Mất ngủ ở trẻ em không phải là tình trạng hiếm, nhưng có thể có tác động không tốt đến chất lượng cuộc sống của trẻ.
Sau một ngày đi bộ đường dài, đạp xe, cắm trại và tắm nước nóng, Thiên Minh (10 tuổi) nghĩ rằng tối nay mình sẽ ngủ ngon. Thế nhưng, đêm đã khua, Minh vẫn còn đứng lên, nằm xuống, trằn trọc trên giường mãi. Minh đã thử mọi cách từ việc đếm cừu đến nghe những bài nhạc êm dịu nhưng không có hiệu quả. Giấc ngủ đã trở thành một “cuộc chiến” hàng ngày với Minh và cậu bé được chẩn đoán bị mất ngủ.
Mất ngủ là gì?
Mọi người đôi khi có thể khó ngủ. Tình trạng khó ngủ không là vấn đề nếu chỉ xảy ra vài lần. Tuy nhiên, nếu con bị khó ngủ mỗi ngày, trẻ có thể gặp tình trạng mất ngủ. Tình trạng mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến cả trẻ em và người lớn. Dưới đây là 5 giai đoạn của giấc ngủ mà mỗi người đều trải qua:
- Giai đoạn 1 (ngủ không sâu): Trẻ có giấc ngủ chập chờn và dễ bị tỉnh giấc.
- Giai đoạn 2: Nhịp thở và nhịp tim trở nên đều đặn, mắt chuyển động chậm lại chuẩn bị đi vào giấc ngủ sâu.
- Giai đoạn 3: Các sóng não cực chậm – gọi là sóng delta, sẽ bắt đầu xuất hiện xen kẽ cùng các sóng nhỏ và nhanh hơn.
- Giai đoạn 4: Não của trẻ sẽ tạo ra hầu hết các đợt sóng delta riêng biệt.
- Giai đoạn ngủ mắt chuyển động nhanh (REM): Não hoạt động trong lúc ngủ giống như khi tỉnh. Ở giai đoạn này, bạn có thể thấy trẻ nhắm mắt, nhưng chúng di chuyển nhanh từ bên này sang bên kia do hoạt động của não hoặc đang nằm mơ.
Người mất ngủ thường thiếu giai đoạn ngủ phục hồi (ngủ sâu và giấc ngủ REM). Một đứa trẻ mất ngủ khi:
- Khó buồn ngủ vào ban đêm
- Thức dậy sớm vào khoảng 3 giờ sáng và khó ngủ lại
- Dậy sớm vào buổi sáng và ngủ cả ngày
- Không chú ý đến bài tập ở trường
- Hay phạm lỗi
- Hiếu động thái quá, một triệu chứng bình thường ở những đứa trẻ không ngủ đủ giấc.
Điều này có thể dẫn đến chức năng của cơ thể trẻ bị suy yếu. Mất ngủ có thể kéo dài khoảng 3 tuần hoặc lâu hơn. Những đứa trẻ mất ngủ thường trông lúc nào cũng buồn ngủ và mệt mỏi. Tuy nhiên, những triệu chứng này cũng có thể do bị cảm lạnh, cảm cúm, thiếu máu, rối loạn hệ miễn dịch và đái tháo đường.
Mất ngủ ở trẻ em không thể được chẩn đoán thông qua xét nghiệm nào. Nếu con bạn xuất hiện những triệu chứng trên, hãy đưa trẻ đến bác sĩ khám nhé!
Nguyên nhân mất ngủ ở trẻ
1. Căng thẳng
Căng thẳng là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ ở trẻ, đặc biệt là ở tuổi dậy thì. Giống với người lớn, trẻ có thể bị căng thẳng do áp lực học tập, sợ hãi về điều gì đó không có thật hoặc áp lực từ bạn bè. Ngoài ra, những cuộc xung đột gia đình cũng ảnh hưởng đến trẻ và khiến trẻ dễ thức giấc vào ban đêm. Nếu trẻ than phiền về việc không ngủ được, bạn nên nói chuyện với con để tìm ra nguyên nhân.
2. Thuốc
Một số loại thuốc như thuốc trầm cảm, chống co giật và corticosteroid có thể có tác dụng phụ ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và giấc ngủ của trẻ.
3. Rối loạn về tâm thần và rối loạn giấc ngủ khác
Những trẻ mắc chứng trầm cảm, lo lắng hay các vấn đề tâm thần khác thường dễ bị mất ngủ. Hơn nữa, các bệnh khác như đau cơ, đau khớp, ngưng thở khi ngủ hay mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý cũng khiến trẻ ngủ không ngon giấc.
4. Dùng nhiều chất kích thích
Dùng thức uống có hàm lượng caffeine cao cũng có thể làm cho trẻ ngủ ngon. Ngoài ra, nicotine cũng có thể dẫn đến mất ngủ vào ban đêm.
Điều trị chứng mất ngủ ở trẻ
Tạo ra không gian phòng yên tĩnh giúp trẻ ngủ ngon. Không cho trẻ nhỏ và trẻ dậy thì dùng thuốc trị mất ngủ của người lớn. Những phương pháp điều trị chứng mất ngủ gồm:
1. Trị liệu hành vi
Các phương pháp điều trị như liệu pháp hành vi nhận thức, liệu pháp thôi miên… được sử dụng để giải quyết các rối loạn tâm lý tiềm ẩn dẫn đến mất ngủ ở trẻ em. Đôi khi, nhà trị liệu có thể làm việc với trẻ và bố mẹ để xác định nguyên nhân. Có thể sự mất ngủ của trẻ có liên quan đến bố mẹ.
Liệu pháp hành vi nhận thức có thể sử dụng để điều trị chứng mất ngủ ở trẻ em. Đứa trẻ cần bố mẹ hay vật giúp chúng thoải mái, dễ chịu như thú nhồi bông hoặc một hoạt động nhẹ nhàng mới có thể ngủ được. Khi ngủ, trẻ vẫn còn bực bội hay đến giờ ngủ mà trẻ vẫn không chịu đi ngủ. Lúc này, bạn có thể dừng việc ngủ lại và cho trẻ ăn gói snack, uống một ly nước hay kể một câu chuyện cho bé nghe.
2. Thay đổi lối sống
Việc thay đổi lối sống lành mạnh có thể giúp con yêu có giấc ngủ ngon. Do đó, bố mẹ có thể làm những điều sau đây để cải thiện giấc ngủ cho trẻ:
- Quan sát xem phòng ngủ của trẻ có quá nhiều ánh sáng của đèn đường hoặc quá nhiều tiếng ồn của xe cộ vào ban đêm hay không.
- Đồng hồ trong phòng ngủ không gây ra tiếng động ồn ào ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.
- Nếu trẻ cảm thấy khó ngủ do lo lắng hoặc sợ hãi điều gì đó, bạn có thể giúp trẻ thư giãn bằng cách hít thở sâu trước khi ngủ.
3. Thiết lập thói quen tốt
Mất ngủ có thể diễn ra trong thời gian ngắn và sớm chấm dứt tình trạng này. Để giúp trẻ có thói quen ngủ lành mạnh trong những năm đầu đời, bạn có thể làm:
- Quy định giờ ngủ là một cách để tạo thói quen đi ngủ lành mạnh cho trẻ. Bạn nên yêu cầu trẻ tuân thủ theo khung giờ đó. Bên cạnh đó, trẻ cũng phải thức dậy đúng giờ để đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc mỗi ngày.
- Không nên cho trẻ uống thực phẩm có chứa caffeine ít nhất từ 4 – 6 giờ trước khi ngủ. Ngoài ra, để tránh tình trạng trẻ thức dậy lúc nửa đêm, bạn hãy cho trẻ đọc sách hay ngồi thiền trước khi ngủ.
Liệu pháp tự nhiên trị mất ngủ
Áp dụng phương pháp tự nhiên để điều trị chứng mất ngủ sẽ tốt hơn dùng thuốc. Ngoài ra, dạy trẻ có thói quen tự giác đi ngủ sẽ giúp trẻ có thói quen lành mạnh sau này. Sau đây là những phương pháp giúp trẻ có giấc ngủ tự nhiên mà không cần đến thuốc:
- Túi ngủ có tác dụng thư giãn các giác quan và giúp trẻ dễ ngủ. Để thực hiện phương pháp này, bạn cho các loại hoa khô như hoa cúc, hoa oải hương, hoa hồng và hương chanh vào trong một túi vải. Đặt túi đó bên cạnh trẻ để giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn.
- Dùng một ly sữa ấm hoặc trà hoa cúc không đường trước khi đi ngủ sẽ giúp làm dịu cơ thể, giúp cơ thể thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ.
- Cho vài giọt tinh dầu oải hương hoặc hoa cúc vào nước tắm. Hương thơm của hoa cúc và oải hương có tác dụng giúp trẻ có giấc ngủ ngon hơn.
- Thực phẩm giàu magiê: Việc thiếu magiê sẽ ngăn không cho não nghỉ ngơi vào ban đêm. Vì vậy, hãy cho trẻ ăn các thực phẩm giàu magiê như hạnh nhân, hạt bí đỏ, rau diếp trước khi đi ngủ.
- Rễ của cây nữ lang có chứa những chất an thần tự nhiên có thể giúp ngủ ngon và ngăn tình trạng thức giấc lúc nửa đêm. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng rễ cây này với liều lượng vừa phải.
- Hoa chanh dây giúp giảm căng thẳng, lo lắng và tinh thần mệt mỏi.
Nếu con đang trong quá trình điều trị chứng mất ngủ, hãy nói chuyện với trẻ trước khi thử các liệu pháp thảo dược trên. Khi sử dụng phù hợp, các liệu pháp thảo dược tự nhiên này sẽ giúp trẻ chống lại chứng mất ngủ và phát triển thói quen ngủ lành mạnh.