Những điều bạn nên biết khi dị ứng thuốc kháng sinh

(3.92) - 18 đánh giá

Dị ứng thuốc kháng sinh là vấn đề thường gặp trong quá trình điều trị bệnh. Tình trạng này có thể gây triệu chứng từ nhẹ cho đến nặng dẫn đến rủi ro nguy hiểm tính mạng.

Thuốc kháng sinh là loại thuốc có tác động mạnh mẽ giúp chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn. Nếu bạn biết cách sử dụng đúng, thuốc kháng sinh có thể giúp tiêu diệt hoặc ngăn chặn khả năng sinh sản của vi khuẩn.

Thế nhưng, những loại thuốc kháng sinh này có thể là mối nguy hại đối với sức khỏe bạn khi gặp phải tình trạng dị ứng. Bạn hãy cùng tìm hiểu về triệu chứng dị ứng kháng sinh, cách chẩn đoán và cách chữa dị ứng kháng sinh nhé!

Dị ứng thuốc kháng sinh là gì?

Dị ứng kháng sinh là một phản ứng gây hại cho cơ thể, có thể bắt đầu ngay sau khi bạn dùng thuốc kháng sinh hoặc cũng có thể vài ngày hoặc vài tuần sau khi bạn ngừng thuốc. Trong lần đầu tiên dùng thuốc, hệ thống miễn dịch có thể trở nên nhạy cảm với kháng sinh và dễ khiến bạn bị dị ứng vào lần sử dụng tiếp theo.

Dị ứng kháng sinh có thể xảy ra dưới 2 dạng phản ứng bao gồm:

  • Phản ứng quá mẫn ngay lập tức: Thường thông qua chất trung gian IgE.
  • Phản ứng quá mẫn muộn: Thường thông qua chất trung gian không IgE (non-IgE) hoặc tế bào T.

Nhóm thuốc kháng sinh có khả năng cao gây phản ứng dị ứng cao là nhóm penicillin (amoxicillin, ampicillin…) và nhóm cephalosporin (cefaclor, cefixime…). Khi dị ứng một loại kháng sinh, bạn có thể có khả năng dị ứng chéo với các kháng sinh cùng nhóm, do đó bạn cần thông báo với bác sĩ để được cân nhắc chỉ định loại thuốc thích hợp.

Đối tượng có nguy cơ gặp phải tình trạng dị ứng kháng sinh là:

  • Tự ý dùng thuốc
  • Tiền sử gia đình bị dị ứng thuốc
  • Sử dụng kháng sinh thường xuyên
  • Dùng thuốc hết hạn sử dụng hoặc đã bị biến đổi màu sắc, hình dạng
  • Bị tình trạng dị ứng khác, chẳng hạn như dị ứng lông động vật, phấn hoa…
  • Mắc các căn bệnh kéo dài mãn tính khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể trở nên nhạy cảm

Đối tượng có nguy cơ cao dễ bị dị ứng kháng sinh thường là người mắc bệnh viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng, viêm tai, thấp khớp, bệnh thần kinh…

Triệu chứng dị ứng thuốc kháng sinh

Khi bị dị ứng kháng sinh, bạn có thể gặp phải các triệu chứng sau đây:

• Triệu chứng nhẹ: da đỏ, ngứa, bong tróc, sưng, xuất hiện những vết sưng nhỏ hoặc mày đay, khó thở, tiêu chảy, đau bụng…

• Triệu chứng nghiêm trọng: da bị phồng rộp hoặc bong tróc, gặp các vấn đề về thị lực và sưng hoặc ngứa nghiêm trọng.

Trong trường hợp phản ứng dị ứng nặng, bạn có thể gặp phải tình trạng ly thượng bì hoại tử nhiễm độc (toxic epidermal necrolysis – TEN), hội chứng Stevens – Johnson.

• Triệu chứng sốc phản vệ: nghẹn cổ họng, khó thở, tím tái, ngứa ran, chóng mặt, thở khò khè, suy tuần hoàn…

Sốc phản vệ là một phản ứng đột ngột, đe dọa tính mạng cần được điều trị ngay lập tức.

Nếu gặp phải các triệu chứng dị ứng kháng sinh, bạn cần ngưng sử dụng và tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức. Trong trường hợp có người thân bị khó thở nặng hay sốc phản vệ, bạn cần để người bệnh nằm ngửa, đầu thấp và chân cao để tránh hạ huyết áp đột ngột trong lúc chờ cấp cứu.

Chẩn đoán dị ứng kháng sinh

Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm hỏi người bệnh đã dùng loại thuốc kháng sinh nào trong thời gian dài với số lượng nhiều nhất, sau đó sẽ hỏi về tiền sử y tế và dị ứng của bạn. Bạn có thể cần xét nghiệm bổ sung nếu bạn bị sốc phản vệ sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng.

Một số xét nghiệm bác sĩ có thể chỉ định thực hiện bao gồm:

• Xét nghiệm máu: Mẫu máu có thể được lấy từ bàn tay, cánh tay hoặc tĩnh mạch của bạn nhằm cung cấp những chỉ số cận lâm sàng cho bác sĩ chẩn đoán.

• Test áp bì (patch test): Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách đặt một lượng nhỏ kháng sinh trên da của bạn rồi bao phủ bởi một miếng dán trong 2 ngày. Sau đó, bác sĩ sẽ xem xét phản ứng dị ứng trên da để đưa ra kết luận.

• Test lẩy da (skin prick test): Xét nghiệm này được thực hiện bằng cách tiêm một giọt nhỏ kháng sinh trên cẳng tay rồi sau đó theo dõi phản ứng.

• Test kích thích (provocation testing): Xét nghiệm này sử dụng liều cao gấp khoảng 3 – 6 lần so với liều thông thường mỗi để xác định sự quá mẫn với thuốc.

Bạn nên làm gì khi dị ứng thuốc kháng sinh?

Khi xảy ra dị ứng kháng sinh, điều cần làm đầu tiên là bạn nên ngừng sử dụng thuốc. Sau đó, bạn điều trị triệu chứng bằng thuốc kháng viêm corticoid hoặc thuốc kháng histamin theo chỉ định của bác sĩ. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể cần bù nước và chất điện giải.

Trường hợp bạn bị sốc phản vệ hoặc phản ứng dị ứng nghiêm trọng khác, nếu có dụng cụ tiêm epinephrine tự động (epinephrine autoinjector, như EpiPen hoặc EpiPen Jr), bạn hãy tiêm cho người bệnh ngay lập tức và đưa đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.

Sau khi xử lý triệu chứng dị ứng kháng sinh, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được lựa chọn thuốc thay thế không có khả năng phản ứng chéo với loại thuốc cũ.

Phòng ngừa dị ứng thuốc kháng sinh

Một trong những điều quan trọng trong việc phòng ngừa dị ứng kháng sinh đó là bạn không nên sử dụng các loại thuốc một cách tùy tiện. Bên cạnh đó, bạn cũng cần được tư vấn về công tác dự phòng dị ứng thuốc và cách sử dụng thuốc an toàn hợp lý. Trước khi sử dụng thuốc kháng sinh, bạn cũng cần phải kiểm tra nguồn gốc chất lượng thuốc, và chuẩn bị dụng cụ chống sốc nhằm xử lý kịp thời.

Điều quan trọng trong việc phòng ngừa dị ứng kháng sinh là bạn không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà mà phải tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn hiểu hơn về triệu chứng dị ứng kháng sinh, cách chẩn đoán và cách chữa dị ứng kháng sinh. Đây là một trong những trường hợp dị ứng thuốc phổ biến nhất, do đó bạn hãy hỏi thật kỹ và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để hạn chế những rủi ro ngoài ý muốn nhé!

Hoàng Trí | HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 cách tái chế bàn chải bạn có thể thử ngay!

(70)
Những chiếc bàn chải qua 6 tháng sử dụng thường sẽ dính bẩn hoặc xù lông, chẳng còn dùng để đánh răng được nữa. Thay vì vứt đi, bạn có thể tái chế ... [xem thêm]

Sử dụng thuốc đạn: Không phải ai cũng dùng đúng

(90)
Hiện nay có nhiều người vẫn chưa biết cách sử dụng thuốc đạn đúng cách. Điều này có thể khiến cơ thể không hấp thụ hết thuốc, làm ảnh hưởng đến ... [xem thêm]

Thói quen đọc sách: Bí quyết giúp bạn khỏe mạnh và thành công

(90)
Sách không chỉ là kho tàng của tri thức mà còn là người bạn tri kỷ giúp bạn giải tỏa stress một cách hiệu quả. Nếu muốn cải thiện sức khỏe và gặt hái ... [xem thêm]

Khi bị nhện nhà cắn, phải làm sao?

(13)
Nhện có thể là thủ phạm của rất nhiều vết cắn nhỏ trên da bé vào buổi tối. Vết muỗi cắn tuy nhiều nhưng chỉ gây ngứa ngáy chứ không gây đau như ... [xem thêm]

Hướng dẫn sơ cứu khi chảy máu để ngăn ngừa nhiễm trùng

(91)
Cách sơ cứu khi chảy máu như thế nào cho đúng cách rất quan trọng, vì việc này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bị thương.Có rất ... [xem thêm]

5 hiện tượng “kỳ lạ” xảy ra khi bạn dậy sớm hơn 1 giờ vào ngày mai

(51)
So với việc dậy sớm lúc 5 – 6 giờ sáng thì việc ngủ nướng thêm 1 giờ vẫn luôn dễ chịu hơn rất nhiều khi bạn có thể đi làm trễ, về nhà muộn, sau đó ... [xem thêm]

Trắc nghiệm: Bạn đã bỏ thuốc lá đúng cách chưa?

(19)
Hạn chế hút thuốc hay bỏ được thói quen xấu này là một thách thức lớn đối với những người nghiện nicotine nặng. Tuy nhiên, nếu bỏ thuốc lá thành công, ... [xem thêm]

Nhịp tim mục tiêu khi vận động, giảm cân và bảo vệ sức khỏe của bạn

(18)
Nhịp tim bao nhiêu là thích hợp khi vận động và làm sao để theo dõi chúng? Biểu đồ đơn giản trong bài này sẽ giúp bạn xác định vùng nhịp tim mục tiêu khi ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN