6 mối nguy tiềm ẩn khi bà bầu uống nước ngọt có ga

(4.37) - 46 đánh giá

Mặc dù không được liệt vào danh sách nhóm các loại thực phẩm “cấm kỵ” khi mang thai nhưng bà bầu vẫn nên tránh uống nước ngọt có ga. Nguyên nhân là loại thức uống này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ đối với mẹ bầu.

Phần lớn phụ nữ mang thai đều biết bia, rượu gây ảnh hưởng không tốt đối với sự tăng trưởng và phát triển của bé. Do đó, trong các buổi tiệc, đa phần phụ nữ mang thai sẽ chọn dùng nước ngọt có ga để thay thế cho bia, rượu. Thế nhưng, liệu đây có thật sự là một lựa chọn tốt với bà bầu? Hãy cùng Chúng tôi theo dõi tiếp những chia sẻ dưới đây để có lời giải đáp cho vấn đề này nhé.

Phụ nữ mang thai có nên uống nước ngọt có ga không?

Mặc dù các loại nước giải khát không nằm trong danh mục các loại thực phẩm mà bà bầu cần tránh nhưng theo các chuyên gia, bà bầu vẫn nên hạn chế uống các loại nước ngọt thông thường, nước ngọt có ga, thức uống có chứa caffeine và nước tăng lực. Nguyên nhân là do những loại thức này có thể gây ra một số tác dụng phụ không tốt đối với sức khỏe bà bầu và thai nhi.

Tác hại của việc uống nước ngọt có ga trong thai kỳ

Dưới đây là một số tác hại của việc thường xuyên uống nước ngọt trong thai kỳ:

1. Tác hại đến từ caffeine

Hầu hết các loại nước ngọt như cola đều chứa một lượng caffeine nhất định. Lượng caffeine này có thể gây nghiện và đem đến nhiều tác hại. Sau khi bà bầu “nạp” caffeine vào cơ thể, máu sẽ nhanh chóng hấp thu và truyền đến bé thông qua dây rốn và nhau thai. Chất caffeine sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và tuyến thượng thận của bạn trong khoảng 11 giờ và cơ thể của thai nhi phải “vật lộn” để loại bỏ độc chất. Không những vậy, caffeine còn được xem là một chất lợi tiểu và có thể gây mất nước nếu bạn hấp thu quá nhiều.

Mỗi ngày, phụ nữ mang thai không được hấp thu quá 200mg caffeine. Ngoài vấn đề gây ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi và giấc ngủ, phụ nữ mang thai hấp thu hơn 300mg caffeine có thể dẫn đến sảy thai. Do đó, trong thời gian này, bạn nên tránh các loại thức uống có chứa caffeine như cà phê, sô cô la, nước ngọt…

2. Tác hại từ chất làm ngọt nhân tạo và chất bảo quản

Chất tạo màu, chất bảo quản, chất làm ngọt và chất tạo mùi hương có trong các loại nước ngọt có ga chính là những yếu tố khiến bà bầu không nên dùng nhiều các loại thức uống này. Đường có thể làm tăng cân, làm gia tăng nguy cơ gặp phải những biến chứng thường gặp trong thai kỳ và làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của bé. Chất tạo màu có thể gây dị ứng ở trẻ. Ngoài ra, một số loại thức uống còn có chứa saccharin, một chất tạo ngọt có thể truyền sang cho bé và tích tụ trong bàng quang.

3. Tác hại của thức uống lạnh

Một số bà bầu thường hay bị “lạnh bụng”, việc uống các thức uống lạnh có thể khiến dạ dày và các mạch máu co lại đột ngột. Từ đó, gây ra nhiều triệu chứng không tốt như chán ăn, khó tiêu, co thắt dạ dày, nghiêm trọng nhất là có thể gây sảy thai và dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

4. Tác hại của nước ngọt có ga

Đến cuối thai kỳ, axit carbonic có trong các loại nước ngọt có ga có thể khiến bạn bị ợ nóng nghiêm trọng. Không những vậy, hàm lượng caffeine có trong các loại thức uống này còn khiến cho chứng ợ nóng trở nên tồi tệ hơn.

5. Tác hại của chất tạo mùi

Đa phần các chất tạo mùi thường có chứa axit phosphoric, một chất có thể lọc canxi từ xương và gây thiếu canxi. Tình trạng này khiến cho xương dễ bị giòn và làm tăng nguy cơ loãng xương.

Bà bầu nên lựa chọn những loại thức uống nào để thay thế nước ngọt có ga?

Khi mang thai, nếu bạn thèm những thức uống mát lạnh để giải tỏa cơn khát trong những ngày hè nóng bức, bạn có thể lựa chọn những thức uống lành mạnh, không có chất phụ gia, không chứa caffeine, ít đường và nhiều giá trị dinh dưỡng như:

1. Sữa

Mỗi ngày, bà bầu uống từ 1 – 2 ly sữa sẽ rất tốt cho sức khỏe và giúp bổ sung canxi cho cơ thể. Không những vậy, trong sữa còn có chứa rất nhiều dưỡng chất như DHA, cholin… rất tốt cho sự phát triển trí não của bé.

2. Uống nước dừa thay vì chọn nước ngọt có ga

Nước dừa là loại thức uống giúp giải nhiệt rất tốt cho các bà bầu. Trong nước dừa có chứa nhiều chất điện giải, giúp cân bằng chất lỏng, tăng cường các hoạt động cơ bắp và cung cấp những vitamin cần thiết trong thai kỳ. Không những vậy, bà bầu uống nước dừa còn giúp bổ sung nước ối, ngăn ngừa táo bón khi mang thai, ợ hơi và giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

3. Nước mía

Phụ nữ mang thai uống nước mía không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch và hệ tiêu hóa mà còn rất tốt cho da. Tuy nhiên, do trong nước mía có lượng đường rất cao nên mỗi ngày bạn chỉ nên uống 1 ly thôi nhé.

4. Sinh tố trái cây thay cho nước ngọt có ga

Đây là một thức uống thơm ngon mà các bà bầu có thể thử trong những ngày hè nóng bức. Với thành phần chính là trái cây và sữa, thức uống này giúp bà bầu bổ sung nước và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Khi chế biến, bạn có thể sử dụng các loại trái cây giàu protein, chất xơ, canxi như chuối, bơ, dâu tây, xoài, cam để tăng hương vị.

5. Nước ép rau củ

Rau củ chứa nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất rất tốt cho mẹ và bé. Bạn có thể lựa chọn nước nước ép cà rốt để cung cấp vitamin A giúp hệ thần kinh và các cơ quan khác trong cơ thể bé phát triển toàn diện hoặc nước ép bắp cải để cung cấp vitamin C và vitamin K, giúp tăng cường hệ miễn, chống đông máu và làm giảm tình trạng táo bón khi mang thai.

Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể là cách tốt nhất để giảm thiểu một số triệu chứng thai kỳ như táo bón, ngứa bụng, mệt mỏi, đau đầu… Mỗi ngày, bạn cần uống ít nhất tám ly nước. Tuy nhiên, làm được điều này không phải là việc dễ. Chính vì vậy, bạn nên thêm một số loại thức uống lành mạnh trên vào chế độ ăn của mình và tránh xa các loại nước ngọt và đồ uống giải khát nhé.

Ngân Phạm / HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Đau một bên hông có thể là biểu hiện của sự rụng trứng

(49)
Bạn hay đau một bên hông vào những ngày giữa chu kỳ kinh nguyệt? Đừng quá lo lắng, đây cũng là một trong những hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ ... [xem thêm]

Rối loạn cương dương

(80)
Tìm hiểu chung về rối loạn cương dươngBệnh rối loạn cương dương là bệnh gì?Rối loạn cương dương (liệt dương) là tình trạng dương vật không đủ khả ... [xem thêm]

Đau xương chậu khi quan hệ: Thử ngay 4 bí quyết sau để đánh bay cơn đau

(65)
Hầu hết những người có vấn đề với khớp xương chậu đều gặp khó khăn trong đời sống tình dục. Làm sao để đối phó tình trạng đau xương chậu khi quan ... [xem thêm]

Chế độ dinh dưỡng cần thiết khi điều trị HIV

(41)
Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý trong quá trình điều trị HIV giúp bệnh nhân tăng cường hệ miễn dịch, đồng thời đẩy lùi nguy cơ mắc ... [xem thêm]

12 nguyên nhân gây huyết áp thấp bạn không nên bỏ qua

(31)
Nguyên nhân gây huyết áp thấp không những do một số bệnh lý mà còn có thể bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt hàng ngày. Nếu bạn lười uống nước, làm việc ... [xem thêm]

Những câu hỏi thường gặp khi con bạn bị bệnh vẩy nến

(74)
Bệnh vẩy nến có thể gây ra nhiều căng thẳng, nhất là khi bạn đang mang thai. Bạn cần đảm bảo rằng con bạn sẽ không bị ảnh hưởng song những điều nào ... [xem thêm]

8 thói quen của người luôn bất an ngăn cản bạn tìm thấy tình yêu

(94)
Nếu bạn thường có xu hướng ghen tuông hay lệ thuộc vào người khác, đây có thể là biểu hiện của người hay cảm thấy bất an. Vậy những thói quen của ... [xem thêm]

Nguy cơ sốc độc do dùng băng vệ sinh không đúng cách

(98)
Sốc độc là một hội chứng khá nguy hiểm và có thể xảy ra ở mọi đối tượng không phân biệt độ tuổi hoặc giới tính. Tuy không phải là bệnh thường ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN