Đo huyết áp tại nhà là gì?

(3.54) - 94 đánh giá

Tên kĩ thuật y tế: Đo huyết áp tại nhà

Bộ phận cơ thể/ Mẫu thử: Cánh tay

Tìm hiểu chung

Đo huyết áp tại nhà là gì?

Đo huyết áp tại nhà là xét nghiệm đo huyết áp được thực hiện ngay tại nhà của bạn hoặc bất cứ đâu bằng một thiết bị điện tử nhỏ gọn bạn có thể xách theo bên mình. Huyết áp là chỉ số đo lường áp lực máu bên trong lòng động mạch.

Hầu hết mọi người sử dụng thiết bị tự động để đo huyết áp tại nhà. Thiết bị này hoạt động bằng cách bơm túi hơi xung quanh cánh tay để tạm thời làm ngưng dòng máu chảy trong động mạch cánh tay. Khi hơi được xả ra dần dần, thiết bị sẽ ghi lại trị số huyết áp tại thời điểm dòng máu bắt đầu lưu thông trở lại.

Huyết áp được đo gồm hai thông số:

Số đầu tiên là huyết áp tâm thu. Số này đại diện cho trị số huyết áp khi tim co bóp.

Số thứ hai là huyết áp tâm trương. Số này đại diện cho huyết áp tối thiểu xảy ra khi tim nghỉ giữa các lần đập.

Hai giá trị huyết áp này được biểu thị ở đơn vị milimet thủy ngân (mm Hg). Trị số huyết áp được ghi dưới dạng huyết áp tâm thu/huyết áp tâm trương (đọc là huyết áp tâm thu trên huyết áp tâm trương). Ví dụ, nếu huyết áp tâm thu của bạn là 120 mm Hg và huyết áp tâm trương của bạn là 80 mm Hg, phiếu khám sẽ ghi huyết áp của bạn là 120/80 (đọc là 120 trên 80).

Sau đây là một số loại máy đo huyết áp:

Huyết áp kế t động

Huyết áp kế tự động, hay còn gọi là huyết áp kế điện tử, là thiết bị chạy pin, sử dụng microphone để phát hiện dòng máu đập trong lòng động mạch. Túi hơi được quấn quanh cánh tay của bạn sẽ tự động bơm và xả khi bạn ấn nút bắt đầu.

Loại huyết áp kế thường được tìm thấy ở siêu thị, nhà thuốc, cửa hàng dược phẩm là thiết bị tự động.

Huyết áp kế đo huyết áp ở ngón tay hoặc cổ tay thường không chính xác và không được khuyên dùng.

Huyết áp kế cơ

Mẫu máy thủ công cũng tương tự như thiết bị mà bác sĩ hay dùng để đo huyết áp của bạn. Những thiết bị này thường bao gồm một túi hơi cánh tay, một bóng bóp để bơm túi hơi, một ống nghe và một đồng hồ đo huyết áp.

Đo huyết áp được tiến hành bằng cách tạm thời làm gián đoạn dòng máu trong động mạch (thường là bằng cách bơm hay túi khi quanh cánh tay) và đặt ống nghe vào vùng da bên trên động mạch. Bạn sẽ nghe tiếng đập khi dòng máu bắt đầu chảy trở lại khi hơi được xả ra từ túi khí.

Huyết áp được hiển thị trên một mặt đồng hồ tròn có kim. Khi áp lực trong túi hơi tăng lên, kim sẽ di chuyển theo chiều đồng hồ. Khi áp lực túi hơi hạ xuống, kim đi theo ngược chiều đồng hồ. Lúc này. Con số đọc được trên đồng hồ khi nghe tiếng dòng máu chảy đầu tiên chính là huyết áp tâm thu. Con số đọc được trên đồng hồ khi không còn nghe tiếng dòng máu chảy là huyết áp tâm trương.

Huyết áp kế di động

Huyết áp kế di động là một thiết bị nhỏ được đeo trong người suốt ngày, thường trong 24 hoặc 48 giờ. Thiết bị này sẽ tự động đo huyết áp của bạn.

Bác sĩ có thể cho bạn dùng thiết bị này nếu nghĩ rằng bạn bị tăng huyết áp áo choàng trắng (hay còn gọi là tăng huyết áp do gặp mặt bác sĩ) hoặc các phương pháp đo huyết áp khác không cho kết quả nhất quán.

Khi nào bạn nên thực hiện đo huyết áp tại nhà?

Bác sĩ của bạn có thể khuyên bạn đo huyết áp tại nhà nếu:

Bạn được chẩn đoán tiền tăng huyết áp (huyết áp tâm thu nằm giữa 120 và 139 mm Hg hoặc huyết áp tâm trương nằm giữa 80 và 80 mm Hg).

Bạn được chẩn đoán tăng huyết áp (huyết áp tâm thu từ 140 mm Hg trở lên HOẶC huyết áp tâm trương từ 90 mm Hg trở lên).

Bạn có yếu tố nguy cơ của tăng huyết áp.

Điều cần thận trọng

Bạn nên biết những gì trước khi thực hiện đo huyết áp tại nhà?

Đừng tự chỉnh liều thuốc huyết áp dựa trên kết quả đo huyết áp tại nhà trừ khi bác sĩ bảo bạn làm.

Huyết áp thông thường dao động trong ngày và thậm chí giữa hai lần đo gần nhau. Huyết áp có xu hướng cao hơn vào buổi sáng và thấp về đêm. Stress, hút thuốc lá, ăn uống, tập luyện, lạnh, đau, ồn ào, thuốc và ngay cả nói chuyện cũng có thể ảnh hưởng lên huyết áp. Một số đo cao đơn thuần không có nghĩa là bạn bị tăng huyết áp, và kết quả bình thường đơn lẻ chưa hẳn nói lên rằng bạn không bị tăng huyết áp. Chỉ số trung bình của nhiều lần đo trong ngày chính xác hơn là dựa vào một lần đo.

Huyết áp của bạn có thể chỉ cao khi bạn đến phòng mạch bác sĩ. Đây được gọi là tăng huyết áp áo choàng trắng (hoặc tăng huyết áp tại phòng khám) và có thể gây ra do sự lo lắng khi phải gặp bác sĩ. Khi bạn kiểm tra huyết áp đều đặn tại nhà, bạn có thể thấy rằng huyết áp của bạn thấp hơn khi ở phòng mạch bác sĩ.

Trước khi tiến hành phẫu thuật, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.

Quy trình thực hiện

Bạn nên chuẩn bị gì trước khi thực hiện đo huyết áp tại nhà?

Trước khi đo huyết áp, bạn nên:

  • Tìm nơi yên tĩnh để đ Bởi vì bạn cần phải tập trung lắng nghe tiếng mạch đập (thường khá khó nghe);
  • Bạn phải thật thoải mái và thư giãn và mới vừa đi tiểu xong (bàng quang đầy có thể ảnh hưởng đến kết quả);
  • Cuộn tay áo lên hoặc cởi bỏ những áo có ống tay chặ

Trước khi đo, hãy ngồi nghỉ trong 5 đến 10 phút. Cánh tay của bạn nên được đặt nghỉ thoải mái ngang tầm tim. Ngồi thẳng với lưng dựa vào ghế, chân không bắt chéo. Để cẳng tay trên bàn với lòng bàn tay ngửa lên.

Quy trình thực hiện đo huyết áp tại nhà như thế nào?

Huyết áp của bạn ở tay phải có thể cao hoặc thấp hơn tay trái. Vì lý do này, cố gắng đo cùng một tay ở tất cả mọi lần.

Đầu tiên, lý tưởng là nên đo huyết áp 3 lần trong mỗi đợt đo, cách nhau 5 đến 10 phút. Khi bạn đã thoải mái hơn trong việc tự đo huyết áp, bạn sẽ chỉ cần đo một hoặc hai lần mỗi đợt.

Hướng dẫn sử dụng huyết áp kế có thể khác nhau tùy thuộc loại máy đo mà bạn chọn. Sau đây là vài hướng dẫn chung:

  • Đo huyết áp trong khi bạn cảm thấy thoải mái và thư giã Ngồi yên lặng ít nhất 5 phút và đặt cả hai chân trên mặt sàn. Cố gắng không di chuyển hoặc nói chuyện trong khi đang đo;
  • Ngồi để cánh tay cong nhẹ và nghỉ thoải mái trên bàn sao cho cánh tay ở ngang tầm với tim;
  • Đặt túi hơi trên da cánh tay. Bạn có thể cuộn tay áo lên, tháo tay ra khỏi ống tay hoặc cởi áo ra;
  • Quấn túi hơi xung quanh cánh tay sao cho cạnh dưới túi cách nếp khuỷu khoảng 2,5 cm.

Bạn nên làm gì sau khi thực hiện đo huyết áp tại nhà?

Ghi lại trị số huyết áp của bạn kèm ngày và giờ đo. Bạn có thể sử dụng nhật ký hoặc bảng tính trong máy vi tính để ghi lại. Đối với một số loại máy đo huyết áp hiện đại, chúng có thể có thêm tính năng ghi lại các trị số cho bạn. Một số máy đo có thể chuyển số liệu này qua máy vi tính.

Ngoài ra, hãy ghi lại các hoạt động thường nhật của bạn, chẳng hạn như thời điểm uống thuốc hoặc khi bạn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Bản ghi chép của bạn có thể giúp giải thích tại sao huyết áp lúc đó tăng hay giảm và giúp bác sĩ điều chỉnh thuốc.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và giải đáp.

Hướng dẫn đọc kết quả

Kết quả của bạn có ý nghĩa gì?

Tr s huyết áp người trưởng thành t 18 tui tr lên (mm Hg)
Lý tưởng Huyết áp tâm thu119 trở xuống
Huyết áp tâm trương79 trở xuống
Tin tăng huyết áp Huyết áp tâm thu120 đến 139
Huyết áp tâm trương80 đến 89
Tăng huyết áp Huyết áp tâm thu140 trở lên
Huyết áp tâm trương90 trở lên

Nhìn chung, huyết áp của bạn càng thấp càng tốt. Ví dụ, kết quả huyết áp nhỏ hơn 90/60 là tốt miễn bạn cảm thấy khỏe. Nếu bạn có huyết áp thấp và cảm thấy muốn ngất, ngất hoặc cảm thấy buồn nôn, hãy nói chuyện với bác sĩ.

Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.

Đánh giá:
Đăng bởi Phongbenh24h.com - Cập nhật - Ngày đăng - Nguồn: Hello Bác sĩ

Bài viết liên quan

Bạn nên ăn gì để nhanh ra kinh nguyệt?

(86)
Ăn gì để nhanh ra kinh nguyệt? Thực phẩm có khả năng tác động đến chu kỳ kinh nguyệt mạnh mẽ. Vậy khi bị trễ kinh nên uống gì hoặc ăn gì để nhanh ra ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Đặt stent có nguy hiểm không?

(51)
Đặt stent có nguy hiểm không phụ thuộc rất lớn vào cách bạn chăm sóc bản thân khi về nhà. Sau đặt stent mạch vành nếu được điều trị tốt, bạn sẽ ... [xem thêm]

Bé bị nổi mẩn đỏ: Nguyên nhân và cách chữa trị tận gốc

(85)
Mẹ khi biết nguyên nhân khiến bé bị nổi mẩn đỏ sẽ có cách chữa trị và phòng ngừa để con tránh được những kích ứng da gây khó chịu, làm ảnh hưởng ... [xem thêm]

10 căn bệnh về xương phổ biến nhất

(28)
Bạn có biết rằng, người trưởng thành có đến 206 chiếc xương và riêng bộ xương đã chiếm đến 15% cân nặng của cơ thể? Xương đóng vai trò cực kỳ quan ... [xem thêm]

5 nhóm thực phẩm dành cho người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu

(37)
Dù là một căn bệnh tự miễn và không có cách chữa khỏi hoàn toàn nhưng nếu bạn biết người bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu nên ăn gì thì các triệu ... [xem thêm]

Các hoạt động thể chất thú vị dành cho bé

(49)
Trẻ em là độ tuổi mà việc luyện tập thể thao và vận động cơ thể đã trở thành một phần không thể thiếu. Nhằm hỗ trợ cho quá trình phát triển cơ ... [xem thêm]

Bố mẹ nên làm gì để cải thiện hệ tiêu hóa của bé?

(37)
Hệ tiêu hóa ở trẻ vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển nên việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lí là điều rất cần thiết để giúp con hấp thụ ... [xem thêm]

10 tuyệt chiêu tăng cường sức khỏe để bé không ốm khi đi học

(28)
Bé nào đi nhà trẻ thời gian đầu cũng thường hay bị bệnh. Muốn tránh điều này, bạn cần có trong tay một số bí quyết hữu ích để tăng cường sức khỏe ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN