Mẹo giúp bố mẹ kiểm tra nhiệt độ cơ thể chính xác cho bé

(3.91) - 74 đánh giá

Nhiều bậc cha mẹ thường kiểm tra nhiệt độ của bé bằng cách sờ lên trán, nhưng đó không được xem là cách chính xác để kiểm tra thân nhiệt bé.

Ngày nay, nhiệt kế được xem là dụng cụ y tế phổ biến giúp hỗ trợ bố mẹ trong việc xác định thân nhiệt của bé, đặc biệt là khi con bị ốm. Tuy nhiên, không phải loại nhiệt kế nào cũng phù hợp với bé và không phải ai cũng biết cách sử dụng nhiệt kế một cách khoa học. Bài viết sau sẽ giúp bố mẹ tìm hiểu rõ vấn đề này.

Các loại nhiệt kế nên dùng

Các chuyên gia y tế khuyên bố mẹ nên sử dụng nhiệt kế kỹ thuật số để kiểm tra nhiệt độ cho bé thay vì nhiệt kế thủy ngân. Bố mẹ không nên sử dụng nhiệt kế thủy ngân để tránh tình trạng ngộ độc thủy ngân. Một điều bạn cần chú ý khi sử dụng nhiệt kế là chỉ số hiện trên nhiệt kế bạn đọc được có thể bị sai lệch do cách bạn đo hoặc các yếu tố khác. Nếu nhiệt độ của bé thay đổi hay có các dấu hiệu bị bệnh, bạn nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị hiệu quả nhất nhé!

Nếu bé yêu nhà bạn bị sốt, bạn cần kiểm tra chính xác nhiệt độ của bé là bao nhiêu. Vì vậy, sự lựa chọn tối ưu nhất là nhiệt kế kỹ thuật số. Nhiệt kế kỹ thuật số dễ sử dụng, dễ đọc kết quả và cho kết quả nhanh. Bạn có thể kiểm tra chính xác nhiệt độ của bé sau 10 giây đến 2 phút. Một số vị trí bạn có thể kiểm tra nhiệt độ của bé là hậu môn, miệng hay nách.

Bạn có thể đọc được kết quả kiểm tra nhiệt độ chính xác nhất và dụng cụ tốt nhất để đo thân nhiệt là nhiệt kế đo ở hậu môn. Một sự lựa chọn đắt tiền hơn là nhiệt kế điện tử quét trán. Loại nhiệt kế này sử dụng máy quét hồng ngoại để đo nhiệt độ bằng cách vuốt đơn giản trên trán. Đối với loại nhiệt kế đo tai thì khó sử dụng hơn.

Một số phương pháp khác để đo nhiệt độ mà các bác sĩ gợi ý là sử dụng nhiệt kế ngậm như núm vú hay nhiệt kế cảm biến. Loại này được sử dụng ở khu vực trán, nhưng kết quả thường không có độ chính xác cao. Cho dù bạn sử dụng phương pháp nào thì việc kiểm tra nhiệt độ của con cũng không nên được thực hiện ngay sau khi bé mới tắm, vì lúc này, nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên đột ngột. Tốt nhất là bạn nên đợi 20 phút sau khi tắm và bắt đầu đo nhiệt độ. Để có kết quả chính xác nhất, bạn nên cởi đồ bé trước khi đo.

Cách sử dụng các loại nhiệt kế thông dụng

Nhiệt độ ở hậu môn

Nếu con bạn nhỏ hơn 3 tuổi, bạn nên sử dụng phương pháp đo nhiệt kế ở hậu môn để có kết quả tốt nhất. Đầu tiên, bạn làm sạch phần đuôi của nhiệt kế bằng cồn tẩy rửa hoặc xà phòng và nước. Sau đó, rửa sạch bằng nước mát, lưu ý bạn không nên rửa bằng nước nóng. Sau đó, bạn đặt một lượng nhỏ chất bôi trơn, chẳng hạn như sáp dưỡng ẩm vào phần đuôi của nhiệt kế.

Bố mẹ cần đặt bụng của bé trên lòng mình hoặc trên một bề mặt vững chắc. Mặt khác, bạn bật nhiệt kế trên và đưa vào hậu môn khoảng 1,5−2,5 cm, bạn lưu ý đừng đẩy nhiệt kế vào quá sâu. Giữ nhẹ nhiệt kế ở vị trí này bằng 2 ngón tay khoảng 1 phút, cho đến khi bạn nghe tiếng “bíp”. Sau đó lấy ra và kiểm tra con số hiển thị trên nhiệt kế.

Nhiệt độ đo ở miệng

Khi bé được 4 hoặc 5 tuổi, bố mẹ có thể đo thân nhiệt của bé qua miệng. Đầu tiên, bạn làm sạch nhiệt kế bằng nước xà phòng ấm hoặc cồn tẩy rửa, sau đó rửa sạch lại nhiệt kế bằng nước mát. Sau đó, bạn bật nhiệt kế và đặt đầu nhiệt kế dưới lưỡi của bé.

Giữ đúng vị trí trong khoảng 1 phút cho đến khi bạn nghe tiếng “bíp, bíp”. Lúc này bố mẹ có thể đọc kết quả. Để có kết quả chính xác, bố mẹ cần đợi ít nhất 15 phút sau khi bé đã sử dụng một loại đồ uống nóng hoặc lạnh nào đó trước khi đặt nhiệt kế vào miệng.

Việc kiểm tra thân nhiệt của bé một cách chính xác giúp bố mẹ biết được một số vấn đề về sức khỏe mà bé có thể gặp phải như sốt hay cảm nhiệt. Vì vậy, bố mẹ đừng ngần ngại trang bị một chiếc nhiệt kế phù hợp, an toàn và dễ dàng sử dụng trong tủ thuốc gia đình mình nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Top 5 sữa rửa mặt trị mụn cám giúp bạn sở hữu làn da xinh

(25)
Sử dụng sữa rửa mặt trị mụn cám được xem là bước cơ bản nhất trong quy trình chăm sóc da mụn. Các loại sữa rửa mặt này thường chứa những thành ... [xem thêm]

Thai nhi 42 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ

(58)
Sự phát triển của thai nhi 42 tuần tuổiThai nhi 42 tuần phát triển như thế nào?Bé lúc này đã lớn cỡ trái mít và đang lột dần lớp sáp bảo vệ bên ngoài, ... [xem thêm]

Thịt kho tàu: món ăn quen thuộc của người Việt

(87)
Thịt kho tàu là món ăn đặc trưng của người Việt, thường có trên mâm cỗ giỗ, Tết hoặc trong những bữa ăn hàng ngày. Cách nấu thịt kho tàu tuy đơn giản, ... [xem thêm]

Nổi mề đay kiêng gì? Thắc mắc đã có giải đáp!

(99)
Nổi mề đay kiêng gì hiện đang là thắc mắc chung của nhiều người mắc bệnh này. Theo các chuyên gia, để tránh bệnh trở nên nghiêm trọng, người bị nổi ... [xem thêm]

Tăng men gan: Nguyên nhân, dấu hiệu và triệu chứng

(87)
Gan là một bộ phận quan trọng của cơ thể, nhưng lại dễ vướng phải các căn bệnh nguy hiểm bởi các tác nhân bên ngoài. Thường những bệnh này không có ... [xem thêm]

7 nhóm thực phẩm cho người bệnh lupus ban đỏ

(50)
Các loại thực phẩm bạn ăn dù không trực tiếp gây ra bệnh lupus ban đỏ nhưng lại ảnh hưởng đến triệu chứng của bệnh. Dinh dưỡng lành mạnh sẽ giúp cho ... [xem thêm]

Mách mẹ bí quyết chữa “nứt cổ gà” khi cho bé bú

(38)
Cho con bú sữa mẹ là cách tốt nhất để bé hấp thu chất dinh dưỡng ngay từ những tháng đầu đời. Tuy nhiên, khi cho con bú, bạn sẽ trải nghiệm cảm giác ... [xem thêm]

7 cách sử dụng nhà vệ sinh công cộng giúp bạn tránh bệnh tật

(11)
Chúng ta thường cảm thấy không thoải mái khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng vì lo ngại sự không sạch sẽ. Tuy nhiên, khi có nhu cầu thì bạn không thể không ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN