Sự khác biệt giữa bệnh thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp

(4.01) - 40 đánh giá

Rất nhiều người nhầm lẫn giữa bệnh thoái hóa khớp (viêm xương khớp) với viêm khớp dạng thấp. Mặc dù có một vài đặc điểm khá giống nhau nhưng mỗi dạng có những triệu chứng và cách tiếp cận điều trị riêng biệt.

Các bệnh lý cơ xương khớp ngày càng xuất hiện nhiều, trong đó phổ biến là bệnh thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp. Bạn cần phân biệt rõ từng loại để có hướng điều trị thích hợp.

Những triệu chứng giống và khác nhau giữa thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp

Phần lớn những triệu chứng thường gặp đối với bệnh thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp khá giống nhau. Đó là cảm giác đau, cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng, khó vận động, nóng đỏ vùng quanh khớp.

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh tự miễn có tính chất liên đới, ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, không riêng gì các khớp.

Các triệu chứng nhìn chung có tính đối xứng nhau, ví dụ xuất hiện cả ở 2 bên khớp bàn tay.

Các dấu hiệu bệnh ban đầu bao gồm sốt nhẹ (đối với trẻ em), đau mơ hồ, khởi phát âm thầm, khiến bệnh nhân mệt mỏi. Giai đoạn bệnh tiến triển nặng có khả năng dẫn đến những cục u, nốt sần cứng, rất dễ nhìn thấy dưới vùng da xung quanh khớp. Những cục u này có tên gọi y khoa là nốt thấp (hay hạt dưới da).

Trong khi đó, những triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp thường không lan ra toàn bộ cơ thể, mà chỉ tập trung ở một vùng khớp nhất định. Nốt sần có thể xuất hiện quanh các khớp nhưng đặc điểm của chúng khác biệt so với các nốt thấp. Sự tăng trưởng bất thường của các chồi xương được xem là đặc điểm điển hình ở bệnh thoái hóa khớp.

Những khớp nào dễ chịu ảnh hưởng nhất?

  • Viêm khớp dạng thấp: thường xuất hiện ở những khớp nhỏ với 4 biểu hiện là sưng, đau, đỏ, nóng. Nếu bệnh trở nặng, các triệu chứng còn có thể lan sang cả những khớp lớn hơn như khớp gối, khớp vai và mắt cá.
  • Thoái hóa khớp: thường làm xuất hiện những cơn đau ở cả 2 bên đầu gối. Tuy nhiên, cơn đau xuất hiện ở một bên khớp lại càng nặng hơn.

Chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp

Bởi vì những triệu chứng bệnh khá giống nhau nên việc chẩn đoán chính xác bệnh thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp khá phức tạp.

Các bác sĩ chẩn đoán viêm khớp dạng thấp bằng việc khám lâm sàng các triệu chứng và tìm hiểu qua tiền sử bệnh từ gia đình. Đôi khi bác sĩ cũng cho tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra những kháng thể gây bệnh. Các xét nghiệm hình ảnh có tác dụng tìm ra những dấu hiệu tổn thương khớp và tình trạng viêm sưng.

Bác sĩ thường chẩn đoán thoái hóa khớp bằng các xét nghiệm hình ảnh. Chụp X-quang hay chụp cộng hưởng từ (MRIs) giúp phát hiện ra những diễn tiến bệnh ở các khớp.

Thoái hóa khớp không thể chẩn doán bằng cách xét nghiệm máu. Tuy nhiên, xét nghiệm này có thể giúp loại trừ bệnh viêm khớp dạng thấp và những bệnh lý khác cũng gây viêm sưng ở khớp.

Biện pháp điều trị thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp

Không có biện pháp chữa trị dứt điểm tình trạng thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp.

Mục đích điều trị thường nhằm vào việc giảm thiểu cơn đau và kiểm soát các triệu chứng bệnh, ngăn ngừa bệnh tiến triển, làm tổn thương nặng đến các khớp.

Bác sĩ thường dựa trên tình trạng bệnh lý và tiền sử bệnh án của bệnh nhân để kê đơn các hoạt chất giảm đau thích hợp trong nhóm thuốc kháng viêm không steroid (còn gọi là NSAIDs) chẳng hạn như hoạt chất meloxicam, ibuprofen… Các hoạt chất này phát huy hiệu quả trong việc giảm đau và viêm.

Bên cạnh đó, các bài tập vật lý trị liệu và trị liệu cơ năng cũng giúp ích và hỗ trợ bệnh nhân, cải thiện việc đi lại và sinh hoạt bình thường.

Tập luyện thể dục với các bài tập thích hợp, kiểm soát cân nặng và một lối sống lành mạnh rất cần thiết trong việc điều trị và kiểm soát bệnh hiệu quả đấy.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

6 triệu chứng gan nhiễm mỡ ban đầu không phải ai cũng biết

(52)
Bệnh gan nhiễm mỡ nếu không kịp thời chữa trị có thể dẫn tới những biến chứng khó chữa như xơ gan hay ung thư gan. Làm sao để bạn có thể điều trị gan ... [xem thêm]

10 quan điểm về lối sống lành mạnh có thể gây hại cho sức khỏe

(54)
Nhiều người nghĩ rằng thịt cá hồi càng đỏ càng tốt cho sức khỏe hay ăn trái cây phải gọt hết vỏ… Tuy nhiên, đây đều là những quan điểm về lối ... [xem thêm]

Bé hay đảo mắt có phải là điều bình thường?

(99)
Việc nhìn thấy bé hay đảo mắt, nhất là khi ngủ hay lúc mới thức giấc có thể khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng vì không biết con có đang gặp vấn đề gì ... [xem thêm]

20 lý do khiến đường huyết không ổn định

(65)
Bạn nghĩ rằng khi bị đái tháo đường thì chỉ cần kiêng ăn ngọt là đủ? Nhưng bạn có biết có hàng ngàn lý do ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, ... [xem thêm]

Trắc nghiệm: Bạn đã bỏ thuốc lá đúng cách chưa?

(19)
Hạn chế hút thuốc hay bỏ được thói quen xấu này là một thách thức lớn đối với những người nghiện nicotine nặng. Tuy nhiên, nếu bỏ thuốc lá thành công, ... [xem thêm]

Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì và tránh ăn gì?

(29)
Trẻ bị chảy máu mũi là vấn đề khá phổ biến ở lứa tuổi mẫu giáo và cấp 1. Ngoài việc trang bị kiến thức về cách sơ cứu, bạn cũng cần biết trẻ ... [xem thêm]

4 tác dụng của đậu lăng: Mẹ bầu nên ăn thường xuyên

(48)
Đậu lăng là một thành viên họ đậu rất giàu protein và chất xơ. Ăn nhiều đậu lăng rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng của đậu lăng trong việc ... [xem thêm]

Bạn nên làm gì để ngừa ngất xỉu đột ngột?

(96)
Tình trạng ngất xỉu đột ngột không những khiến bạn dễ gặp nguy hiểm mà có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu nước, thiếu máu hay bị dị ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN