Liệu bạn có bị dị ứng đường? (Phần 1)

(4.36) - 14 đánh giá

Bệnh không dung nạp đường tương đối phổ biến và có thể gây ra một loạt các vấn đề về tiêu hóa với mức độ nghiêm trọng khác nhau ở mỗi người. Nếu không phát hiện kịp thời và điều trị, bệnh có thể gây ra nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Trên thực tế không có thuật ngữ mang tên “dị ứng đường”. Tuy nhiên, bạn có thể gặp một số triệu chứng dị ứng khó chịu khi sử dụng đường. Nguyên nhân có thể là do bạn mắc phải chứng không dung nạp đường.

Đường là một thành phần quen thuộc trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta, có cả trong thực phẩm tự nhiên và thực phẩm chế biến. Các tế bào trong cơ thể sử dụng đường để sản sinh ra năng lượng cho cơ thể, do đó các phản ứng bất lợi với đường có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Các loại thực phẩm có thể gây dị ứng đường phổ biến nhất là bắp, nấm men, sữa, trứng, đậu nành, lúa mì và đường. Những chất gây dị ứng thực phẩm thông thường gây ra các triệu chứng tương tự nhau vì chúng gây ra phản ứng miễn dịch và hóa học giống nhau trong cơ thể.

Bệnh dị ứng đường rất khó chẩn đoán vì đường chứa trong hầu hết các loại thực phẩm. Nếu bạn nghi ngờ mình bị dị ứng đường, hãy gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân của các triệu chứng. Các triệu chứng khó chịu sau khi ăn đường có thể liên quan đến sự không dung nạp đường.

Dị ứng thực phẩm hay không dung nạp đường?

Chúng ta rất hiếm khi gặp phải dị ứng đường, nhưng chứng không dung nạp đường lại khá phổ biến. Hai loại bệnh này tương đối giống nhau, nhưng có một số điểm khác biệt chính.

Dị ứng thực phẩm

Dị ứng xảy ra khi cơ thể phản ứng với một thành phần nào đó chứa đường như một kẻ đột nhập chứ không phải thức ăn.

Cơ thể phản ứng với chất gây dị ứng bằng cách kích hoạt hệ thống miễn dịch để tấn công và tiêu diệt chúng. Hệ thống miễn dịch sẽ sản xuất ra histamine, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu trong quá trình phản ứng dị ứng.

Không dung nạp đường

Chứng không dung nạp đường không liên quan đến phản ứng của hệ miễn dịch xảy ra với dị ứng. Thay vào đó, một người không dung nạp một loại đường nhất định sẽ gặp khó khăn trong việc tiêu hóa đường.

Bệnh không dung nạp đường tương đối phổ biến và có thể gây ra một loạt các vấn đề về tiêu hóa với mức độ nghiêm trọng khác nhau ở mỗi người. Khi cơ thể cố gắng tiêu hóa đường, người bệnh có thể gặp các triệu chứng một vài phút đến vài giờ sau khi ăn đường. Các triệu chứng của chứng không dung nạp đường bao gồm mệt mỏi, đau bụng, buồn nôn hoặc nôn hoặc tiêu chảy.

Các yếu tố nguy cơ

Những người có nguồn gốc dân tộc nhất định có nhiều khả năng không dung nạp đường lactose, bao gồm những người Tây Phi, Ả Rập, Do Thái, Hy Lạp, Ý, Đông Á.

Một số người có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích (IBS), bệnh celiac và rối loạn tiêu hóa chức năng (FGD) cũng có thể gặp khó khăn khi tiêu hóa một số loại đường nhất định như fructose và lactose.

Sự không dung nạp với đường cũng có thể gây ra các vấn đề khác. Một người không dung nạp glucose cũng có thể bị tiền đái tháo đường hoặc tiểu đường loại 2. Những người khác không dung nạp fructose có thể có nguy cơ bị suy thận.

Dị ứng thức ăn hoặc không dung nạp thức ăn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng. Đó là lý do tại sao những người bị dị ứng thức ăn nghiêm trọng luôn luôn phải dùng thuốc.

Vì đường là nguồn năng lượng chính cho tế bào nên những người bị dị ứng thức ăn hoặc không dung nạp một số loại đường nhất định sẽ cần tìm cách khác để nạp năng lượng cho cơ thể.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh bàng quang tăng hoạt và những lưu ý về dinh dưỡng

(10)
Đối với người mắc bệnh bàng quang tăng hoạt, thay đổi chế độ ăn uống phù hợp là biện pháp tốt nhất để kiểm soát cũng như cải thiện tình trạng ... [xem thêm]

Chăm sóc trẻ bị tiểu đường: Khi nào nên gặp bác sĩ?

(26)
Đường huyết tăng cao gây ảnh hưởng đến những người có bệnh tiểu đường. Một số yếu tố có thể góp phần làm tăng đường huyết ở những người bị ... [xem thêm]

7 bài tập yoga tốt cho tim mạch

(75)
Các bài tập yoga tốt cho tim mạch sẽ giúp bạn thư giãn tinh thần khi căng thẳng và tăng cường sức khỏe thể chất để sống vui khỏe mỗi ngày.Nghiên cứu ... [xem thêm]

Không nên xem thường khi thấy trẻ sơ sinh sút cân

(14)
Sau khi ra đời, con yêu sẽ giảm vài trăm gram nhưng nếu sút cân theo chiều hướng không ổn định thì trẻ sơ sinh có thể tăng nguy cơ mắc bệnh.Tình trạng sút ... [xem thêm]

Tự tin giao tiếp dù mắc bệnh vẩy nến

(56)
Bệnh vẩy nến có thể gây ra nhiều căng thẳng, nhất là khi bạn đang mang thai. Bạn cần đảm bảo rằng con bạn sẽ không bị ảnh hưởng song những điều nào ... [xem thêm]

Giảm thị lực sau khi sinh, phụ nữ cần làm gì?

(96)
Tình trạng giảm thị lực sau khi sinh có thể khiến bạn thấy mắt bị mờ và gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Làm sao để bạn có thể cải thiện ... [xem thêm]

5 món ăn sáng nấu bằng lò vi sóng ngon như nhà hàng

(25)
Bạn chỉ dùng lò vi sóng để rã đông hoặc hâm nóng thực phẩm? Nếu chưa từng thử làm các món ăn nấu bằng lò vi sóng, bạn đã bỏ lỡ mất một công dụng ... [xem thêm]

Liệu sản phụ sinh mổ có được ăn thịt gà?

(94)
Nếu bạn đang thắc liệu sau sinh mổ có được ăn thịt gà thì câu trả lời chính là có. Tuy nhiên, nên ưu tiên nguyên liệu tươi ngon đảm bảo cũng như cách ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN