Mách bạn cách điều trị bệnh giang mai hiệu quả

(4.18) - 45 đánh giá

Điều trị bệnh giang mai rất dễ dàng khi bệnh đang ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân tự ý điều trị tại nhà hoặc dùng các loại thuốc không kê đơn thì sẽ không thể khỏi bệnh. Đến nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh rằng bệnh giang mai sẽ tự khỏi khi không được điều trị bài bản theo liệu trình ở cơ sở y tế.

Tìm hiểu về bệnh giang mai

Giang mai là bệnh truyền nhiễm cao, lây lan chủ yếu qua hoạt động tình dục bao gồm quan hệ bằng miệng (oral sex), âm đạo và hậu môn.

Xoắn khuẩn giang mai cũng có thể lây lan khi người lành tiếp xúc với người bệnh qua nụ hôn hoặc những đụng chạm cơ thể trong sinh hoạt thường ngày.

Bà bầu bị bệnh giang mai có nhiều khả năng truyền bệnh cho em bé. Trường hợp này được gọi là giang mai bẩm sinh. Nó có thể gây ra nhiều bất thường cho thai nhi, thậm chí khiến thai chết lưu.

Bệnh giang mai không thể lây lan qua bệ bồn cầu, bể bơi hoặc tay nắm cửa. Các chuyên gia y khoa cho biết xoắn khuẩn giang mai sẽ bị tiêu diệt nhanh chóng khi rời khỏi cơ thể người bệnh.

Ảnh hưởng của bệnh giang mai đến sức khỏe và đời sống tình dục

Bệnh giang mai gây nhiều tác động tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe bệnh nhân – Ảnh minh họa

Dấu hiệu đặc trưng của bệnh giang mai là những vết loét ở miệng, cơ quan sinh dục hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.

Ở phụ nữ, vết loét ở bộ phận sinh dục (âm đạo, hậu môn) thường gây sự khó chịu cực độ, lâu dần sẽ hình thành sự khủng hoảng tâm lý ảnh hưởng đến mọi hoạt động sống thường ngày.

Nếu xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào khu vực thận, tử cung hoặc ống dẫn trứng, chúng sẽ làm biến đổi và mất dần chức năng sinh dục, rối loạn rụng trứng, thậm chí gây vô sinh.

Nam giới bị bệnh giang mai cũng phải chịu nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe và đời sống tình dục.

Vết loét giang mai ở nam giới thường xuất hiện ở miệng hoặc nhiều vị trí của bộ phận sinh dục như quy đầu, bao quy đầu, rãnh quy đầu. Chúng gây nhiều khó khăn trong quá trình vệ sinh, quan hệ tình dục và các hoạt động khác.

Bệnh giang mai ở nam còn có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như u não, viêm màng não, viêm giác mạc, viêm võng mạc hoặc rối loạn hoạt động dây thần kinh thị giác…

Như đã nói, điều trị bệnh giang mai rất dễ dàng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không sớm nhận biết dấu hiệu bệnh và điều trị trong “giai đoạn vàng” này thì bệnh sẽ tiến triển rất nhanh. Ở những giai đoạn sau, việc điều trị bệnh giang mai sẽ gặp nhiều điều bất lợi và tốn kém hơn.

Điều trị bệnh giang mai ở đâu?

Vì giang mai là bệnh lây nhiễm phổ biến nên bạn sẽ không gặp khó khăn khi tìm kiếm cơ sở y tế có chức năng điều trị căn bệnh này.

Bạn có thể chữa bệnh ở các phòng khám tư nhân có cung cấp dịch vụ điều trị bệnh giang mai. Khi lựa chọn cơ sở chữa bệnh, bạn hãy xem xét kỹ các yếu tố như quy mô phòng khám, cơ sở vật chất, máy móc xét nghiệm hỗ trợ điều trị, chất lượng dịch vụ… Đó là những điều kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chữa bệnh của bạn.

Nếu muốn điều trị bệnh giang mai ở bệnh viện, bạn có thể cân nhắc một trong những địa chỉ sau:

Tại Hà Nội

Bệnh viện Da liễu Hà Nội

Địa chỉ cơ sở 1: 79B Nguyễn Khuyến, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội.

Địa chỉ cơ sở 2: 20 Bế Văn Đàn, Hà Đông, Hà Nội.

Địa chỉ cơ sở 3: Khoa Điều trị Nội trú Quốc Oai, Quốc Oai, Hà Nội.

Giờ làm việc: Từ thứ 2 – thứ 6: 7h00 – 11h00 (sáng); 13h30 – 17h (chiều). Thứ 7, Chủ nhật và các ngày lễ: 8h00 – 11h00 (sáng); 14h00 – 17h00 (chiều).

Bệnh viện Da liễu Trung ương

Địa chỉ: 15A Phương Mai, Q. Đống Đa, Hà Nội.

Giờ làm việc: Từ thứ 2 – thứ 6: 6h15 – 16h30; Thứ 7, Chủ nhật và các ngày lễ: 7h30 – 17h30.

Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.

Giờ làm việc: thứ 2 – Chủ nhật: 6h30 – 12h00 (sáng); 13h30 – 18h00 (chiều).

Tại TP. HCM

Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM

Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, P. 11, Q. 5, TP. HCM.

Giờ làm việc: thứ 2 – thứ 6 từ 6h30 – 16h30. Thứ 7 làm việc từ 6h30 – 12h00.

Bệnh viện Da liễu TP. HCM

Địa chỉ: 2 Nguyễn Thông, P. 6, Q. 3, TP. HCM

Giờ làm việc: thứ 2 – Chủ nhật từ 7h30 – 16h30.

Ngoài 2 bệnh viện này, bạn còn có thể làm xét nghiệm giang mai ở những bệnh viện có chuyên khoa da liễu hoặc chuyên khoa bệnh lây nhiễm.

Cách chăm sóc bệnh nhân giang mai

Bệnh nhân giang mai phải kiêng quan hệ tình dục trong suốt thời gian điều trị – Ảnh minh họa

♠ Để quá trình điều trị bệnh giang mai mang lại kết quả như mong muốn và hạn chế tối đa nguy cơ tái phát, cả bệnh nhân và người nhà cần có hiểu biết về căn bệnh này. Đồng thời, tinh thần phối hợp tích cực với phác đồ điều trị cũng là yếu tố quan trọng rút ngắn thời gian chữa bệnh.

♠ Bản thân người bệnh phải chủ động thăm khám ngay khi nghi ngờ mình mắc bệnh. Tiếp đó, bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

♠ Không quan hệ tình dục trong suốt thời gian mang bệnh.

♠ Nếu bệnh nhân có vợ hoặc chồng thì cả 2 cần điều trị bệnh giang mai song song với nhau vì có nhiều khả năng bạn đời của bạn cũng đã nhiễm bệnh khi cả hai quan hệ tình dục.

♠ Hỏi ý kiến bác sĩ để xây dựng chế độ dinh dưỡng, tập luyện và thói quen sinh hoạt lành mạnh.

♠ Không dùng chất kích thích, vệ sinh cơ thể sạch sẽ và lưu ý luôn giữ vùng da tổn thương trong tình trạng khô thoáng.

♠ Bệnh nhân giang mai không nên dùng chung bồn tắm với người khác để hạn chế khả năng lây bệnh.

♠ Sau khi điều trị bệnh giang mai thành công, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc quan hệ tình dục an toàn, chung thủy.

♠ Tái khám đầy đủ theo lịch hẹn của bác sĩ để kịp thời cập nhật diễn tiến bệnh. Việc tái khám còn đặc biệt quan trọng vì bác sĩ sẽ có thêm dữ liệu thăm khám để cho bạn biết xoắn khuẩn giang mai đã hoàn toàn biến mất sau khi điều trị hay chưa.

Phòng ngừa bệnh giang mai

Tình dục an toàn là cách phòng bệnh giang mai hiệu quả nhất – Ảnh minh họa

♠ Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy là cách phòng ngừa hiệu quả nhất đối với bệnh giang mai và những căn bệnh xã hội khác.

♠ Tránh tiếp xúc thân mật và hạn chế sự chung đụng cơ thể với người nhiễm bệnh.

♠ Nếu bạn có hệ miễn dịch và sức đề kháng khỏe mạnh, bạn sẽ ít có nguy cơ mắc bệnh giang mai cũng như các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác. Vì thế, không bao giờ quá muộn để bạn theo đuổi lối sống lành mạnh, nâng cao sức khỏe, phòng chống bệnh tật.

Trương Phương Đài / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

4 thói quen chăm sóc da nếu muốn có làn da như em bé

(63)
Bạn chỉ có duy nhất một làn da để giữ, vì vậy việc chăm sóc da vô cùng quan trọng đối với bạn. Làn da phản ánh sức khỏe của bạn. Da là lớp bao phủ ... [xem thêm]

Mẹo để bé ăn rau củ

(59)
Không phải đứa trẻ nào cũng đều thích thú với những trái cây rau củ tươi ngon và đầy màu sắc. Nếu bạn đang đau đầu vì bé con nhà bạn quá cứng đầu ... [xem thêm]

Đàn ông thích phụ nữ mặc gì khi hẹn hò?

(36)
Đối với các nàng, thời trang không chỉ mặc cho mình mà còn mặc cho người ấy của mình. Giữa đa dạng các lựa chọn ngoài kia, liệu đàn ông thích phụ nữ ... [xem thêm]

6 mẹo để bé luôn hào hứng với bữa ăn sáng mẹ nấu

(87)
Bữa ăn sáng là yếu tố quan trọng chúng ta cần quan tâm. Một số nghiên cứu cho thấy ăn sáng có thể không cần thiết để giảm cân hoặc duy trì trọng lượng ... [xem thêm]

Bạn đã chăm sóc da nhờn đúng cách?

(55)
Trong các loại da, da nhờn là loại “khó chiều” nhất. Các cô gái sở hữu làn da này luôn khổ sở với gương mặt lúc nào cũng bóng loáng vì tuyến dầu hoạt ... [xem thêm]

Bạn đã chăm sóc bàn chân đúng cách?

(97)
Bàn chân là bộ phận vô cùng quan trọng đối với hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, bạn đã thực sự quan tâm đến sức khỏe bàn chân của mình hay chưa? Bàn ... [xem thêm]

Muốn phát hiện viêm khớp, đừng vội phớt lờ dấu hiệu bất thường trên da

(27)
Rất nhiều người cho rằng viêm khớp rất khó phát hiện vì chúng ta không thể nhìn thấy sự viêm nhiễm trong các khớp hay sự hao mòn của sụn. Tuy nhiên, một ... [xem thêm]

Bạn nên ăn gì tốt cho chuyện ấy?

(27)
Bên cạnh các kỹ thuật giường chiếu, nhiều cặp đôi còn băn khoăn không biết nên ăn gì tốt cho chuyện ấy. Nếu biết cách lựa chọn thực phẩm, một bữa ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN