Tầm quan trọng của vitamin đối với sự phát triển của trẻ nhỏ

(3.64) - 29 đánh giá

Vitamin đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi từ 0−12. Vitamin giúp đảm bảo sự phát triển ổn định và cân bằng trong những năm đầu ở trẻ nhỏ.

Vitamin là gì?

Vitamin là một nhóm các phân tử vi sinh có thành phần hóa học khác nhau với các đặc tính hóa học và vật lý cũng khác nhau, nhưng điểm giống nhau là chúng rất cần thiết cho hoạt động sống, đặc biệt là cho sự phát triển của trẻ.

Vitamin được chia thành hai nhóm chính:

  • Vitamin tan trong nước: Vitamin B và C.
  • Các vitamin không tan trong nước bao gồm A, D, E, K, F (nhưng chúng có thể hòa tan trong dầu).

Vai trò của vitamin đối với sự phát triển của trẻ

Vitamin A, B, C, D, E, K đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa chất dinh dưỡng thành năng lượng cho cơ thể và tăng khả năng đề kháng ở trẻ nhỏ.

  • Vitamin A: tốt cho thị lực, giảm nguy cơ mắc bệnh về mắt, đặc biệt là chứng quáng gà. Ngoài ra, vitamin A cũng rất cần thiết cho sự phát triển của xương và cơ quan sinh sản.
  • Vitamin B: giúp tạo ra enzyme quan trọng trong việc tăng cường khả năng chuyển hóa đường, chất béo, protein trong cơ thể. Ngoài ra, vitamin B1 cũng kích thích sự thèm ăn ở trẻ em.
  • Vitamin C: giúp phát triển và duy trì xương, răng, lợi, dây chằng, mạch máu, tăng khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm các chất độc hại cho cơ thể và chất độc do cơ thể tạo ra. Nó cũng giúp ngăn ngừa thiếu máu.
  • Vitamin D: giúp điều chỉnh và chuyển hóa canxi trong cơ thể, giúp củng cố răng khỏe mạnh.
  • Vitamin E: giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hóa, làm đẹp da, bảo vệ màng tế bào và tăng sức đề kháng, giúp loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể.
  • Vitamin K: giúp đảm bảo sự đông máu. Ngoài ra, vitamin K cũng có thể kết hợp với canxi để giúp củng cố xương chắc khỏe.

Vitamin tham gia vào sự trao đổi chất của cơ thể, bao gồm các enzyme, tổng hợp, sử dụng và chuyển hóa các chất dinh dưỡng ở tế bào và cơ thể. Việc bổ sung đầy đủ các vitamin nói chung và vitamin B nói riêng sẽ đảm bảo sự phát triển ổn định và cân bằng trong những năm đầu ở trẻ nhỏ.

Khi nào cần bổ sung vitamin cho bé?

Vitamin được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm bạn ăn hàng ngày, do đó, bạn nên bổ sung thêm rau xanh, hoa quả và trái cây trong chế độ ăn của bé. Tuy nhiên, cơ thể bé sẽ khó có được các vi chất dinh dưỡng cần thiết vì chất lượng thực phẩm giảm do quá trình trồng trọt (thuốc trừ sâu, thuốc tăng cân, phân bón…), đóng gói, vận chuyển, bảo quản kéo dài hoặc việc rửa quá nhiều hay qua quá trình chiên, xào làm giảm đáng kể hàm lượng vitamin. Đối với trẻ em bị suy dinh dưỡng và tăng trưởng chậm, việc bổ sung vitamin là điều cần thiết.

Đối với những trẻ bị béo phì đang trong chế độ ăn kiêng thì việc hấp thụ vitamin A, D, E và K sẽ kém vì chúng là những vitamin tan trong chất béo.

Tại sao phải bổ sung vitamin cho trẻ?

Thông thường, trẻ em hiếm khi chỉ thiếu một loại vitamin mà cơ thể chúng thường thiếu nhiều loại cùng một lúc. Đó là lý do cha mẹ nên bổ sung vitamin cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là từ giai đoạn sơ sinh đến 12 tuổi − thời kỳ vàng để phát triển thể chất và tinh thần. Nếu trẻ không được bổ sung các vitamin cần thiết trong quãng thời gian này, việc cung cấp dinh dưỡng sau đó sẽ khó khăn hơn.

Nguồn vitamin có trong tự nhiên rất phong phú, dễ tìm. Tuy nhiên, ở trẻ kén ăn hoặc ăn uống không đủ chất, bạn nên thêm các vitamin tổng hợp và chất bổ sung có chứa lysine. Những chất này giúp bé ăn tốt hơn, ngăn ngừa sự mất nước và đẩy nhanh quá trình phục hồi bằng việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng để nâng cao hệ miễn dịch.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Nha khoa thẩm mỹ: Các phương pháp bạn nên biết

(42)
Ngày nay, nha khoa thẩm mỹ đang trở nên phổ biến, từ làm trắng, chỉnh hình răng, trám răng hay trồng răng. Các nha sĩ có rất nhiều công nghệ và thiết bị ... [xem thêm]

Quan hệ vào buổi sáng có thật sự làm tăng cơ hội mang thai?

(28)
Với một số cặp vợ chồng, việc thụ thai không quá khó khăn nhưng trong một số trường hợp, đây có thể là một vấn đề nan giải. Có rất nhiều cách để ... [xem thêm]

Mách bạn cách nấu sữa mè đen cho bé

(17)
Cách nấu sữa mè đen cho bé đổi vị ngày nắng nóng không khó, điều quan trọng là bạn cần chọn được hạt mè có chất lượng và một chút tỉ mỉ trong khâu ... [xem thêm]

5 bí quyết giúp bạn chăm sóc sức khỏe ở nơi làm việc

(38)
Bạn cảm thấy mệt mỏi mỗi khi đến chỗ làm? Hãy nhanh chóng bỏ túi 5 bí quyết giúp bạn chăm sóc sức khỏe ở nơi làm việc để luôn tràn đầy hứng khởi ... [xem thêm]

Hiểu đúng về triệu chứng đau bụng và đau bụng bên trái

(80)
Đau bụng là cảm giác đau ở bụng. Bạn có thể đau cả vùng bụng hoặc chỉ đau bên trái bụng, bên phải, bên trên hoặc bên dưới. Cơn đau có nhiều cường ... [xem thêm]

Các cách vệ sinh hậu môn trước khi quan hệ

(84)
Quan hệ bằng hậu môn mang đến khoái cảm mãnh liệt nhưng cũng không kém phần đau đớn. Tuy nhiên, đi kèm những nỗi lo lắng về sự đau đớn thì còn những ... [xem thêm]

Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) do biến chứng bệnh tiểu đường

(73)
Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) là tình trạng các mạch máu ở chân và bàn chân bị thu hẹp, bệnh này thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 (những ... [xem thêm]

9 mẹo làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ

(79)
Nhiều điều kiện, bao gồm huyết áp cao, cholesterol cao, rung nhĩ, hoặc đái tháo đường sẽ làm tăng nguy cơ bị tai biến mạch máu não (đột quỵ) hoặc đau tim. ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN