Mổ dây chằng chéo trước, những điều bạn cần biết

(4.25) - 20 đánh giá

Mổ dây chằng chéo trước là một trong những thủ thuật điều trị chấn thương thể thao phổ biến mà bạn có thể sẽ phải thực hiện nếu thường xuyên tham gia các bộ môn đối kháng như bóng đá, bóng rổ, quần vợt…

Một trong những dạng phổ biến nhất của tổn thương đầu gối trong thể thao chính là chấn thương dây chằng chéo trước. Đây là một dải mô chịu trách nhiệm gắn kết các đoạn xương trong đầu gối. Bên cạnh đó, dây chằng chéo trước còn giúp bạn cố định đầu gối.

Nếu đang thực hiện các động tác vận động nhanh với cường độ cao và bất ngờ chuyển hướng đột ngột, bạn có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng rách hoặc giãn dây chằng. Tình trạng này thường gây đau đớn và người chịu chấn thương sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại bình thường. Mặt khác, chân có đầu gối bị tổn thương cũng sẽ phải chịu áp lực nặng nề.

Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện mổ dây chằng chéo trước. Bạn đã biết gì về thủ thuật này cũng như lợi ích mà nó sẽ mang lại? Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Bạn có thể quan tâm: Chấn thương dây chằng đầu gối là tình trạng gì?

Chấn thương dây chằng chéo trước xảy ra như thế nào?

Vận động viên điền kinh rất dễ bị chấn thương dây chằng chéo trước. Họ có xu hướng đối mặt với tình trạng này nếu đột ngột chuyển hướng khi đang chạy với tốc độ cao. So với vận động viên chạy việt dã, những người thường xuyên tham gia các môn thể thao dưới đây sẽ dễ gặp chấn thương dây chằng ở đầu gối hơn, bao gồm:

  • Bóng đá
  • Bóng bầu dục
  • Quần vợt (tennis)
  • Bóng rổ
  • Bóng chuyền
  • Thể dục dụng cụ

Nguyên nhân là do cách bạn vặn hoặc xoay đầu gối khi đang di chuyển với tốc độ cao rất dễ khiến dây chằng giãn hoặc rách, từ đó dẫn đến chấn thương.

Theo thống kê từ các chuyên gia, các nữ vận động viên dễ bị chấn thương dây chằng chéo trước hơn nam giới.

Bạn có thể muốn tìm hiểu: 7 chấn thương thể thao thường gặp nhất.

Mổ dây chằng chéo trước: có gì đáng trông đợi?

Dây chằng chéo trước nhận nhiệm vụ “bó chặt” các xương đầu gối lại với nhau, từ đó giữ cho bộ phận này cố định. Điều này đồng nghĩa với việc đầu gối sẽ phải chịu rất nhiều áp lực khi chơi thể thao hoặc thậm chí là di chuyển bình thường, nếu dây chằng chéo trước bị tổn thương.

Thực tế, dây chằng chỉ giãn hoặc rách một phần có thể mau chóng lành theo thời gian, nhờ sự hỗ trợ từ bác sĩ với những liệu pháp vật lý trị liệu. Tuy nhiên, khi bạn bị đứt dây chằng chéo trước, bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện thủ thuật mổ dây chằng chéo trước để điều trị, nếu:

  • Bạn còn trẻ và năng động
  • Bạn là vận đông viên muốn tiếp tục sự nghiệp của mình

Ngược lại, nếu bạn lớn tuổi và có xu hướng ít vận động, bác sĩ có thể đề ra những phương án điều trị không cần phẫu thuật.

Quá trình mổ dây chằng chéo trước diễn ra như thế nào?

Mục đích của thủ thuật mổ dây chằng chéo trước là ổn định lại đầu gối và giúp bộ phận này linh hoạt như cũ. Do đó, khi thực hiện phẫu thuật, bác sĩ sẽ loại bỏ phần dây chằng bị rách và thay thế bằng mô mới.

Phẫu thuật nội soi thường được áp dụng trong quy trình mổ dây chằng chéo trước. Tức là bác sĩ sẽ chèn các dụng cụ siêu nhỏ và máy ảnh vào người bạn, thông qua những vết cắt nhỏ xung quanh đầu gối. Ưu điểm của phương pháp này là ít để lại sẹo hơn so với phẫu thuật mở đầu gối.

Sau khi phẫu thuật kết thúc, bác sĩ sẽ khuyến nghị bạn nên thả lỏng chân để đầu gối nghỉ ngơi một thời gian và đeo nẹp bảo vệ khớp.

Hiện nay, nhiều chuyên gia đang tiến hành nghiên cứu về một loại thủ thuật mổ dây chằng chéo trước mới, được gọi là tái tạo dây chằng chéo trước bằng cầu nối tăng cường (Bridge-Enhanced ACL Repair – BEAR). Khác với phương pháp tiêu chuẩn đương dùng, thủ thuật BEAR giúp dây chằng bị rách tự lành mà không cần phải thay thế. Bác sĩ sẽ chèn một miếng bọt biển nhỏ, đặc hiệu vào giữa hai đầu dây chằng bị rách. Kế tiếp, họ sẽ tiêm máu của bạn vào miếng bọt biển rồi tiến hành khâu chỗ rách của dây chằng vào đó. Miếng bọt biển sẽ trở thành một phần hỗ trợ cho dây chằng chéo trước. Theo thời gian, chỗ bị tổn thương sẽ lành lại và trở thành mô mới khỏe mạnh.

Kết quả phẫu thuật

Thông thường, thủ thuật này sẽ kéo dài khoảng 60 phút. Mổ dây chằng chéo trước là một ca phẫu thuật gây mê. Hầu hết người thực hiện đều có thể xuất viện ngay trong ngày phẫu thuật.

Sau khi phẫu thuật thành công, bạn vẫn cần dùng nạng trong thời gian đầu để tránh tạo áp lực lên đầu gối. Ngoài ra, trước khi xuất viện, các chuyên viên chăm sóc y tế sẽ hướng dẫn bạn thay băng đúng cách, tránh tác động đến vết thương, gây cản trở cho quá trình hồi phục.

Khi dây chằng chéo trước bắt đầu lành, bác sĩ sẽ gửi đến bạn một số bài tập vật lý trị liệu. Hãy cố gắng chăm chỉ tập luyện vì điều này giúp bạn tăng cường sức khỏe cho cơ bắp cũng như dây chằng. Quá trình hồi phục thường kéo dài khoảng hai tháng để dây chằng có thể hoàn toàn đảm đương công việc của mình như cũ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn có biết bệnh hen suyễn do dị ứng gây ra?

(75)
Nếu bạn bị dị ứng và bệnh suyễn, có những phương pháp điều trị có thể để giải quyết cả hai. Hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu thêm về kết nối giữa dị ... [xem thêm]

Tâm lý của trẻ em và thanh thiếu niên khi bị đột quỵ

(48)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Chuẩn bị tinh thần cho người chăm sóc bệnh nhân bị đột quỵ

(86)
Định nghĩaBệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh gì?Đột quỵ xảy ra khi mạch máu nuôi não bị tắc nghẽn hoặc bị vỡ làm cho não không nhận đủ ... [xem thêm]

Thuốc phá thai: Những điều cần biết để sử dụng đúng cách

(88)
Dùng thuốc phá thai là lựa chọn của đa số bạn nữ khi có thai ngoài ý muốn, thế nhưng sử dụng không đúng cách có thể khiến bạn gặp những điều tai ... [xem thêm]

Làm sao để rèn luyện các kỹ năng sống hiệu quả?

(45)
Để phát triển và xây dựng được giá trị cá nhân, bạn cần có rất nhiều kỹ năng sống bên cạnh các kiến thức trong sách vở.Những thay đổi liên tục ... [xem thêm]

10 nguyên nhân không ngờ khiến cơ thể luôn mệt mỏi

(19)
Nguyên nhân mệt mỏi có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Nếu bạn bị mệt mỏi không rõ lý do thường xuyên, có thể bạn đã mắc phải một bệnh nào ... [xem thêm]

Thực phẩm bổ sung kẽm tốt cho sức khỏe như thế nào?

(36)
Kẽm là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu mang ý nghĩa quan trọng với sức khỏe chỉ đứng thứ hai sau sắt. Thực phẩm bổ sung kẽm có thể giúp bạn cải ... [xem thêm]

9 công dụng sức khỏe tuyệt vời từ quả mơ (P1)

(97)
Quả mơ là một thực phẩm có lợi cho sức khỏe đối với mẹ bầu và thai nhi cũng như trẻ nhỏ. Hãy tìm hiểu nhé!Bạn muốn bé sinh ra được khỏe mạnh? Một ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN