Cách xử lý vết thương cho trẻ tại nhà bằng biện pháp tự nhiên

(3.62) - 38 đánh giá

Có khá nhiều cách xử lý vết thương hở, vết bầm tím hoặc vết côn trùng cắn cho trẻ tại nhà bằng những nguyên liệu từ thiên nhiên và dễ thực hiện.

Dẫu bạn có dặn dò kỹ thế nào, các thiên thần nhỏ hiếu động vẫn có thể gặp phải những vết thương mà đến chính bé cũng không chú ý, nhưng chúng cũng chẳng nghiêm trọng đến mức cần phải đến bác sĩ. Bài viết sau, Hello Bacsi sẽ giới thiệu những tình trạng dễ nhận thấy kèm theo cách xử lý vết thương để bé yêu không cảm thấy khó chịu.

1. Cách xử lý vết thương hở, vết trầy

Leo cây, chạy nhảy trong suốt những ngày hè dẫn đến té ngã sẽ khiến trẻ nhỏ dễ dàng bị thương, từ những vết cắt cho đến vết bầm tím. Dĩ nhiên, bố mẹ cần phải biết được cách sơ cứu vết thương hở để tránh nguy cơ nhiễm trùng có thể xảy ra do hệ vi khuẩn trên da người rất phong phú. Mặc dù những vết thương nghiêm trọng hoặc sâu sẽ cần đến bác sĩ nhằm xử lý kỹ lưỡng hơn nhưng đối với các tình trạng nhẹ, bạn hoàn toàn có khả năng chăm sóc cho bé tại nhà.

Các biện pháp tại nhà

  • Củ nghệ là một trong những cách xử lý vết thương hở từ thiên nhiên khá thân thiện với làn da. Bạn hãy đắp vài lát nghệ lên vết thương đang chảy máu để máu đông lại nhanh chóng
  • Bôi mật ong hoặc tỏi nghiền lên vết thương cũng sẽ giúp da mau liền lại nhờ vào khả năng kháng khuẩn tuyệt vời của chúng
  • Gel từ lá lô hội tươi có khả năng giảm đau, chống viêm. Bạn chỉ cần thoa một chút gel lên vùng da bị tổn thương rồi lau khô bằng khăn sạch là được
  • Dầu dừa giúp bé ngăn ngừa sẹo và ngăn nhiễm trùng. Do vậy, bạn hãy thoa dầu dừa lên vết thương từ 2 – 3 lần/ngày và quấn lại bằng gạc sạch.
  • 2. Cách xử lý vết thương do côn trùng gây ra

    Vào ngày nóng, muỗi hoặc những loại côn trùng khác có xu hướng hoạt động mạnh mẽ. Tuy có kích thước nhỏ bé nhưng chúng lại có thể gây ra những tổn thương không ngờ trên da.

    Dĩ nhiên, phòng bệnh vẫn hơn chữa bệnh. Bố mẹ hãy cho con bận quần áo dài tay hoặc sử dụng thuốc xịt chống muỗi để côn trùng tránh xa. Nếu con bị muỗi hoặc côn trùng đốt, có những biện pháp khắc phục tại nhà khác nhau mà bạn có thể làm để giảm kích ứng cho làn da non nớt của con.

    Các biện pháp tại nhà

  • Chườm lạnh bằng trà túi lọc đã pha
  • Ngăn bé không gãi để hạn chế trầy da
  • Bôi một lượng nhỏ dầu tràm trà lên khu vực bị đốt
  • Dùng dầu dừa, gel lô hội hoặc mật ong bôi lên da bé từ 10 – 15 phút rồi lau sạch
  • Pha loãng giấm táo với nước, nhúng một miếng bông cotton rồi chấm lên vùng da bị côn trùng cắn
  • Nghiền nát lá húng quế thành hỗn hợp sệt và bôi trực tiếp lên vết cắn. Sau đó che lại bằng một miếng băng.
  • Mời bạn tham khảo bài viết Mách mẹ 4 cách bảo vệ bé yêu khỏi muỗi đốt

    3. Cách xử lý vết thương gót chân do mang giày

    Khi mang giày quá cứng hoặc không vừa, bé dễ dàng bị thương do phần cổ phía sau của giày cọ vào khu vực phía trên gót chân trong lúc chạy nhảy vui đùa. Nếu không được xử lý kịp thời, vết thương sẽ hình thành mụn nước và có nguy cơ vỡ ra hoặc thậm chí nhiễm trùng. Do vậy, bố mẹ nên chọn lựa giày với kích cỡ phù hợp để ngăn ngừa tình trạng trên.

    Các biện pháp tại nhà

  • Chườm lạnh bằng nước đá
  • Nghiền nhỏ 1 viên aspirin, pha loãng với nước và đắp lên da con
  • Gel lô hội, mật ong và dầu dừa là những sản phẩm thích hợp để làm dịu vết phồng rộp
  • Lấy một lượng vừa phải kem đánh răng và bôi lên vùng da chân bị trầy xước và để trong vòng 1 – 2 giờ, sau đó rửa sạch
  • Trộn bột gạo cùng với nước, bôi lên da bé rồi để yên cho đến khi hỗn hợp khô lại. Sau đó rửa bằng nước ấm.
  • 4. Cách xử lý khi bé bị cháy nắng

    Ánh nắng mùa hè có thể khá khắc nghiệt so với làn da non nớt của trẻ nhỏ và đôi lúc bạn sẽ thấy da bé trở nên ngứa hoặc chuyển sang màu đỏ sau một ngày hoạt động tích cực ngoài trời. Thậm chí nếu nghiêm trọng, những vết phồng rộp cũng bắt đầu hiện diện khiến bé vô cùng đau đớn.

    Việc tiếp xúc với ánh nắng quá nhiều có thể gây hại cho bé yêu. Vì thế, bạn nên bảo vệ con bằng quần áo cũng như bôi kem chống nắng cho trẻ em đầy đủ trước khi đưa bé ra khỏi nhà. Ngay cả như thế, trẻ vẫn có nguy cơ bị cháy nắng và bố mẹ hãy thử áp dụng những biện pháp dưới đây.

    Các biện pháp tại nhà

  • Đặt một miếng vải hoặc gạc bông ngâm trong sữa lạnh lên vùng da bị đỏ để tạo màng protein sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu và giảm nhiệt
  • Chườm lạnh bằng một chai nước hoặc khăn sạch bọc nước đá sẽ giúp làm dịu vết bỏng. Mặt khác, không được đặt đá trực tiếp lên da bởi có thể gây bỏng lạnh và tổn thương nhiều hơn
  • Chất gel từ lá lô hội sẽ giảm bớt sự khó chịu, tăng tốc độ chữa lành và giữ ẩm cho da. Bạn có thể tách một nhánh lô hội và bôi nhựa của nó trực tiếp lên da hoặc mua gel lô hội nguyên chất tại tiệm thuốc
  • Bột yến mạch nghiền mịn có tác dụng chống viêm khi pha với nước tắm. Bố mẹ chỉ cần đổ bột vào nước ấm rồi cho bé ngâm trong bồn khoảng 10 phút
  • Khi bị cháy nắng, con sẽ mất nước nhiều hơn bình thường. Do vậy, bạn hãy khuyến khích trẻ uống nước thường xuyên.
  • 5. Cách xử lý khi bé bị hăm da

    Các ống dẫn mồ hôi bị chặn do thời tiết nóng và ẩm có thể dẫn đến những vết sưng đỏ hay còn gọi là hăm da trên cơ thể bé yêu. Bạn cũng rất dễ nhận thấy hiện tượng tấy đỏ hoặc phát ban trên cổ, các nếp nhăn ở khuỷu tay và đầu gối, ở đùi trong hoặc nách của bé. Dĩ nhiên, tình trạng này cực kỳ khó chịu nhưng có thể dễ dàng bị đẩy lùi trong một vài ngày với những biện pháp phù hợp.

    Các biện pháp tại nhà

  • Làm mát da bằng khăn lạnh
  • Mở điều hòa để ngăn bé đổ mồ hôi
  • Đắp dưa leo lên vùng da đang khiến bé khó chịu
  • Cho bé tắm bằng nước pha với muối Epsom
  • Pha bột neem cùng sữa chua và đắp lên khu vực da nổi mẩn đỏ trong vài phút, sau đó rửa sạch.
  • Mùa hè là khoảng thời gian bé yêu có thể thỏa sức chơi đùa khắp mọi nơi. Dẫu đôi lúc con sẽ gặp phải những vết thương nhỏ không mong muốn nhưng bạn cũng đừng vì thế mà quá lo lắng. Ngoài ra, nên tìm hiểu những dấu hiệu bệnh tay chân miệng – 1 căn bệnh khá phổ biến m và bảo vệ bé bằng những biện pháp thích hợp cũng như tìm hiểu các cách xử lý vết thương để trẻ yên tâm chơi đùa bố mẹ nhé.

    Đánh giá:

    Bài viết liên quan

    Chứng hôi miệng và bệnh tiểu đường

    (24)
    Hơi thở có mùi khó chịu có thể là dấu hiệu báo động bạn đang mắc một bệnh nghiêm trọng. Nếu bạn bị tiểu đường, mùi của hơi thở có thể cho biết ... [xem thêm]

    Dụng cụ nặn mụn và cách nặn mụn an toàn tại nhà

    (56)
    Khi bị nổi mụn, nhiều người thường sử dụng các dụng cụ nặn mụn để xử lý nốt mụn tại nhà. Tuy nhiên, để da không bị tổn thương và để lại sẹo ... [xem thêm]

    Bạn có nguy cơ mắc bệnh nếu người thân bị ung thư?

    (75)
    Khi người thân yêu của bạn nhận được kết quả chẩn đoán ung thư, có lẽ tất cả mọi thứ sẽ đều thay đổi chỉ trong một đêm. Vậy nên, một trong ... [xem thêm]

    4 nguyên tắc cơ bản của chế độ ăn kiêng clean eating

    (76)
    Bạn sợ hãi chuyện ăn kiêng kham khổ? Có thể là vì bạn chưa thử thực hiện chế độ ăn kiêng clean eating vừa bổ dưỡng lại tránh được rất nhiều món ăn ... [xem thêm]

    Trẻ em thủ dâm, ba mẹ có nên lo lắng?

    (98)
    Trẻ đôi khi dâm có những hành động không đúng mực như ngoáy mũi nơi công cộng, nhưng trẻ em thủ dâm lại là một chuyện hoàn toàn khác. Việc bắt gặp con ... [xem thêm]

    Mách bạn cách làm siro ho tại nhà

    (77)
    Siro trị ho không những giúp các bé bớt ho và ngủ ngon hơn mà cũng giúp người lớn giảm ngứa cổ và sổ mũi. Nếu biết cách tự làm siro trị ho tại nhà, bạn ... [xem thêm]

    10 bí quyết hiệu quả giúp dạy trẻ tự kỷ tập nói

    (56)
    Bệnh tự kỷ (Autism) là một căn bệnh khiến trẻ em bị khiếm khuyết trong tương tác xã hội, phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp. Điều này có thể là ... [xem thêm]

    Điều trị sâu răng khi mang thai

    (36)
    Có thể bạn đã từng nghe qua nhiều thông tin về mối liên hệ giữa mang thai và sâu răng. Những quan niệm sai lầm và thông tin sai lệch về sức khỏe răng miệng ... [xem thêm]

    DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN