóng nên hỗn hợp đó đi xuống dưới bề mặt da rồi đội da lên, tạo nên mụn đầu trắng và làm da sần sùi. Loại mụn này thường không gây viêm và dễ kiểm soát. Nhiều loại thuốc không kê đơn tương tự điều trị

Các mục sần là những mụn trứng cá bị viêm, tạo thành những vết sưng nhỏ màu đỏ hoặc hồng trên da. Loại mụn này có thể nhạy cảm với cảm ứng. Nặn hoặc bóp có thể làm cho tình trạng viêm trở nên nặng hơn và dẫn đến sẹo. Một số lượng lớn các sần có thể cho thấy tình trạng mụn trứng cá đang ở mức trung bình đến nặng.

4. Mụn bọc:

Mụn bọc thường sưng đỏ, kích thước lớn và đôi khi gây đau nếu sờ tay vào. Mụn bọc hình thành khi nang lông bị vỡ ở đáy và đẩy bề mặt da.

5. Mụn mủ:

mụn mủ

Mụn dạng nang xảy ra khi tình trạng viêm trở nên trầm trọng. Nó có dạng như túi kín chứa đầy chất lỏng, mủ… và giống như những hạt đậu lớn dưới bề mặt của da.

Những ai thường bị mụn trứng cá?

Mụn trứng cá là bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi, thường gặp ở trẻ vị thành niên và giảm dần theo độ tuổi. Tuy nhiên đôi khi người lớn, đặc biệt là phụ nữ, vẫn có thể bị mụn. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những triệu chứng và dấu hiệu của mụn trứng cá là gì?

Dấu hiệu và triệu chứng của mụn trứng cả phụ thuộc vào tình trạng bệnh của bạn. Một vài dấu hiệu bao gồm:

  • Mụn đầu trắng – nằm trong lỗ chân lông kín;
  • Mụn đầu đen – nằm trong lỗ chân lông mở, chất nhờn chuyển sang màu sậm khi gặp không khí bị oxy hóa;
  • Mụn đỏ, viêm – nốt mẩn nhỏ, ửng đỏ;
  • Mụn mủ – mụn đỏ có mủ ở đầu mụn;
  • Mụn bọc – mụn mủ to, tạo thành bọc mủ, cứng và đau;
  • Mụn nang – mụn bọc lớn, nang lông bị viêm, chứa mủ, rất đau.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng sau:

  • Điều trị tại nhà hơn 3 tháng mà không có kết quả;
  • Mụn vẫn còn tồn tại hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên tìm gặp bác sĩ da liễu;
  • Nổi mụn trứng cá sau khi uống thuốc mới theo toa thuốc của bác sĩ;
  • Có triệu chứng dị ứng sau khi điều trị tại nhà như khó thở, thở đứt quãng, sưng ở mắt, mặt, môi, lưỡi. Nếu bạn có những triệu chứng trên, hãy dừng ngay thuốc đang dùng và gọi cấp cứu.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra mụn trứng cá là gì?

Hormone testosteron ở cả nam và nữ tăng trong quá trình dậy thì và kích thích tuyến dầu ở da. Ở thanh thiếu niên, tuyến nhờn bắt đầu tiết ra nhiều dầu khiến cho da bị nhờn, nhưng ở một số người lượng dầu này bị chặn bởi lỗ chân lông mở. Vi khuẩn, dầu và bụi bẩn làm bít các lỗ chân lông này. Lượng dầu bị chặn lùi lại và hình thành nên mụn đầu trắng, nếu lỗ chân lông mở gặp không khí sẽ tạo nên mụn đầu đen, gây viêm và nhiễm trùng, sau đó hình thành nên mụn và nang. Nam thường có da dầu nhiều hơn nữ và bị mụn nặng hơn.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc mụn trứng cá?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mụn trứng cá, bao gồm:

  • Thay đổi hormone: lượng hormone sinh dục hay còn gọi là androgen tăng cao ở độ tuổi dậy thì sẽ làm chất nhờn tiết ra quá nhiều. Androgen cũng tăng trong quá trình mang thai. Trong một số thuốc tránh thai cũng chứa chất giống androgen. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc tránh thai.
  • Một số loại thuốc có thể gây ra mụn trứng cá: bạn có nguy cơ cao bị mụn trúng cá nếu bạn đang dùng thuốc chứa corticosteroid, androgen hoặc lithium.
  • Tiền sử gia đình: di truyền đóng một vai trò quan trọng. Nếu bố mẹ đều có mụn, con cũng sẽ có nguy cơ bị mụn.
  • Dầu mỡ: bạn có thể bị mụn khi làm việc trong khu vực dầu mỡ như chiên rán trong nhà bếp.

  • Da tiếp xúc hoặc bị đè mạnh bởi các vật dụng như: điện thoại, điện thoại di động, mũ bảo hiểm, vòng đai chặt hoặc ba lô.
  • Căng thẳng: điều này không gây ra mụn, nhưng nếu bạn đang bị mụn, căng thẳng có thể khiến mụn nặng hơn.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán mụn trứng cá?

Thông thường bác sĩ chỉ thực hiện soi và kiểm tra da. Thỉnh thoảng có thể tiến hành thử máu để giúp bạn chọn ra loại thuốc tốt nhất và giám sát tác dụng phụ khi điều trị.

Những phương pháp nào dùng để điều trị mụn trứng cá?

Phương pháp điều trị mụn trứng cá tuỳ thuộc vào loại mụn và tình trạng mụn của bạn nặng hay nhẹ. Đôi lúc bác sĩ sẽ kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để điều trị hiệu quả nhất và tránh tình trạng “lờn” thuốc do vi khuẩn trong mụn đã kháng thuốc. Bạn có thể trị mụn trứng cá bằng cách sử dụng kem dưỡng hoặc thuốc đặc trị và thuốc uống.

Đối với mụn trứng cá nhẹ (mụn đầu trắng, mun đầu đen hoặc mụn đỏ nhỏ), những phương pháp trị mụn gồm:

Nếu những phương pháp trên không hiệu quả, bạn hãy đi gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc ngoài da mạnh hơn. Bạn cũng có thể dùng kem chứa chất kháng sinh hoặc thử các loại thuốc bôi làm giãn lỗ chân lông.

Đối với mụn đỏ, sưng và nghiêm trọng hơn, bạn có thể:

Có rất nhiều trường hợp người bị mụn trứng cá gây viêm da do hormone trong cơ thể gây ra (mụn trứng cá tuổi dậy thì hoặc nữ giới đến kỳ kinh nguyệt). Đối với những trường hợp này, bác sĩ chuyên khoa da liễu có thể chỉ định dùng một loại thuốc ngừa thai dạng uống (một số thuốc tránh thai làm giảm lượng androgen, hormone sinh dục kích thích mụn trứng cá) hoặc loại thuốc có tên là spironolactone để ngăn ngừa mụn.

Mụn viêm sâu như mụn bọc và mụn nang thường để lại sẹo. Do đó, bác sĩ sẽ cho bạn uống thuốc kháng sinh ngay từ đầu để tránh mụn sưng to nhiều hơn, đồng thời kết hợp nhiều liệu pháp khác. Có nhiều phương pháp để xóa sẹo như liệu pháp laser trị sẹo lõm hoặc bôi thuốc cho sẹo lồi nhỏ và tiểu phẫu cho sẹo lồi lớn.

Ngoài ra, còn có các biện pháp trị mụn khác như:

Điều trị mụn cần nhiều thời gian và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm từ bác sĩ chuyên khoa da liễu. Nếu tình trạng mụn của bạn kéo dài, ảnh hưởng thẩm mỹ và mất tự tin thì bạn nên đi khám và điều trị lâu dài tại các bác sĩ da liễu uy tín. Đừng tự ý mua thuốc bôi hay can thiệp nặn mụn vì có thể làm tình trạng mụn trở nên xấu hơn và để lại sẹo rỗ.

Tùy theo cơ địa và mức độ mụn mà bác sĩ sẽ kê toa thuốc hoặc can thiệp thích hợp. Tình trạng da mụn trứng cá dạng nhẹ hoặc vừa thường được điều trị trong thời gian hơn 4 − 8 tuần theo một chế độ sinh hoạt đặc biệt. Bạn cần phải kiên trì thực hiện hết liệu trình, sau đó bắt đầu điều trị sạch da để ngừa tình trạng mụn mọc không kiểm soát.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Điều trị táo bón bằng nước ép mận: Mẹo hay bố mẹ nên thử

(11)
Nếu đã từng chứng kiến cảnh con bị táo bón, bạn không thể không xót xa. Vậy làm gì để giúp con lúc này? Bạn hãy thử điều trị táo bón bằng nước ép ... [xem thêm]

Huyết áp cao uống gì, bạn đã biết chưa?

(50)
Nước ép trái cây, sữa hay thậm chí là nước lọc là một số đồ uống điển hình giúp bạn gỡ rối khi chưa rõ người bị huyết áp cao uống gì.Nếu bị cao ... [xem thêm]

Mẹo nấu ăn tốt cho sức khỏe

(30)
Những gì bạn ăn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể bạn. Do đó, nguyên liệu bạn sử dụng và cách bạn chế biến chúng có thể tạo ra nhiều sự thay ... [xem thêm]

Biến chứng COPD: Những nguy hiểm khó lường và cách phòng ngừa

(50)
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh lý ở phổi có thể tiến triển nặng theo thời gian. Nếu không được điều trị kịp thời, các biến chứng ... [xem thêm]

Bột vitamin C có phải là “thần dược” giúp trẻ hóa làn da?

(46)
Là một thành phần của các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp, bột vitamin C được xem làm một trong những liệu pháp trẻ hóa làn da mà bạn có thể cân nhắc.Vitamin ... [xem thêm]

Tại sao một gia đình hạnh phúc lại quan trọng với trẻ nhỏ?

(21)
Một gia đình hạnh phúc có vai trò quan trọng trong cuộc sống của trẻ từ thể chất đến tâm sinh lý. Thế nhưng, việc duy trì được hạnh phúc gia đình không ... [xem thêm]

Lợi ích của đậu đỏ khiến bạn phải ngạc nhiên

(36)
Đậu đỏ có tốt cho bệnh nhân tiểu đường hay không? Ăn đậu đỏ có tốt cho tim mạch? Để trả lời những câu hỏi này, Hello Bacsi sẽ cùng bạn tìm hiểu xem ... [xem thêm]

Khắc phục da không đều màu bằng cách đơn giản

(48)
Đối với phái đẹp, da không đều màu là một trong những vấn đề họ lo ngại hàng đầu. Bạn sẽ không tránh khỏi tình trạng những đốm nâu xuất hiện trên ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN