Mách bạn cách làm củ kiệu ngon ngày Tết

(4.45) - 33 đánh giá

Củ kiệu không chỉ là một món ăn truyền thống mà còn là một vị thuốc bổ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm củ kiệu ngon đúng cách.

Củ kiệu không chỉ là một món ăn truyền thống ngày Tết mà còn là một vị thuốc y học cổ truyền. Nhờ vào tính cay và ấm nên củ kiệu được xếp vào nhóm lý khí, giúp khí lưu thông khắp cơ thể. Đặc biệt, đối với những người bị bệnh đường tiêu hóa do khó tiêu, đầy hơi, dễ ói mửa, củ kiệu có tác dụng điều chuyển khí đến nơi cần thiết, bổ trợ sức khỏe.

Trong y học hiện đại, củ kiệu ngâm chua dùng để hỗ trợ chống xơ vữa động mạch, ngăn ngừa cục máu đông, lợi tiểu, hạ huyết áp, ức chế vi khuẩn.

Tuy nhiên, củ kiệu hay dưa kiệu chỉ nên ăn trong dịp Tết, nếu ăn lúc bụng đói hoặc ăn liên tục rất dễ gây đau bao tử. Lưu ý, củ kiệu để lâu nổi váng mốc không nên ăn vì rất có thể chứa độc tố gây ung thư gan.

Sau đây, Hello Bacsi sẽ hướng dẫn bạn cách làm củ kiệu chua ngọt và củ kiệu ngâm nước mắm đúng điệu.

Sơ chế củ kiệu

  • Đầu tiên, ngâm củ kiệu với muối hạt khoảng 8 tiếng để nhả hết chất bẩn. Bạn không nên ngâm quá lâu vì củ kiệu có thể bị ngấm mặn.
  • Vớt kiệu ra cắt phần đầu (rễ) và đuôi. Bạn cũng lưu ý không cắt phần đầu vào quá sâu, chỉ cắt ở gốc rễ, nếu không kiệu bị ngấm nước dễ ủng mà mất đi vị giòn ngon. Tiếp theo, đem ngâm củ kiệu vào nước muối. Hoặc có thể ngâm vào nước đá sẽ khiến kiệu trở nên giòn hơn.
  • Vớt ra, rửa lại với nước cho sạch. Đem phơi nắng một ngày cho hơi héo. Nếu phơi héo quá sẽ làm củ kiệu bị dai, mất độ giòn.
  • Sau khi phơi xong, bạn lột bớt màng kiệu và phần rễ khô còn sót lại.

Cách làm củ kiệu chua ngọt

Chuẩn bị nguyên liệu

Để có một hũ dưa kiệu chua ngọt, bạn cần chuẩn bị:

  • 500g củ kiệu, lựa những củ có kích thước vừa, đều nhau
  • Muối hạt, ớt khô
  • 200g đường cát trắng, 200ml giấm trắng, một ít muối

Cách làm

  • Xếp một lớp kiệu cao khoảng 2cm vào một hũ thủy tinh, rải lên trên lớp đường và một ít muối. Sau đó, bạn tiếp tục xếp một lớp kiệu rồi một lớp đường, muối cho đến khi đầy hũ. Để chừng 7 – 10 ngày cho đường muối tan ra và thấm vào kiệu.
  • Nếu muốn giữ lâu hơn, bạn có thể cho thêm 1/4 muỗng cà phê muối khi đường tan, để kiệu lên men tự nhiên. Kiệu này có thể giữ được cả năm nếu để trong tủ lạnh. Khi muốn ăn, bạn chỉ cần vớt kiệu ra một hũ khác trước 3 ngày.
  • Bạn hòa tan 200ml giấm với 1 muỗng canh đường, 1/4 muỗng cà phê muối, cho vào nồi, đun nhỏ lửa khoảng 15 phút cho keo lại. Để nguội hoàn toàn rồi đổ vào hũ kiệu cho thấm.

Cách làm củ kiệu ngâm nước mắm hay dưa kiệu mặn

Chuẩn bị nguyên liệu

Với củ kiệu ngâm nước mắm, bạn nên chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • 500g củ kiệu, lựa những củ có kích thước vừa, đều nhau
  • Muối hạt, ớt khô
  • 200ml nước mắm nguyên chất loại ngon, 300g đường cát trắng

Cách làm

  • Kiệu sau khi phơi khô (nên phơi 2 ngày cho khô ráo nước), xếp vào hũ, kèm theo ít ớt khô.
  • Hòa tan 300g đường vào 200ml nước mắm nấu trong 20 – 25 phút cho hỗn hợp keo lại. Để nguội hoàn toàn rồi đổ vào hũ. Bạn có thể dùng một thanh tre đè lên trên miệng lọ để tránh cho kiệu bị nổi. Đậy kín nắp, không để cho không khí lọt vào trong hũ ngâm.
  • Ngâm chừng 3 ngày, nước trong kiệu sẽ làm loãng mắm. Lúc này, bạn đổ nước mắm ra và đun lại lần nữa cho keo. Để nguội hoàn toàn rồi đổ vào hũ kiệu. Với cách này, dưa kiệu có thể giữ được cả năm trong điều kiện thoáng mát.

Bên cạnh củ kiệu, bạn có thể cho thêm một số nguyên liệu khác như cà rốt, đu đủ, ớt xắt lát hay tôm khô vào ngâm để có được hũ dưa kiệu đẹp mắt, ngon miệng. Dưa kiệu ngâm có thể dùng cùng cơm trắng hoặc bánh trưng, bánh tét đều mang lại hương vị tuyệt vời cho ngày Tết.

Hy vọng với các cách làm củ kiệu trên, bạn sẽ có một hũ dưa kiệu ngon miệng. Chúc các bạn một năm mới tràn đầy sức khỏe!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Các bài tập Kegel – “phương thuốc” hữu hiệu cho mẹ bầu

(58)
Bạn đã bao giờ nghe qua các bài tập Kegel chưa? Đây là một trong những phương pháp được sử dụng để giúp kiểm soát việc đi tiểu không tự chủ. Những bài ... [xem thêm]

Nguy hiểm khi bị chảy máu động mạch

(48)
Khi động mạch bị đứt, máu phun mạnh và chảy thành tia khi mạch đập được gọi là chảy máu động mạch. Đây là loại chảy máu nguy hiểm nhất bởi nó có ... [xem thêm]

Biến chứng mà mẹ bầu và thai nhi có thể gặp phải khi mang thai đôi

(100)
Khi mang thai đôi, mẹ bầu nên thật cẩn thận và chú ý đến sức khỏe nhiều hơn để tránh những biến chứng xấu có thể xảy đến.Bạn có bao giờ nghe nói ... [xem thêm]

Tuyến giáp trong thai kỳ, những điều mẹ bầu cần biết (P2)

(70)
Bệnh lý tuyến giáp là bệnh mà nhiều mẹ bầu cần phải lưu ý. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời trong thời kỳ mang thai là vô cùng quan ... [xem thêm]

Ăn gan khi mang thai cần thận trọng kẻo nguy cho thai nhi

(34)
Gan là một trong những thực phẩm giàu sắt và vitamin A nên nhiều bà bầu sử dụng. Tuy nhiên, ăn gan khi mang thai quá nhiều lại dẫn đến dư thừa tiền vitamin A ... [xem thêm]

Tình dục tuổi trung niên và 6 lời đồn oái ăm

(28)
Khi nói đến tình dục sau 40 tuổi, một trong những quan niệm sai lầm lớn nhất là cho rằng tuổi tác sẽ làm nhạt đi đời sống chăn gối vợ chồng. Nhưng trong ... [xem thêm]

Dễ dàng kiểm tra sức khỏe của con từ chính nước tiểu và phân

(71)
Khi thay tã cho bé, bố mẹ thường muốn nhanh chóng dọn đi phần phân và nước tiểu mà quên mất rằng chính nước tiểu và phân lại là gợi ý tốt nhất về ... [xem thêm]

6 loại thực phẩm phụ nữ mãn kinh cần tránh

(10)
Sự thật là phụ nữ nên ăn uống đủ chất để sống vui khỏe, không nên kiêng khem thái quá. Nhưng có một số thực phẩm phụ nữ mãn kinh cần tránh để giảm ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN