5 cách giúp bạn quản lý cơ thể luôn khỏe mạnh

(3.52) - 34 đánh giá

Ước mơ quản lý cả một doanh nghiệp triệu đô không xa vời như bạn nghĩ đâu. Cơ thể quý giá của bạn chính là một doanh nghiệp triệu đô và bạn là người chủ quyền lực nhất của doanh nghiệp này. Làm chủ có nghĩa là bạn phải học cách quản lý cơ thể như quản lý nhân viên để doanh nghiệp luôn phát triển.

Cơ thể của bạn là một doanh nghiệp của riêng bạn và bạn cần biết cách điều hành bộ máy này. Học cách quản lý cơ thể sẽ giúp bạn không bao giờ bị gặp bất kỳ cuộc “biểu tình” nào từ các “nhân viên” như cơ, khớp, tim… 5 quy tắc kinh doanh sau sẽ đảm bảo doanh nghiệp cơ thể của bạn hoạt động hiệu quả hơn.

1. Luôn thanh toán mọi nợ nần

Mỗi khi bạn vận động cơ thể hay trí não để thực hiện các sinh hoạt hằng ngày, tập thể thao hay ôn thi, cơ thể bạn đều dùng một khoản tiền là năng lượng. Vào những ngày bạn vận động mạnh hay làm việc căng thẳng quá sức, bạn sẽ phải vay một khoản năng lượng.

Việc hoạt động quá sức cũng giống như một doanh nghiệp vay tiền để vận hành vậy. Về lâu dài, bạn cần trả khoản nợ này nếu không muốn công ty cơ thể phá sản. Các chấn thương, đau đớn, stress… chính là hậu quả nếu bạn không thanh toán nợ nần đấy.

Để cơ thể giàu có, trả được hết khoản nợ cũ và không cần mượn nợ thêm nữa, bạn cần cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể bằng cách bổ sung đủ dưỡng chất. Ngoài ra, bạn cũng cần rèn luyện cơ thể bằng cách tập thể dục điều độ hàng ngày để tăng tài khoản sức khỏe của bản thân.

2. Đầu tư vào các nhân viên

Trong kinh doanh, nhân viên là tài sản quý giá nhất của bạn. Đối với doanh nghiệp cơ thể, nhân viên chính là các bộ phận cơ thể từ tim, khớp, cơ tới các mạch máu. Quản lý cơ thể chính là chăm sóc cho từng bộ phận này.

Vai trò ông chủ là chăm sóc, giúp nhân viên làm việc hiệu quả và phối hợp tốt với nhau. Bạn hãy đầu tư cho từng nhân viên bằng cách thăm khám sức khỏe thường xuyên, nghỉ ngơi đầy đủ và tập luyện thường xuyên để các nhân viên làm việc với nhau ăn ý hơn.

3. Cho phép ngày nghỉ và ngày lễ

Khi đi làm, bạn luôn cần những ngày cuối tuần hoặc một vài ngày lễ để được nghỉ ngơi. Khi điều hành doanh nghiệp cơ thể, bạn cũng cần cho các nhân viên có những kì nghỉ ngắn như một giấc ngủ đủ mỗi tối hay chợp mắt một chút vào giờ nghỉ trưa. Ngoài ra, việc cho phép doanh nghiệp của mình có những kì du lịch xa một hoặc hai lần một năm là một ý tưởng hay để giúp nhân viên được phục hồi.

4. Chấn chỉnh các nhân viên rắc rối

Trong một công ty, nếu một thành viên không làm việc hiệu quả thì các nhân viên khác sẽ phải gánh thêm một phần việc không phải của mình. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm nhân viên phải làm thêm việc đó quá tải và khó chịu.

Đối với doanh nghiệp cơ thể, một bộ phận nào đó bị quá tải quá lâu sẽ gây đau đớn, khó chịu cho bạn. Tuy nhiên, chỉ xử lý nhân viên này là chưa đủ vì lý do thực sự gây nên tình trạng này là bộ phận làm việc không hiệu quả kia.

Trong trường hợp này, bạn cần nhờ bác sĩ làm một số điều tra thử xem thành viên nào trong doanh nghiệp cơ thể đang tắc trách. Khi đã xác định và khắc phục được nhân viên rắc rối này, cả công ty của bạn sẽ lại làm việc trơn chu ngay thôi.

5. Tái hòa nhập cho các nhà gây rối

Một ông chủ tốt sẽ không la hét và ra lệnh với các nhân viên rắc rối mà cần một kế hoạch để đưa mọi thứ vào nề nếp. Với doanh nghiệp cơ thể mình, bạn cũng cần một chiến lược chăm sóc sức khỏe tương tự.

Đầu tiên, bạn cần giảm tải cho nhân viên đang phải làm quá nhiều việc kia bằng một số liệu pháp như liệu pháp massage hay các bài thể dục giúp giãn cơ. Sau đó, bạn hãy tìm cách để giải quyết vấn đề của nhân viên làm việc không hiệu quả rồi đưa nhân viên này quay lại guồng máy với các công việc nhẹ nhàng.

Một doanh nghiệp hoạt động tốt là khi các nhân viên phối hợp với nhau ăn ý vì lợi ích chung ngay cả khi không có mặt sếp. Cơ thể bạn cũng cần phải hoạt động tốt như vậy thì bạn mới khỏe và có đủ năng lượng. Bạn hãy quản lý cơ thể một cách thông minh để có những nhân viên khỏe mạnh và làm việc hiệu quả nhé.

Morteza Tafakory | HELLO BACSI

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Liệu pháp massage không chỉ thư giãn mà còn giúp bạn trị bệnh
  • 10 lợi ích của gạo lứt có thể bạn chưa biết
Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dấu hiệu trầm cảm ở bệnh nhân nhiễm HIV

(67)
Trầm cảm có thể khiến cho người bệnh nhiễm HIV không tuân theo việc điều trị, bỏ lỡ các buổi tái khám hay quên uống thuốc, tăng nguy cơ có ý nghĩ thực ... [xem thêm]

Sự nguy hiểm không ngờ đến từ trà túi lọc

(42)
Trà là một loại thức uống đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta. Tuy nhiên, trà túi lọc có chứa một số nguy cơ tiềm ẩn gây hại đến cơ thể ... [xem thêm]

10 lợi ích khi mẹ ăn quả na trong thai kỳ

(52)
Quả na hay còn gọi là quả mãng cầu mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho thai phụ trong suốt thai kỳ nhưng lại rất ít người biết đến. Trong suốt thai ... [xem thêm]

Các dấu hiệu tổn thương gan phổ biến

(42)
Người ta thường không chú ý đến các dấu hiệu tổn thương gan cho đến khi bệnh đã ở vào giai đoạn muộn. Hiểu biết về các dấu hiệu của tổn thương gan ... [xem thêm]

Bí quyết chăm sóc người bệnh đột quỵ dễ dàng hơn

(14)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Chế độ ăn chay của bạn có đủ chất dinh dưỡng chưa?

(97)
Ăn chay là chế độ ăn không bao gồm tất cả các sản phẩm làm từ động vật, bao gồm cả trứng và sữa. Bạn có biết ăn chay thiếu chất sẽ ảnh hưởng ... [xem thêm]

10 bài tập giúp bạn cải thiện tư thế hiệu quả

(11)
Ngày nay, bạn có thể cải thiện tư thế bằng nhiều bài tập hữu ích khác nhau. Tuy nhiên, đây là một quá trình lâu dài nên bạn cần kiên nhẫn và theo đuổi ... [xem thêm]

Bé bị nổi mẩn đỏ: Nguyên nhân và cách chữa trị tận gốc

(85)
Mẹ khi biết nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ sẽ có cách chữa trị và phòng ngừa để con tránh được những kích ứng da gây khó chịu, làm ảnh hưởng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN