Mách bạn 4 loại thực phẩm tốt cho răng của bé

(4.15) - 69 đánh giá

Khi còn nhỏ, các bé sẽ có tổng cộng 20 chiếc răng sữa mọc đầy đủ dần trong thời gian 3 năm. Và rồi, khi bé lên 12-13 tuổi, những chiếc răng ấy sẽ rụng dần và được thay thế bởi răng vĩnh viễn. Vậy, bạn có bao giờ đặt câu hỏi, nếu răng sữa của bé chỉ hiện diện trong khoảng 10 năm đầu đời thì tại sao chúng ta lại phải giữ gìn chúng kỹ lưỡng đến thế?

Thật ra, vai trò của răng sữa vô cùng quan trọng. Nếu răng sữa rụng sớm do sâu răng phá hủy, răng vĩnh viễn của bé sẽ không có đủ chỗ trống để mọc lên. Hơn nữa, nếu chăm sóc răng miệng những năm đầu đời không tốt, các bé còn có nguy cơ phải chịu đựng nhiều vấn đề trong việc ăn uống, đau đớn do nhiễm trùng, ảnh hưởng không tốt đến tâm lý trẻ.

Vì vậy, cùng với những lời khuyên trong bài Phương pháp chăm sóc răng miệng hiệu quả cho trẻ hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu 4 loại thực phẩm tốt cho răng của bé mà bố mẹ có thể dễ tìm nhé!

Sữa chua

Để giúp bé tránh khỏi sâu răng và các vấn đề về nướu, ba mẹ hãy thử thêm sữa vào bữa ăn sáng hoặc ăn xế của con. Tin vui là hầu hết các bé đều thích ăn sữa chua và đây cũng là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể nói chung. Trong sữa chua chứa nhiều canxi giúp răng phát triển chắc khỏe. Một nghiên cứu được công bố trên tờ Jounal of Oral Dentistry cho biết rằng những trẻ ăn thức ăn làm từ sữa ít nhất 4 lần 1 tuần có ít nguy cơ bị sâu răng hơn những trẻ còn lại.

Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều loại sữa chua dành cho trẻ em với nhiều mẫu mã cho bạn lựa chọn. Nhớ rằng bạn hãy chọn loại với mùi vị bé thích và nên chọn loại ít đường nhé.

Các loại hạt nào là thực phẩm tốt cho răng của bé

Những loại thức ăn đòi hỏi phải nhai nhiều rất tốt cho răng và nướu của trẻ, giống như một bài tập thể dục cho răng miệng vậy. Có nhiều lý do biến quả hạch thành loại thức ăn nhẹ lý tưởng cho trẻ. Thứ nhất, chúng là thực phẩm sống nên luôn tốt cho răng hơn so với những loại thực phẩm đã qua xử lý chế biến. Ăn các loại hạt này giúp nước bọt tiết ra nhiều hơn nhờ vậy làm giảm lượng axit phá hủy men răng trong miệng. Hơn thế nữa, chúng còn cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu tốt cho răng bao gồm magiê, canxi và protein. Đặc biệt chúng rất ít hoặc không có đường. Các loại hạt quả hạch được khuyên dùng có thể kể ra như hạt điều, óc chó, đậu phộng, hạt dẻ và đương nhiên bạn tránh xa những loại hạt chế biến đã tẩm đường nhé.

Trái cây tươi

Nhìn chung thì các loại trái cây tươi đều tốt cho răng của cả bạn và con bạn. Trong quá trình nhai cái loại thực phẩm này, nướu của bé được massage còn răng thì được làm sạch một cách tự nhiên. Táo, cam, lê, và dưa hấu tươi đều có vị thơm ngon và tốt cho răng, loại quả nào càng cần nhai nhiều thì càng tốt cho răng miệng. Đương nhiên, các chất đường trong trái cây vẫn có thể gây sâu răng nhưng chúng vẫn tốt hơn nhiều so với các loại đường hóa học chứa trong kẹo công nghiệp. Khi cho bé ăn trái cây, bạn nên chọn lựa thật kỹ các quả còn tươi và hạn chế mua trái cây đóng hộp nhé. Nếu con bạn không hứng thú lắm với các loại quả cứng như táo hay lê, bạn có thể cho con dùng chung với bơ đậu phộng để món ăn trở nên hấp dẫn hơn.

Rau củ tươi

Chúng ta đều đã biết về lợi ích của thức ăn tươi sống với răng và nướu. Đối với rau quả thì những ích lợi đó lại tăng thêm một bậc vì chúng hoàn toàn không chứa hoặc chứa rất ít đường. Cà rốt, bông cải xanh, bông cải trắng, dưa chuột đều là những lựa chọn tuyệt vời. Hãy tập cho trẻ ăn rau từ sớm để hình thành thói quen lành mạnh này, một điều mà chưa chắc tất cả người lớn chúng ta đêu làm đươc. Meo: bạn có thể chuẩn bị thêm 1 ít nước sốt ăn kèm với rau để giúp trẻ thích thú hơn khi ăn, thêm một chút đường vào sốt cũng không sao nếu tính đến lợi ích tuyệt vời khi trẻ chịu ăn rau củ tươi khi dùng bữa.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Cách cai sữa cho bé và 5 lý do mẹ có thể ngưng cho bú

(23)
Cách cai sữa cho bé hợp lý sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề mình đang gặp phải hiệu quả, cũng như giúp bé giảm bớt khó chịu. Để rõ hơn, mời bạn tham ... [xem thêm]

Neuroplasticity là gì mà có thể chữa lành tổn thương?

(18)
Những bệnh nhân hồi phục sau khi bị đột quỵ hay chấn thương não có thể là bằng chứng cho thấy não bộ cũng có khả năng tự chữa lành. Hãy cùng tìm hiểu ... [xem thêm]

Cận thị và tất cả những điều bạn cần biết để bảo vệ mắt!

(34)
Cận thị là một tật khúc xạ thường gặp ở mắt và ngày càng nhiều người mắc phải. Để tìm hiểu rõ hơn về các dấu hiệu của mắt bị cận thị và ... [xem thêm]

5 loại thực phẩm tốt cho âm đạo của phái đẹp

(25)
Chế độ ăn hàng ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của vùng kín, vì vậy bạn đừng nên bỏ qua những thực phẩm tốt cho âm đạo nhé.Chìa khóa ... [xem thêm]

6 lý do vì sao không nên cho con xem phim Heo Peppa

(26)
Không ít gia đình cho con xem Heo Peppa để giải trí vì hình ảnh của các nhân vật trong phim dễ thương và ngộ nghĩnh. Thế nhưng, một nghiên cứu tại Đại học ... [xem thêm]

Lượng đường trong máu nói gì về sức khỏe của bạn?

(88)
Đường huyết hay glucose máu là lượng đường có ở trong máu và theo máu vận chuyển đến tất cả các tế bào của cơ thể để cung cấp năng lượng. Cần giữ ... [xem thêm]

Chỉ số cholesterol: Hiểu để kiểm soát

(33)
Chỉ số cholesterol góp phần dự đoán nguy cơ phát triển bệnh tim trong khoảng một thập kỷ, từ đó giúp người bệnh sớm có phương pháp ngăn chặn thích hợp. ... [xem thêm]

Phương pháp dạy bé tập nói sớm không còn khó với bố mẹ

(25)
Bố mẹ thường mong muốn con biết nói để dễ dàng giao tiếp với mình. Chúng tôi chia sẻ các phương pháp dạy bé tập nói sớm cho bố mẹ để cùng trò chuyện ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN