10 nguyên nhân không ngờ khiến cơ thể luôn mệt mỏi

(3.78) - 19 đánh giá

Nguyên nhân mệt mỏi có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau. Nếu bạn bị mệt mỏi không rõ lý do thường xuyên, có thể bạn đã mắc phải một bệnh nào đó rồi đấy.

Bất kỳ bệnh nặng nào, đặc biệt là những bệnh gây đau đớn, có thể làm bạn mệt mỏi. Nhưng một số bệnh nhẹ khác cũng có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức. Dưới đây là 10 tình trạng phổ biến gây ra mệt mỏi.

1. Bệnh celiac

  • Đây là bệnh dị ứng với một dạng protein gọi là gluten, ngăn cơ thể hấp thu gluten. Gluten được tìm thấy trong nhiều loại bột và ngũ cốc, như lúa mạch, lúa mì, yến mạch. Bệnh dị ứng này ảnh hưởng chủ yếu ở ruột non, nơi chứa thức ăn sau khi rời dạ dày;
  • Ngoài mệt mỏi, bệnh celiac còn có các triệu chứng khác như tiêu chảy, thiếu máu và sụt cân. Khi khám bệnh, bác sĩ có thể kiểm tra bệnh celiac qua kết quả xét nghiệm máu;

2. Thiếu máu

  • Một trong những lý do gây mệt mỏi phổ biến nhất chính là thiếu máu (hoặc thiếu chất sắt). Cứ 20 người thì sẽ có một người gặp tình trạng thiếu máu, bao gồm cả nam giới và phụ nữ;
  • Thông thường, bạn sẽ cảm thấy cơ thể mềm nhũn, nặng nề, đồng thời cảm giác mệt mỏi phát triển rất nhanh sau đó;
  • Phụ nữ mất máu nhiều trong kỳ kinh và phụ nữ mang thai là những đối tượng đặc biệt dễ bị thiếu máu.

3. Hội chứng mệt mỏi mãn tính (CFS)

Hội chứng mệt mỏi mãn tính (viêm não tủy sống hoặc ME) là tình trạng mệt mỏi, uể oải kéo dài ít nhất 6 tháng mà không thuyên giảm. Bệnh thường có các triệu chứng khác xuất hiện như đau họng, đau cơ, khớp và nhức đầu.

4. Nguyên nhân mệt mỏi do chứng ngưng thở khi ngủ

  • Ngưng thở khi ngủ là tình trạng cổ họng thu hẹp lại hoặc đóng lại trong lúc ngủ và liên tục làm gián đoạn hơi thở; Điều này dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong máu, khiến bạn ngủ không ngon vào ban đêm và gây thèm ngủ vào ban ngày nhiều hơn;
  • Hội chứng này phổ biến nhất ở nam giới trung niên thừa cân hoặc những người thường uống rượu và hút thuốc.

5. Bệnh suy giáp

  • Bệnh suy giáp (hay còn gọi là giảm năng tuyến giáp, nhược giáp) là một dạng rối loạn chức năng tuyến giáp (một tuyến nội tiết ở cổ). Nếu bị suy giáp, tuyến giáp của bạn sẽ sản sinh không đủ hormone cần thiết cho cơ thể, khiến cơ thể lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi;
  • Khi bị suy giáp, cơ thể sẽ tăng cân nhanh và xuất hiện triệu chứng đau cơ. Bệnh phổ biến nhất ở phụ nữ và xảy ra thường xuyên hơn khi càng lớn tuổi;
  • Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh qua kết quả xét nghiệm máu.

6. Bệnh tiểu đường

Một trong những triệu chứng chính của bệnh tiểu đường là cảm giác mệt mỏi trong người. Tuy nhiên, cũng còn các triệu chứng khác bao gồm khát nước, đi vệ sinh nhiều và sụt cân. Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh qua xét nghiệm máu.

7. Bệnh sốt tuyến

  • Sốt tuyến là một bệnh nhiễm trùng thông thường gây ra mệt mỏi đi kèm với sốt, đau họng và sưng mắt;
  • Hầu hết các trường hợp bệnh xảy ra ở thanh thiếu niên là chủ yếu. Các triệu chứng thường xuất hiện rõ ràng trong vòng bốn đến sáu tuần, nhưng cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài trong vài tháng.

8. Trầm cảm: một trong các nguyên nhân mệt mỏi phổ biến nhất

Trầm cảm khiến tâm trạng trở nên buồn chán và cạn kiệt năng lượng. Bên cạnh đó, bạn sẽ gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ sâu hoặc khiến đồng hồ sinh học của cơ thể bị đảo lộn, khiến bạn càng cảm thấy mệt mỏi hơn trong ngày.

9. Hội chứng chân không yên

  • Hội chứng chân không yên luôn gây cảm giác khó chịu ở hai chân (đôi khi ở cánh tay hoặc những cơ quan khác) khiến bệnh nhân có hành động không tự kiểm soát được như cử động hai chân để giải tỏa khó chịu;
  • Cảm giác khó chịu gồm: ngứa ngáy hoặc thấy như có kim châm vào chân. Cảm giác này tăng lên khi bạn nghỉ ngơi, đặc biệt lúc nằm hay ngồi;
  • Các triệu chứng bệnh khiến giấc ngủ gián đoạn và không sâu, vì vậy bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi suốt cả ngày.

10. Hội chứng lo âu

Cảm thấy lo lắng đôi khi là cảm giác xảy ra hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, một số người lại có cảm giác hồi hộp liên tục không kiểm soát được đến mức gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ.

Khi cảm thấy cơ thể bị mệt mỏi kéo dài, bạn có thể dựa vào những thông tin ở trên để biết được nguyên nhân ở đâu và tìm cách điều trị thích hợp. Nếu tình trạng kéo dài, tốt nhất bạn hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chữa trị kịp thời.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Các phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh

(18)
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh chỉ gặp ở nam giới. Bệnh này không chỉ gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ mà còn có khả năng dẫn đến một số rủi ro ... [xem thêm]

Những chọn lựa cho phẫu thuật hẹp van hai lá

(34)
Tìm hiểu chungBệnh hở van hai lá là gì?Van hai lá ở tim nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái. Van này mở khi tâm nhĩ bơm máu đến tâm thất và đóng lại khi ... [xem thêm]

Cẩn thận nguyên nhân dẫn đến ngộ độc thực phẩm ở trẻ em

(76)
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện đang ở mức báo động. Với những gia đình có con nhỏ, việc trang bị đầy đủ kiến thức về ngộ độc ... [xem thêm]

Bệnh tinh hoàn ẩn ở bé: Nguyên nhân và cách điều trị

(37)
Bệnh tinh hoàn ẩn nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây nguy hiểm và biến chứng về sau cho bé. Tinh hoàn ẩn là một trong những chứng bệnh ... [xem thêm]

9 chế độ ăn đặc biệt và 5 lưu ý giúp bạn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng

(33)
Tìm hiểu về các chế độ ăn đặc biệt vừa giúp cho những bữa ăn không nhàm chán, vừa bảo vệ sức khỏe và đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của bạn. ... [xem thêm]

5 chất dinh dưỡng cần thiết cho bé trên 6 tháng tuổi

(44)
Bé yêu đang lớn lên và phát triển từng ngày. Vậy nên, con cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cơ thể cũng ... [xem thêm]

Bàn về vấn đề giảm ham muốn khi mang thai

(80)
Trong những tháng thai kỳ, tâm lý và ham muốn tình dục của cả vợ lẫn chồng đều có thể thay đổi. Một số người cảm thấy hưng phấn hơn, số khác lại ... [xem thêm]

Liệu bạn có đang ăn quá nhiều đường?

(19)
Ăn nhiều đường là một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm. Nếu bạn thừa cân, bạn có thể có nguy cơ cao tử vong vì bệnh tim. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN