Mách mẹ bí quyết chữa “nứt cổ gà” khi cho bé bú

(4.47) - 38 đánh giá

Cho con bú sữa mẹ là cách tốt nhất để bé hấp thu chất dinh dưỡng ngay từ những tháng đầu đời. Tuy nhiên, khi cho con bú, bạn sẽ trải nghiệm cảm giác ngực bị kéo căng, và lâu ngày có thể dẫn đến những vết nứt thậm chí gây chảy máu trên bầu ngực. Chúng tôi mách ngay cho bạn những mẹo nhỏ giúp bạn nhanh chóng giảm đau và sớm lấy lại làn da mịn màng của “đôi gò bồng đảo”.

Sử dụng sữa của bạn thoa lên đầu núm vú

Bạn hãy vắt 1 ít sữa và để nó khô tự nhiên trên núm vú, sữa mẹ có thể làm bạn cảm thấy bớt đau hơn, trong sữa cũng chứa chất kháng khuẩn tự nhiên giúp lành vết nứt. Tuy nhiên, nếu bé đang bị tưa miệng thì bạn không nên dùng sữa để làm dịu vết nứt, vì nấm men có thể phát triển trong môi trường sữa và làm nhiễm trùng vết nứt.

Rửa sạch đầu vú sau khi bạn cho con bú

Cách đơn giản mà hiệu quả đó là bạn nên rửa sạch đầu vú sau khi cho con bú. Bạn nên rửa sạch hết nước bọt và sữa khô còn đọng lại trên đầu vú bằng loại xà bông không mùi, rửa nhẹ nhàng để tránh gây kích ứng da. Sau đó rửa lại với nước thật sạch để tránh xà bông còn đọng lại trên đầu vú và lau khô bằng vải mềm.

Sử dụng một số loại mỡ kháng sinh

Nếu bạn có vết nứt lớn, có thể hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng một số loại mỡ kháng sinh để bôi lên vị trí nứt. Bạn nên chọn loại mỡ có nguồn gốc thiên nhiên và không có hại cho trẻ sơ sinh.

Rửa sạch bằng nước muối

Bạn có thể tự pha nước muối để rửa sạch vị trí có vết nứt. Pha nửa muỗng cà phê muối vào ly nước sạch và ngâm đầu vú trong nước muối khoảng 5 phút, sau đó, rửa lại với nước sạch để trôi hết muối còn bám lại trên đầu vú.

Dùng thuốc giảm đau

Nếu bạn cảm thấy quá đau, bạn có thể dùng thêm thuốc giảm đau như paracetamol hay ibuprofen trước khi cho bé bú 30 phút.

Thay đổi tư thế cho bé bú

Ngoài ra, bạn cũng nên thử bế bé và cho bú ở một tư thế khác. Hãy cố gắng tìm một tư thế bú mà cả bé và mẹ đều cảm thấy thoải mái và để bé có thể ngậm vú đúng cách.

Bạn nên khám bác sĩ nếu tình trạng rạn nứt da ở vùng ngực khi cho bé bú kéo dài và gây đau đớn để có những chuẩn đoán và điều trị phù hợp nhé.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Dị ứng theo mùa nên ăn gì và kiêng gì?

(46)
Nếu trong nhà có người bị dị ứng theo mùa, bạn nên biết rằng triệu chứng nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào loại thức ăn người đó dùng. Bạn không thể ... [xem thêm]

Nám da khi mang thai và nám da thường khác nhau ra sao?

(40)
Nám thường và nám da khi mang thai tuy giống nhau về bản chất nhưng lại có nguyên nhân và cách chữa trị hoàn toàn khác nhau tùy vào tình trạng da. Mời bạn tham ... [xem thêm]

7 cách sử dụng nhà vệ sinh công cộng giúp bạn tránh bệnh tật

(11)
Chúng ta thường cảm thấy không thoải mái khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng vì lo ngại sự không sạch sẽ. Tuy nhiên, khi có nhu cầu thì bạn không thể không ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Nhi Đồng 2

(96)
Khi trẻ nhỏ gặp các vấn đề về sức khỏe, rất nhiều bố mẹ sẽ đưa con đi khám ở Bệnh viện Nhi Đồng 2 bởi đây là một trong 4 cơ sở về nhi khoa hàng ... [xem thêm]

Cách làm mờ sẹo cho trẻ mà mẹ nên biết

(64)
Cách chăm sóc vết thương và điều trị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hình dáng vết sẹo trên cơ thể. Vậy đối với các bé thì nên điều trị thế nào, sẹo ... [xem thêm]

Những lợi ích của củ hành đối với sức khỏe bạn không nên bỏ qua

(12)
Ngoài là một loại gia vị quen thuộc trong các bữa ăn, củ hành còn chứa nhiều dưỡng chất và có vô vàn những lợi ích đối với sức khỏe con người. Hành ... [xem thêm]

Tinh bột là gì? Nghịch lý giảm tinh bột lại tăng cân gấp đôi

(14)
Thực phẩm tinh bột là gì? Chúng thường được gọi là “carb” nhưng điều này dễ gây hiểu lầm vì carbohydrate bao gồm cả tinh bột, đường và chất xơ. ... [xem thêm]

14 loại cây trồng trong nhà tốt cho sức khỏe

(100)
Không chỉ mang lại không gian xanh bắt mắt, các loại cây trồng trong nhà còn giúp bạn luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn mỗi ngày. Bạn nên chọn loại ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN