Mẹo thay thế thực phẩm để tránh dị ứng

(4.07) - 78 đánh giá

Dị ứng thực phẩm là tình trạng hệ miễn dịch của bạn phản ứng quá mức so với bình thường đối với những loại thức ăn không gây hại. Phản ứng thường rất nhẹ, nhưng trong trường hợp hiếm có thể đi kèm các phản ứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng được gọi là sốc phản vệ. Nếu bạn bị dị ứng thực phẩm, bạn nên nói chuyện với bác sĩ để tìm hiểu những loại thực phẩm gây ra phản ứng dị ứng cho bạn.

Nguyên nhân nào gây ra dị ứng thực phẩm?

Dị ứng thực phẩm gây ra do hệ miễn dịch phản ứng không đúng với thức ăn hoặc chất nào đó trong thực phẩm. Hệ miễn dịch nhầm lẫn thực phẩm là chất độc hại, và tạo ra kháng thể immunoglobulin E (IgE) để chống lại. Vào lần tiếp theo bạn ăn thực phẩm đó, thậm chí là một lượng rất nhỏ, kháng thể IgE cảm nhận được nguy cơ và kích thích hệ miễn dịch giải phóng hóa chất để chống lại. Những hóa chất này gây ra các triệu chứng của phản ứng dị ứng.

Các thực phẩm gây dị ứng thường gặp

Sữa

Dị ứng sữa phổ biến ở trẻ em nhiều hơn ở người lớn; đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Theo Mạng lưới Dị ứng và Sốc phản vệ Thực phẩm (FAAN), dị ứng sữa phổ biến nhất trong dị ứng thức ăn ở trẻ em, ảnh hưởng đến 2,5% trẻ em dưới ba tuổi.

Có hai loại protein trong sữa gây ra phản ứng dị ứng: casein (có nhiều trong sữa bò) và váng sữa, nhưng váng sữa là nguyên nhân của hầu hết các trường hợp dị ứng.

Trứng

Giống với sữa, dị ứng trứng phổ biến ở trẻ em nhiều hơn ở người lớn. Theo FAAN, ít nhất 1,5% trẻ em bị dị ứng trứng. Nhiều protein trong lòng đỏ và lòng trắng trứng có thể gây dị ứng.

Tuy nhiên, theo Mayo Clinic, dị ứng với lòng trắng trứng phổ biến hơn dị ứng với lòng đỏ trứng. Những người bị dị ứng trứng nặng cần phải báo trước tình trạng dị ứng của mình với bác sĩ trước khi tiêm phòng cúm, do trứng được sử dụng để chế tạo vắc-xin.

Đậu phộng

Dị ứng đậu phộng phổ biến ở trẻ em hơn ở người lớn. Khoảng 1–2/10% trẻ em bị dị ứng với đậu phộng.

Đậu phộng là nguyên nhân của các trường hợp dị ứng thực phẩm nghiêm trọng nhất. Vì vậy, bạn nên kiểm tra dị ứng đậu phộng cho con bạn, ngay cả sau khi phản ứng rất nhẹ với đậu phộng hoặc bơ đậu phộng. Thậm chí nếu con bạn chỉ có vài phản ứng nhỏ, chúng vẫn có thể nặng lên trong tương lai.

Nhiều sản phẩm thực phẩm không có đậu phộng được chế biến tại nhà máy đậu phộng, nên có thể chứa một ít protein đậu phộng. Hãy đọc nhãn thực phẩm cẩn thận nếu bạn hoặc con bạn bị dị ứng với đậu phộng.

Lúa mì

Bốn loại protein lúa mì có thể gây phản ứng dị ứng: albumin, globulin, gliadin và gluten. Protein lúa mì, đặc biệt là gluten, được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm, bao gồm:

  • Bánh mì
  • Bánh gato và bánh nướng xốp
  • Bánh
  • Bia
  • Tương cà
  • Nước tương
  • Kem
  • Tinh bột thực phẩm
  • Hương liệu tự nhiên.

Một số người bị dị ứng vận động liên quan đến lúa mì. Những người này có các triệu chứng nghiêm trọng chỉ xuất hiện nếu họ tập thể dục trong vòng một vài giờ sau khi ăn lúa mì. Một số người cũng có những triệu chứng này nếu họ dùng thuốc aspirin hoặc diclofenac (Cataflam, Voltaren). Không may là những người này thường bị sốc phản vệ nếu triệu chứng xuất hiện.

Bệnh loét dạ dày đôi khi bị nhầm với dị ứng gluten, trong khi thực ra nó chỉ là rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, một người có thể bị cả dị ứng lúa mì và loét dạ dày.

Bệnh hen Baker xuất hiện khi một người bị khó thở sau khi hít phải bột mì hoặc các loại bột khác. Tuy nhiên, những người này có thể ăn thực phẩm từ lúa mì mà không bị vấn đề gì cả.

Đậu nành

Dị ứng đậu nành cũng rất phổ biến ở trẻ em hơn ở người lớn. Theo Hiệp hội Dị ứng thực phẩm (FAI), hầu hết trẻ em dị ứng với đậu nành sẽ giảm triệu chứng khi đã được 3 tuổi. Thường thì phản ứng dị ứng với đậu nành rất nhẹ.

Do đậu nành được sử dụng trong nhiều sản phẩm mà việc sử dụng không rõ ràng, vì vậy bạn nên đọc tất cả các nhãn thực phẩm nếu bạn bị dị ứng đậu nành. Khi đọc nhãn, tìm dòng chữ sau đây: đậu nành, đậu tương, glycine max và edamame.

Mặc dù dị ứng với cá thường chỉ dị ứng với một loài cá, nhưng người ta thường khuyến cáo tránh tất cả cá để an toàn. Không giống như các kiểu dị ứng thực phẩm khác, dị ứng cá kéo dài cả đời. Đây là một trong những dị ứng thực phẩm phổ biến nhất ở người lớn.

Cá thường được sử dụng trong nhiều sản phẩm thực phẩm, vì vậy hãy luôn đọc nhãn thực phẩm nếu bạn bị dị ứng cá.

Hải sản có vỏ

Tất cả các loại động vật có vỏ có thể gây ra phản ứng dị ứng: động vật giáp xác (ví dụ cua, tôm hùm, tôm, tép), và động vật thân mềm (ví dụ trai, hến, sò, mực, bạch tuộc). Một số người chỉ bị dị ứng với một loài động vật có vỏ, những người khác phải tránh tất cả. Dị ứng động vật có vỏ thường gặp hơn ở người lớn hơn là trẻ em.

Theo Trường Cao đẳng Hen suyễn, dị ứng, và Miễn dịch học Hoa Kỳ (ACAAI), cùng với đậu phộng và các loại hạt cây, dị ứng động vật có vỏ thường gây ra các triệu chứng sốc phản vệ.

Hạt cây

Hạt cây có thể gây ra phản ứng dị ứng bao gồm hạnh nhân, quả hồ đào, hạt điều, quả hồ trăn và quả óc chó. Giống động vật có vỏ, một số người chỉ bị dị ứng với một loại hạt, trong khi những người khác phản ứng với tất cả.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ dị ứng thực phẩm cho bạn

Một số yếu tố khiến bạn có nguy cơ mắc phải dị ứng thực phẩm:

Tuổi tác

Dị ứng thức ăn phổ biến ở trẻ mới biết đi và trẻ sơ sinh. Dị ứng sữa, đậu nành, lúa mì và trứng có thể giảm tác động theo thời gian. Dị ứng với các loại hạt và động vật có vỏ thường sẽ kéo dài suốt đời.

Tiền sử gia đình

Nếu gia đình bạn có tiền sử hen suyễn, chàm, mề đay, sốt cỏ khô, bạn sẽ có nhiều khả năng bị dị ứng thực phẩm.

Dị ứng khác

Nếu bạn đã bị dị ứng với một loại thức ăn hay bị dị ứng khác, bạn có nguy cơ mắc dị ứng thực phẩm.

Suyễn và chàm

Hen suyễn và dị ứng thức ăn thường cùng tồn tại với nhau. Hen suyễn có thể làm các triệu chứng dị ứng thực phẩm trở nên nghiêm trọng.

Tiền sử dị ứng thực phẩm

Mặc dù bạn bị dị ứng thực phẩm từ thuở nhỏ và giảm bớt khi bạn lớn lên, nhưng bạn vẫn có nguy cơ dị ứng tái phát vào sau này.

Dị ứng thực phẩm thường có triệu chứng nào?

Dị ứng thực phẩm có thể gây ra rất nhiều các triệu chứng. Những triệu chứng này thường bắt đầu chỉ trong vòng vài phút sau khi ăn thực phẩm có vấn đề. Tuy nhiên, đôi khi các triệu chứng có thể xuất hiện một vài giờ sau khi ăn.

Các triệu chứng dị ứng thực phẩm bao gồm:

  • Phát ban hoặc mề đay
  • Đỏ và ngứa da
  • Nghẹt hay ngứa mũi
  • Hắt hơi
  • Ngứa và chảy nước mắt
  • Nôn mửa, đau bụng, khí ga hoặc tiêu chảy
  • Sưng môi, miệng hoặc khu vực xung quanh mắt gây ngứa hoặc đau.

Triệu chứng dị ứng thực phẩm khẩn cấp

Bạn nên cấp cứu ngay lập tức nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng dị ứng thực phẩm nào sau đây:

  • Khản giọng, đau thắt cổ họng, hoặc có khối u trong cổ họng
  • Thở khò khè hoặc khó thở
  • Tức ngực
  • Ngứa ran ở bàn tay, bàn chân, môi hoặc da đầu
  • Chóng mặt, ngất xỉu, hoặc giảm huyết áp đột ngột
  • Mạch đập nhanh.

Nếu bạn được bác sĩ kê đơn cho một cây bút chích epinephrine, bạn nên dùng ngay nếu bạn bắt đầu có các triệu chứng nghiêm trọng. Hãy để thuốc trong túi xách, cặp xách và bàn làm việc. Ngoài ra, hướng dẫn bạn bè và gia đình nên giúp bạn như thế nào trong trường hợp khẩn cấp.

Bạn vẫn nên cấp cứu sau khi tự chích thuốc. Nếu phản ứng của bạn đặc biệt nghiêm trọng, bạn sẽ cần điều trị thêm. Đến phòng cấp cứu càng nhanh càng tốt sau phản ứng dị ứng có thể giảm nguy cơ bị các biến chứng nguy hiểm.

Chẩn đoán dị ứng thực phẩm

Hỏi bệnh chi tiết

Bác sĩ đầu tiên sẽ hỏi bệnh của bạn chi tiết để xem các triệu chứng của bạn có phải là do dị ứng với thực phẩm, không dung nạp thực phẩm, hay do các vấn đề sức khỏe khác.

Quá trình hỏi bệnh chi tiết rất cần thiết để chẩn đoán dị ứng thực phẩm. Bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi sau đây:

  • Phản ứng dị ứng của bạn có xuất hiện nhanh không, thường trong vòng vài phút sau khi ăn phải không?
  • Phản ứng của bạn có phải luôn do một loại thức ăn nào đó?
  • Bạn đã ăn loại thức ăn có khả năng gây dị ứng này bao nhiêu lần trước khi phản ứng xảy ra?
  • Bạn đã từng ăn loại thức ăn này trước đó và có phản ứng chưa?
  • Có ai khác cũng ăn và bị dị ứng không?
  • Bạn có dùng thuốc dị ứng không, và nếu có thì có hiệu quả không? (Ví dụ thuốc kháng histamin giảm mề đay).

Nhật ký chế độ ăn uống

Đôi khi bác sĩ không thể chẩn đoán chỉ dựa trên hỏi bệnh bạn. Bạn nên có một cuốn nhật ký chế độ ăn uống có chứa thông tin chi tiết về các loại thực phẩm bạn ăn và bạn có bị phản ứng không. Dựa trên báo cáo trong nhật ký, bạn và bác sĩ có thể xác định loại phản ứng của bạn.

Giảm chế độ ăn uống

Bước tiếp theo bác sĩ sẽ giới hạn chế độ ăn uống, loại bỏ thực phẩm đang bị nghi ngờ gây dị ứng cho bạn để xem có ngăn chặn được phản ứng dị ứng không. Ví dụ, nếu bạn nghi ngờ dị ứng với trứng, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống. Bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn để bạn có một chế độ phù hợp.

Lẩy da

Nếu tiền sử chế độ ăn uống, nhật ký và hạn chế chế độ ăn uống đưa ra loại thực phẩm nghi ngờ dị ứng, sau đó bác sĩ sẽ xét nghiệm lẩy da để xác định chẩn đoán.

Khi lẩy da, bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim đưa một lượng nhỏ chiết xuất của thực phẩm mà nghi ngờ bạn bị dị ứng với chúng vào dưới bề mặt da ở vùng cánh tay thấp hoặc lưng. Nếu bạn bị dị ứng, vùng kiểm tra sẽ sưng hoặc tấy đỏ. Đây là kết quả dương tính, có nghĩa là có phân tử globulin miễn dịch E (IgE) trên tế bào mast của da của loại thực phẩm xét nghiệm.

Thử nghiệm lẩy da đơn giản và tương đối an toàn, và có kết quả trong vài phút.

Bạn có thể có xét nghiệm da dương tính với một loại thực phẩm, nhưng không có phản ứng dị ứng với thực phẩm đó. Bác sĩ thường chẩn đoán dị ứng thực phẩm khi một người có kết quả xét nghiệm da dương tính và có tiền sử phản ứng dị ứng với loại thực phẩm đó.

Xét nghiệm máu

Thay vì xét nghiệm lẩy da, bác sĩ có thể lấy một mẫu máu để đo nồng độ kháng thể IgE.

Giống xét nghiệm da, xét nghiệm máu dương tính không có nghĩa bạn bị dị ứng thực phẩm. Bác sĩ phải kết hợp các kết quả thử nghiệm này với triệu chứng của bạn để có được chẩn đoán chính xác về dị ứng thực phẩm.

Kiểm tra ăn uống

Kiểm tra ăn uống là phương thức cuối cùng bác sĩ sử dụng để chẩn đoán dị ứng thực phẩm. Phương pháp này bao gồm các bước sau:

  • Bác sĩ sẽ cho bạn ăn một lượng các thực phẩm khác nhau mà nghi ngờ gây dị ứng cho bạn (bạn không biết đó là những thức ăn gì)
  • Lượng thực phẩm lúc đầu sẽ rất ít, sau đó tăng dần khi kiểm tra
  • Bạn ăn các loại thức ăn đó
  • Bác sĩ sẽ quan sát phản ứng xảy ra.

Để tránh thiên vị, kiểm tra ăn uống thường sẽ mù đôi. Trong một kiểm tra thật sự, cả bạn và bác sĩ đều không biết thức ăn mà bạn ăn có khả năng chứa chất gây dị ứng. Bác sĩ khác phải lựa chọn thức ăn. Trong kiểm tra mù đơn, bác sĩ biết những gì bạn đang ăn nhưng bạn thì không.

Phản ứng chỉ với thực phẩm bị nghi ngờ và không phản ứng với loại khác được thử nghiệm để khẳng định chẩn đoán dị ứng thực phẩm.

Ngăn ngừa dị ứng thực phẩm

Hiện nay chưa có cách chữa dị ứng thực phẩm, và phương pháp điều trị hiện nay chỉ giảm nhẹ triệu chứng của phản ứng dị ứng thực phẩm gây ra.

Ngăn chặn phản ứng dị ứng thực phẩm

Bạn chỉ có thể ngăn chặn triệu chứng của dị ứng thực phẩm bằng cách tránh các thực phẩm gây dị ứng. Sau khi bạn và bác sĩ xác định được thực phẩm mà bạn nhạy cảm, hãy loại bỏ nó khỏi chế độ ăn uống.

Đọc nhãn thực phẩm

Hãy đọc danh sách thành phần trên nhãn của mỗi loại thực phẩm nấu sẵn mà bạn tính ăn. Nhiều chất gây dị ứng, chẳng hạn như đậu phộng, trứng và sữa, có thể xuất hiện trong các loại thực phẩm bình thường không liên quan với những chất này.

Giữ gìn vệ sinh

Giữ gìn vệ sinh đơn giản có thể loại bỏ hầu hết các chất gây dị ứng trong môi trường của bệnh nhân dị ứng thực phẩm. Ví dụ, chỉ đơn giản là rửa tay bằng xà phòng, nước sẽ loại bỏ các chất gây dị ứng đậu phộng, và đa số chất tẩy rửa sẽ loại bỏ chất gây dị ứng trên các bề mặt.

Điều trị phản ứng dị ứng thực phẩm

Tiếp xúc ngoài ý muốn

Khi bạn bị dị ứng thực phẩm, bạn cần phải chuẩn bị để điều trị tiếp xúc ngoài ý muốn. Nói chuyện với bác sĩ để có kế hoạch tự bảo vệ mình trong trường hợp tiếp xúc không chủ ý với các thực phẩm. Ví dụ, bạn nên thực hiện các bước sau đây:

  • Đeo vòng tay hay vòng cổ cảnh báo y tế
  • Mang theo thiết bị tiêm epinephrine (adrenaline) tự động
  • Cấp cứu

Các triệu chứng nhẹ

Hãy nói chuyện với bác sĩ để được kê đơn loại thuốc làm giảm các triệu chứng dị ứng thức ăn nhẹ không phải là phản ứng phản vệ. Tuy nhiên, hãy lưu ý bạn rất khó có thể phân biệt được phản ứng nào nhẹ và phản ứng nào gây ra sốc phản vệ.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Những lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà

(16)
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính với nhiều diễn biến phức tạp khôn lường. Hơn nữa, dịch sốt xuất huyết lại đang bùng phát trên diện ... [xem thêm]

9 cách chữa bệnh hắc lào tại nhà giúp bạn ngăn ngừa lây lan

(78)
Hắc lào thường ít gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng có thể khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Có nhiều cách chữa hắc lào khác nhau, trong đó, ... [xem thêm]

Sốt cỏ khô khác với cảm sốt thông thường như thế nào?

(13)
Sốt cỏ khô, còn gọi là viêm mũi dị ứng hay dị ứng phấn hoa. Triệu chứng của bệnh thường theo mùa, có nghĩa vào mùa lượng phấn hoa càng nhiều thì bạn ... [xem thêm]

Trẻ bị rụng tóc nhiều: Nguyên nhân và cách điều trị

(44)
Trẻ bị rụng tóc nhiều có thể do nhiều nguyên nhân nghiêm trọng gây ra. Tùy vào mức độ rụng tóc của bé, bố mẹ nên có những giải pháp khác nhau để giúp ... [xem thêm]

Zona thần kinh mắt và những điều liên quan

(70)
Zona thần kinh ở mắt (zona mắt) là một bệnh lý có chung nguồn gốc với zona thần kinh. Các triệu chứng sẽ xảy ra ở mắt cần tích cực điều trị thật ... [xem thêm]

8 dấu hiệu chứng tỏ bạn mệt mỏi tinh thần

(64)
Những khó khăn trong cuộc sống có thể khiến bạn luôn cảm thấy mệt mỏi và không thể tập trung làm việc hiệu quả. Bạn cứ tưởng là do thể chất không ... [xem thêm]

Hãy để bố mẹ giúp con yêu vượt qua sự nhút nhát

(58)
Có rất nhiều yếu tố khiến trẻ nhỏ trở nên nhút nhát, thụ động chẳng hạn như tính cách, môi trường xung quanh… Tuy nhiên, bạn có thể giúp con tự tin hơn ... [xem thêm]

Bạn cần lưu ý gì về bệnh võng mạc cao huyết áp?

(74)
Cao huyết áp có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim, suy thận và gây nguy cơ xấu cho mắt. Bạn nên biết về những nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp phòng ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN