Lợi ích của trái thanh long đối với sức khỏe

(3.5) - 95 đánh giá

Thanh long là loại quả có chứa các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất. Vì vậy, trái thanh long có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe chúng ta.

Lợi ích cho sức khỏe của quả thanh long

Hệ thống miễn dịch khỏe mạnh

Một trong những lợi ích to lớn nhất của thanh long là tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Lượng vitamin C cao trong thanh long giúp kích thích hoạt động của các chất chống oxy hóa khác trong cơ thể. Chúng tích cực tìm kiếm và loại bỏ các gốc tự do trong quá trình trao đổi chất của tế bào, làm giảm nguy cơ tử vong do ung thư và bệnh tim. Càng nhiều vitamin C thì càng tốt cho hệ miễn dịch.

Một trái tim khỏe mạnh

Quả thanh long hầu như không có chất béo tạo ra cholesterol nên sẽ giúp giảm lượng cholesterol trong máu. Cơ hội phát triển mảng bám trong động mạch và tĩnh mạch là rất nhỏ, do đó giảm khả năng bị xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ. Loại quả này được xem là siêu thực phẩm. Hạt của trái thanh long chứa chất béo có lợi, giúp sản sinh ra cholesterol HDL (cholesterol tốt), làm giảm lượng cholesterol LDL bằng cách ức chế các thụ thể mà nó liên kết trên các thành động mạch.

Chứa nhiều vitamin

Ngoài vitamin C, thanh long còn chứa các vitamin có lợi khác như vitamin nhóm B. Thành phần vitamin B1, B2 và B3 trong trái thanh long rất có lợi cho sức khỏe tổng quát, từ huyết áp, làn da, cholesterol đến chức năng tuyến giáp và sự trao đổi carbohydrate.

Hỗ trợ tiêu hóa

Trái thanh long có hàm lượng chất xơ cao giúp cải thiện tiêu hóa kém, lợi tiểu, kích thích sự chuyển động perystalic và kích giải phóng dịch tiêu hóa. Chất xơ từ quả thanh long giúp điều chỉnh chức năng ruột, giảm nguy cơ mắc các chứng bệnh như táo bón, hội chứng ruột kích thích và các bệnh nghiêm trọng hơn như ung thư kết tràng.

Phòng chống ung thư

Quả thanh long có chứa hàm lượng cao vitamin C giúp chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, trái thanh long chứa các nguồn chống oxy hóa tự nhiên khác. Trong đó, carotene được biết đến là một chất chống ung thư cũng như làm giảm kích cỡ khối u.

Nếu bạn cảm thấy mình đang bị ốm hoặc mệt mỏi, thậm chí là đang tìm kiếm một phương pháp ngừa ung thư bằng thiên nhiên, thanh long sẽ là sự lựa chọn tốt cho bạn.

Chống khuẩn và chống nấm

Trong quả thanh long có chứa chất chống nấm và chất kháng khuẩn nên giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Chất này có thể giúp tăng số lượng tế bào bạch cầu trong cơ thể, giúp bảo vệ chống lại chất độc và nó cũng ức chế sự phát triển của nấm hoặc vi khuẩn. Ngoài ra, các chất chống khuẩn và nấm còn kích thích tái sinh tế bào và tăng tốc độ làm lành vết thương nhanh chóng.

Chuyển hóa chất trong cơ thể

Một trong những thành phần quan trọng không thể thiếu trong chế độ ăn uống của chúng ta chính là protein. Đây là thành phần cấu tạo nên một số bộ phận trong cơ thể từ răng, tóc, xương đến các cơ quan, mạch máu và mô giúp cơ thể hoạt động nhịp nhàng.

Protein từ hoa quả, rau củ và thịt được chuyển hóa bởi enzyme có trong cơ thể, có thể tăng tốc độ hình thành tế bào, tăng cường sức mạnh, đẩy nhanh sự trao đổi chất, giúp giảm cân và tăng cường cơ bắp trong cơ thể. Lượng protein đầy đủ trong chế độ ăn uống sẽ giúp ích ở nhiều khía cạnh đối với sức khỏe. Trái thanh long chính là nguồn cung cấp protein tuyệt vời.

Không có rủi ro về sức khỏe liên quan đến việc ăn trái thanh long. Các nghiên cứu cho thấy, phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú hoàn toàn có thể ăn mà không phải lo lắng về bất kỳ rủi ro nào.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Berberine: Thần dược cho những người bị cholesterol cao

(28)
Berberine là một hợp chất alkaloid, có màu vàng và được tìm thấy trong các loại cây khác nhau như Hoàng liên gai, Mao lương hoa vàng, Chi hoàng liên, nho Oregon, Chi ... [xem thêm]

Trứng không rụng: Làm sao để nhanh có thai?

(60)
Khi đang cố gắng thụ thai, bạn không chỉ cần chú ý hơn đến chu kỳ kinh nguyệt của mình mà còn nên biết rõ về dấu hiệu rụng trứng. Bởi nếu trứng không ... [xem thêm]

Khi nào có thể để con ở nhà một mình?

(35)
Trẻ nhỏ thường nghĩ rằng mình là trung tâm của vũ trụ và mọi người phải có trách nhiệm làm mọi thứ cho chúng. Nếu trẻ cứ có suy nghĩ này thì khi lớn ... [xem thêm]

Dấu hiệu của rối loạn tuyến giáp

(14)
Bạn bị mệt mỏi, chóng mặt, tăng cân, ớn lạnh, đổ mồ hôi, lo lắng hoặc rụng tóc? Đó là những dấu hiệu cho thấy tuyến giáp đã có vấn đề. Tuyến ... [xem thêm]

Những điều mẹ cần biết về tật nói lắp ở trẻ

(41)
Nói lắp thường phổ biến ở trẻ em trong độ tuổi từ 2 đến 5. Đối với nhiều trẻ em, điều này chỉ đơn giản là bé đang học cách sử dụng ngôn ngữ và ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về bệnh nhiễm ký sinh trùng ở mắt

(29)
Nhiễm ký sinh trùng ở mắt không phải là bệnh lý phổ biến nhưng lại là một trong những nguyên nhân chính gây mù lòa trên toàn thế giới. Bài viết sẽ giúp ... [xem thêm]

Dinh dưỡng cho người bị cao huyết áp cùng tiểu đường

(21)
Chế độ ăn dành cho người bị cao huyết áp DASH (Dietary Approaches to Stop Hypertension) không chỉ giúp kiểm soát tình trạng huyết áp tăng mà còn có thể cải thiện ... [xem thêm]

Những điều bạn cần biết về hồi phục sau mổ đục thủy tinh thể

(85)
Theo thống kê từ các chuyên gia nhãn khoa, mổ đục thủy tinh thể là một trong những liệu pháp phẫu thuật an toàn cũng như đơn giản nhất trong vòng một thập ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN