Zona thần kinh mắt và những điều liên quan

(3.91) - 70 đánh giá

Zona thần kinh ở mắt (zona mắt) là một bệnh lý có chung nguồn gốc với zona thần kinh. Các triệu chứng sẽ xảy ra ở mắt cần tích cực điều trị thật sớm.

Làm sao để phát hiện sớm zona mắt? Mời bạn cùng tìm hiểu.

Zona thần kinh ở mắt là gì?

Zona thần kinh là bệnh lý gây ra do virus varicella-zoster (VZV) tái hoạt động. Khi một người mới mắc varicella-zoster, virus sẽ gây ra bệnh thủy đậu. Sau khi lành bệnh thủy đậu, virus sẽ trú ẩn ở hạch thần kinh gần tủy sống. Sau một thời gian, virus tái hoạt động gây ra bệnh zona thần kinh.

Có khoảng 10-20% người bị zona thần kinh xuất hiện các mụn nước ở cánh mũi, trong hoặc xung quanh mắt, tình trạng này gọi là zona mắt. Bệnh zona mắt có thể gây ra sẹo, giảm thị lực và các vấn đề lâu dài khác nếu không được điều trị sớm và tích cực.

Người có nguy cơ cao mắc zona mắt

Chỉ những ai đã mắc bệnh thủy đậu mới có nguy cơ mắc zona ở mắt. Nguy cơ mắc bệnh zona ở mắt và zona thần kinh tỷ lệ thuận với tuổi của bệnh nhân.

Zona thường xuất hiện ở những người suy giảm miễn dịch, căng thẳng thần kinh hoặc đang dùng thuốc điều trị ung thư.

Dấu hiệu nhận biết bệnh zona thần kinh ở mắt

Triệu chứng bệnh zona thần kinh ở mắt dễ nhận biết nhất là sự xuất hiện của các nốt ban đỏ mọng nước, rất đau mọc thành cụm ở một bên mặt. Chúng không bao giờ mọc lấn qua nửa mặt bên kia (lấy đường sống mũi làm ranh giới). Các nốt mụn này thường chỉ có ở mí mắt, trán, đỉnh mũi hoặc cánh mũi gây cảm giác đau rát cho bệnh nhân.

Ngoài ra, bệnh còn có thể gây ra các triệu chứng khác như:

  • Mụn nước mọc ở da tay, cổ
  • Bạn thấy đau mức độ trung bình đến nặng, cảm giác bỏng rát hoặc đau nhói ở mắt, đỏ mắt hoặc xung quanh mắt, chảy nước mắt, ngứa mắt, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng
  • Bạn còn bị sưng bên mắt, mặt có bóng nước

Nếu bạn có các triệu chứng trên, hãy đến bác sĩ chuyên khoa da liễu hay chuyên khoa mắt để được thăm khám ngay. Không những thế, bạn còn phải gặp bác sĩ ngay khi thấy bất cứ khó chịu nào ở mắt như cảm giác bỏng rát, châm chích, nhạy cảm hơn khi sờ chạm vào vùng mắt từ trước khi xuất hiện mụn nước.

Chẩn đoán zona mắt

Bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác zona mắt bằng cách quan sát những mụn nước đặc trưng trên mi mắt, trán, mũi, cánh mũi.

Trong trường hợp phức tạp hơn, bác sĩ có thể lấy dịch ở nốt mụn nước để làm xét nghiệm tìm virus varicella-zoster.

Bác sĩ mắt sẽ khám đầy đủ các bộ phận của mắt như giác mạc, thủy tinh thể, võng mạc… để tìm những tổn thương do virus gây ra.

Biến chứng của bệnh zona mắt

Ở những bệnh nhân được điều trị tích cực khi sớm phát hiện bệnh, biến chứng ở mắt rất hiếm khi xảy ra.

Trong trường hợp không được điều trị, bệnh nhân zona mắt có thể có biến chứng viêm giác mạc, viêm giác mạc nhu mô, thậm chí là loét giác mạc, viêm màng bồ đào, teo mống mắt, viêm thượng củng mạc… Một số trong các biến chứng này có khả năng gây mù lòa cho bệnh nhân.

Cách chữa zona thần kinh ở mắt

Bác sĩ thường cho acyclovir nhỏ mắt song song với acyclovir uống ngay khi chẩn đoán bạn bị zona mắt. Nếu được dùng thuốc sớm trong 3 ngày đầu kể từ lúc có triệu chứng, bạn sẽ giảm thiểu tối đa các biến chứng.

Các phương pháp điều trị giảm nhẹ triệu chứng bỏng rát và đau bao gồm: đắp gạc lạnh, dùng các loại thuốc giảm đau không kê toa như gabapentin, opioid.

Trong trường hợp có bội nhiễm vi khuẩn, bác sĩ sẽ cho thêm thuốc kháng sinh. Bạn phải tuyệt đối uống thuốc đầy đủ và tái khám thường xuyên theo lịch của bác sĩ.

Khi nào zona mắt sẽ khỏi?

Những mụn nước do zona thường biến mất trong khoảng từ 1-3 tuần nhưng những tổn thương trên mặt và mắt có thể mất vài tháng để lành lại.

Ở giai đoạn sớm của bệnh, bác sĩ sẽ theo dõi bệnh nhân vài ngày một lần. Sau khi đã khỏi các triệu chứng nhiễm trùng, bệnh nhân nên đi khám với tần suất 3-12 tháng/lần để kiểm tra các biến chứng như tăng nhãn áp, sẹo và các vấn đề có thể ảnh hưởng đến thị lực, trầm trọng nhất là mất thị lực.

Phòng bệnh zona mắt

Tiêm vaccine là phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Có 2 loại vaccine chính:

  • Vaccine phòng ngừa thủy đậu tiêm cho trẻ em và người lớn chưa mắc thủy đậu.
  • Vaccine phòng ngừa zona thần kinh nói chung và zona mắt nói riêng được khuyên dùng ở người từ 50 tuổi trở lên.

Nếu bạn nghi ngờ mình mắc zona mắt, bạn nên được bác sĩ nhãn khoa có kinh nghiệm thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

5 cách làm sữa gạo lứt giúp ngăn ngừa ung thư

(90)
Gạo lứt mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm cholesterol, giảm nguy cơ tiểu đường và ngăn ngừa ung thư. Vậy bạn đã biết các cách làm sữa gạo ... [xem thêm]

Bệnh nhân hen suyễn có nguy cơ bị loãng xương rất cao

(26)
Bệnh nhân hen suyễn có nguy cơ bị loãng xương rất cao. Nguyên nhân là do đâu? Và bạn có thể làm gì để đối phó với căn bệnh này? Hãy cùng Chúng tôi tìm ... [xem thêm]

Nước hầm xương vừa ngọt tự nhiên lại bổ dưỡng

(88)
Nước hầm xương giúp mang đến vị ngọt tự nhiên trong các món ăn quen thuộc như hủ tiếu, bún bò, phở, nước canh… Không những tăng hương vị cho món ăn ngon ... [xem thêm]

7 cách sơ cứu tại nhà có thể gây nguy hiểm bạn nên tránh

(95)
Chúng tôi đã thu thập được 13 kỹ năng sơ cứu và sinh tồn cực kỳ hiệu quả và cần thiết cho bạn. Dù không mong bạn gặp phải trường hợp cần dùng đến ... [xem thêm]

Bà bầu ăn nho khi mang thai: Lợi ích đi kèm cùng cẩn trọng

(27)
Bà bầu ăn nho khi mang thai là vấn đề thường được “đem lên bàn cân” bởi những lợi ích và tác dụng phụ đi kèm nếu ăn quá nhiều.Việc tìm hiểu các ... [xem thêm]

6 lưu ý khi bà bầu vệ sinh nhà cửa trong ngày cuối năm

(68)
Bà bầu vệ sinh nhà cửa là việc không nên vì có thể gặp nhiều rủi ro. Tuy nhiên, nếu phải làm việc này thì bạn hãy lưu ý một số điều cần thiết.Nếu ... [xem thêm]

Botox và filler: Cân nhắc kỹ trước khi bạn làm đẹp

(68)
Bạn đã từng cân nhắc tiêm botox và filler để trẻ hóa da mà không cần phải phẫu thuật? Nhiều người vẫn nghĩ botox và filler giống nhau nhưng thực chất đây ... [xem thêm]

Chạy bộ có giúp bạn giảm cân?

(14)
Hội làm đẹp thường rỉ tai nhau những bí quyết giảm cân, nào là hạn chế tiêu thụ tinh bột, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày hoặc thậm chí bỏ bữa … Thế ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN