Bạn đã chăm sóc da nhờn đúng cách?

(3.94) - 55 đánh giá

Trong các loại da, da nhờn là loại “khó chiều” nhất. Các cô gái sở hữu làn da này luôn khổ sở với gương mặt lúc nào cũng bóng loáng vì tuyến dầu hoạt động quá mức. Chưa kể dầu tiết quá nhiều còn tạo cơ hội cho mụn trứng cá sinh sôi.

Tin vui cho bạn là cách “trị” làn da nhờn cũng khá đơn giản. Hãy tuân thủ các bước chăm sóc sau đây để hạn chế tình trạng tiết bã nhờn, khiến mụn không có cơ hội xuất hiện:

Dùng sữa rửa mặt dành riêng cho da nhờn

Cách hiệu quả nhất để quản lý da nhờn là làm sạch da vào mỗi sáng khi thức dậy và tối trước lúc đi ngủ. Lưu ý là sản phẩm bạn chọn phải là sữa/gel rửa mặt dịu nhẹ (đừng dùng xà phòng vì nó được xem như chất tẩy rửa nhẹ, có thể kích thích tuyến dầu hoạt động mạnh hơn).

Nếu da bạn thường xuyên nổi mụn, lựa chọn tối ưu nhất là sữa rửa mặt có chứa axit như benzoyl peroxide, axit salicylic, axit glycolic hoặc axit beta-hydroxy. Không chỉ kiểm soát da dầu, các loại sữa rửa mặt này còn có tác dụng ngăn ngừa mụn trứng cá. Bên cạnh đó, một số loại gel rửa mặt có thành phần chiết xuất từ thiên nhiên cũng hiệu quả trong việc chăm sóc da nhờn, chẳng hạn như Decumar Clean. Nano Curcumin từ nghệ vàng, chiết xuất lá Neem và vitamin E sẽ làm sạch nhẹ nhàng, cuốn trôi bã nhờn và ngăn ngừa vi khuẩn gây mụn.

Cách rửa mặt cũng rất quan trọng. Bạn tuyệt đối đừng rửa quá 2 lần/ngày kẻo khiến da đổ dầu nhiều hơn. Ngoài ra, không nên dùng khăn mặt chà xát da. Thay vào đó, hãy rửa bằng nước nhẹ nhàng rồi dùng khăn giấy thấm khô.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Sữa rửa mặt cho da mụn, chọn sao cho đúng?

Tẩy tế bào chết mỗi tuần

Nếu bụi bẩn, vi khuẩn và bã nhờn dưới da không được lấy sạch hàng tuần, da càng có cớ để tiết dầu nhiều hơn. Việc tẩy tế bào chết còn có một tác dụng nữa: giúp da thẩm thấu dưỡng chất từ các loại kem dưỡng/toner một cách tốt nhất. Tuy nhiên, bạn nhớ không thực hiện quá 1 lần/tuần nhé!

Sử dụng giấy thấm dầu

Giấy thấm dầu gần như là “vật bất ly thân” của các cô nàng bị đổ dầu quá mức. Ưu điểm của sản phẩm này là lấy đi dầu thừa và bụi bẩn mà không làm khô da. Nó đặc biệt hữu ích khi bạn đang có lớp trang điểm trên mặt. Khi ấy, bạn không cần tẩy trang hay rửa mặt mà vẫn loại bỏ được lớp dầu.

Lưu ý là bạn không nên chà xát da bằng giấy thấm dầu. Chỉ cần ấn nó vào vùng da dầu đủ lâu (thường là 15–20 giây) là đủ để giúp da không còn bóng nhờn.

Dùng kem chống nắng dành cho da dầu

Các loại kem chống nắng bình thường có xu hướng khá dày nên có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông, khiến lớp dầu tích tụ dưới da gây nên mụn. Thế nên, bạn hãy thử loại gel chống nắng không chứa dầu. Chúng sẽ kiểm soát lượng dầu thừa trên mặt, đồng thời bảo vệ da trước tác hại của tia cực tím.

Chọn mỹ phẩm trang điểm không chứa dầu

Bạn thường được khuyên nên hạn chế trang điểm nếu có làn da dầu. Tuy nhiên, đừng vội tước đi quyền làm đẹp của bản thân chỉ vì bạn sợ khuôn mặt luôn trong tình trạng sáng bóng. Các loại mỹ phẩm không chứa dầu sẽ cho bạn lớp trang điểm vừa đẹp vừa không đổ dầu. Nguyên tắc hoạt động của chúng là kiểm soát tuyến dầu, đồng thời thấm hút dầu hiệu quả. Nếu cần, bạn có thể dùng giấy thấm dầu sau mỗi 3–4 giờ trang điểm.

Thoa kem dưỡng ẩm

Suy nghĩ: “Da nhờn không cần dùng kem dưỡng ẩm” đã “xưa rồi Diễm”. Giờ đây, ai cũng có ít nhất một lọ kem dưỡng ẩm trên bàn mỹ phẩm, và các bạn gái có làn da dầu cũng không ngoại lệ. Kem dưỡng ẩm sẽ cung cấp dưỡng chất, tạo độ đàn hồi và duy trì độ ẩm cần thiết cho da.

Các chuyên gia khuyên bạn nên chọn loại kem dưỡng không chứa dầu, có chiết xuất từ thiên nhiên như vỏ chanh, lô hội… Chúng không gây dị ứng, không làm tắc nghẽn lỗ chân lông, đồng thời kiểm soát tuyến bã nhờn hữu hiệu.

Làm bạn với toner

Nhiều người không có cảm tình lắm với toner, vì nó có đặc tính làm se da, dễ gây kích ứng da dẫn tới sản xuất nhiều dầu hơn. Song trên thực tế toner nếu được sử dụng trên những vùng da dầu (như trán, mũi và cằm) sẽ có công dụng triệt tiêu dầu rất tốt. Bạn chỉ cần tránh thoa toner trên các vùng da khô kẻo khiến tình trạng thêm trầm trọng.

Đắp mặt nạ

Lựa chọn loại mặt nạ dưỡng da phù hợp với làn da nhờn cũng là vấn đề được nhiều bạn gái quan tâm. Lời giải cho bạn là tự chế các loại mặt nạ với nguyên liệu tự nhiên, không chứa thành phần hóa học gây hại cho da như mật ong, chanh, lòng trắng trứng gà, dưa leo, sữa chua không đường… Bạn thoa hỗn hợp tự chế lên da rồi để trong khoảng 20–30 phút, thực hiện 2–3 lần/tuần.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Con 5 – 8 tuổi bị béo phì, bố mẹ phải làm sao?

(97)
Hiện nay, béo phì là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ em có nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường nhưng vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng đắn.Nhiều bé ... [xem thêm]

Lợi ích của đậu đũa: Ăn nhiều có giúp ngăn ngừa ung thư?

(96)
Đậu đũa là một loại rau quen thuộc với người Việt Nam nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi về lợi ích của đậu đũa với sức khỏe con người chưa?Đậu đũa ... [xem thêm]

Bật mí 9 cách trị quầng thâm mắt hiệu nghiệm tức thời

(29)
Quầng thâm có thể xuất hiện bởi nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu là do mệt mỏi. Hiện nay, có rất nhiều cách trị quầng thâm mắt hiệu quả mà lại không quá ... [xem thêm]

Yếu tố nguy cơ của bệnh đa hồng cầu

(17)
Đa hồng cầu (PV) là một căn bệnh về máu khiến cơ thể tạo ra quá nhiều tế bào hồng cầu. Hệ quả là máu của bạn trở nên quá đặc, kéo theo hàng loạt ... [xem thêm]

Thuật thôi miên có chữa nghiện thuốc lá?

(100)
Việc từ bỏ hút thuốc đôi khi là một thử thách cam go. Nhưng đây lại là một trong những cách tốt nhất bạn có thể làm vì sức khỏe của mình. Hút thuốc ... [xem thêm]

7 câu hỏi giúp bạn biết cách phạt con thông minh

(12)
Khi trẻ phạm lỗi, bạn thường phản ứng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu cách phạt con thông minh bằng việc trả lời 7 câu hỏi sau đây.Có bao giờ bạn thắc ... [xem thêm]

42 tuần

(84)
Hành vi và phát triểnBé phát triển như thế nào?Vào tháng này, con bạn có thể ngồi một cách vững vàng. Bé có thể bước đi khi vịn vào đồ vật, thậm chí ... [xem thêm]

Cận thị và tất cả những điều bạn cần biết để bảo vệ mắt!

(34)
Cận thị là một tật khúc xạ thường gặp ở mắt và ngày càng nhiều người mắc phải. Để tìm hiểu rõ hơn về các dấu hiệu của mắt bị cận thị và ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN