Làm gì khi trẻ sơ sinh bị táo bón?

(4.43) - 50 đánh giá

Trẻ sơ sinh bị táo bón là tình trạng khá phổ biến, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra cũng như cách khắc phụ để giúp con dễ chịu hơn.

Trong giai đoạn đầu đời, trẻ sơ sinh thường bị táo bón do không nhận đủ lượng nước cần thiết để làm mềm phân. Ngoài ra, trẻ sơ sinh uống sữa công thức cũng rất dễ bị táo bón. Song thực tế còn một số nguyên nhân khác cũng có thể khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị bón.

Trong bài viết này, Chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về chứng táo bón và làm gì khi trẻ sơ sinh bị táo bón để con bớt khó chịu.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón

Có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh, bao gồm:

1. Ăn thức ăn đặc

Trẻ sơ sinh thường bị táo bón nếu được cho ăn thức ăn đặc một cách đột ngột, đặc biệt ở những trẻ lần đầu tiên tiếp xúc với thức ăn đặc. Trong giai đoạn tập ăn dặm, các món như bột sữa, bột ngũ cốc, cháo ngũ cốc… thường thiếu chất xơ. Việc trẻ được cho ăn những thức ăn này quá sớm có thể khiến con bị táo bón.

Ngoài ra, tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh cũng có thể xảy ra khi bé cai sữa mẹ. Nguyên nhân là vì việc cai sữa đôi khi khiến bé bị mất nguồn cung cấp nước. Nếu không được bổ sung nước từ các nguồn khác, bé sơ sinh rất dễ bị táo bón.

2. Trẻ sơ sinh uống sữa công thức dễ bị táo bón

Trẻ bú sữa mẹ ít có nguy cơ bị táo bón vì sữa mẹ có chứa thành phần cân bằng chất béo, protein, chất xơ và nước… Vì vậy, phân của bé luôn luôn mềm, ngay cả khi bé không đi vệ sinh trong một hoặc hai ngày.

Ngược lại, trẻ sơ sinh uống sữa công thức có nguy cơ bị táo bón nhiều hơn. Tình trạng này thường xảy ra do một số protein có trong thành phần sữa công thức. Trẻ sơ sinh uống sữa công thức với lượng nhiều và bị táo bón thường đi phân xanh và cứng.

Nếu nhận thấy con bị táo bón do sữa công thức, bạn có thể chuyển sang dùng một loại sữa khác phù hợp hơn với con. Hãy trao đổi với bác sĩ về điều này để tìm ra loại sữa phù hợp nhất cho bé.

3. Thiếu nước

Nếu bé bị thiếu nước hoặc mất nước, cơ thể sẽ cố gắng hấp thụ chất lỏng từ bất cứ đâu, kể cả phân trong đường ruột của bé. Điều này vô tình khiến kết cấu của phân trở nên khô và rắn hơn, khiến bé gặp khó khăn khi đi tiêu.

Do đó, hãy cho trẻ sơ sinh bú đủ. Trong một vài trường hợp, bạn có thể cho bé uống bù nước nếu cần. Việc này sẽ giúp ngăn ngừa mất nước và táo bón hiệu quả.

4. Thiếu chất xơ

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây táo bón ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các bé thường ít ăn rau và trái cây nên phân dễ bị khô, gây khó khăn cho việc đi tiêu. Chất xơ từ thực phẩm giúp tăng thể tích cho phân, làm cho phân mềm và dễ được tống ra ngoài hơn. Do đó, bạn hãy tập cho bé thói quen ăn rau và trái cây mỗi ngày ngay từ khi mới ăn dặm để có chế độ dinh dưỡng cân bằng.

5. Bé bị bệnh hay do các vấn đề sức khỏe

Tình trạng táo bón có thể là biểu hiện của một số vấn đề sức khỏe như:

  • Bé bị bệnh cường giáp: Bệnh cường giáp có thể làm giảm nhu động ruột và kèm theo các triệu chứng khác.
  • Bệnh phì đại tràng bẩm sinh hay bệnh vô hạch đại tràng bẩm sinh (bệnh Hirschsprung): Khi mắc bệnh lý này, phân đoạn ruột già của bé bị thiếu tế bào hạch (một loại tế bào thần kinh) khiến ruột già không nhận được hướng dẫn từ não để hoạt động đúng cách. Những trẻ mắc bệnh này thường nhẹ cân hơn so với trẻ cùng độ tuổi, chúng cũng có thể bị ói mửa và có kích thước phân nhỏ hơn.
  • Bệnh đái tháo đường: Trẻ mắc bệnh đái tháo đường cũng có thể bị táo bón.
  • Mắc các bệnh liên quan đến hệ thần kinh: Các bệnh như bại não, chậm phát triển tâm thần hoặc tình trạng liên quan đến cột sống thường khiến trẻ gặp các vấn đề về vận động, có những cử động ruột bất thường hoặc thiếu sự phối hợp trong vận động của ruột.

Dấu hiệu bé sơ sinh bị táo bón

Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) cho rằng trẻ đi tiêu bình thường khi bé không phải nỗ lực quá nhiều để tống xuất phân ra ngoài. Để xác định xem bé yêu có bị táo bón hay không, bạn hãy trả lời những câu hỏi sau:

  • Bé có gặp khó khăn gì khi đi tiêu hay không?
  • Có máu trong phân của bé hay không?
  • Bé có đi vệ sinh nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường so với các bé cùng độ tuổi không?
  • Bé đi vệ sinh trong 10 phút hoặc lâu hơn trước khi bỏ cuộc không?
  • Phân của bé có khô và cứng không?
  • Bé có phải cong lưng, thắt chặt mông và khóc khi cố gắng đi tiêu không?

Nếu đa phần các câu trả lời là “có”, nguy cơ cao là bé đã bị táo bón. Bạn hãy đưa con đi khám để được các bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị táo bón phù hợp. Ngoài ra, bạn hãy thay đổi chế độ ăn và thường xuyên massage để giúp trẻ đi tiêu dễ dàng hơn.

Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao?

Để ngăn ngừa tình trạng trẻ sơ sinh bị bón và giảm đau cho bé, bạn có thể thử những cách sau đây.

1. Cho trẻ uống thêm nước

Ngoài việc cho con bú sữa mẹ, bạn có thể cho trẻ uống thêm nước. Việc bổ sung đủ chất lỏng sẽ giúp phân của bé trương nở và mềm hơn, từ đó di chuyển dễ dàng hơn trong ruột .

2. Đổi loại sữa công thức bé đang dùng

Nếu trẻ uống sữa công thức và bị táo bón, bạn hãy thử đổi sang loại sữa bột khác. Trong trường hợp không biết chọn loại sữa nào phù hợp cho con, bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa hay chuyên gia dinh dưỡng giàu kinh nghiệm.

3. Bổ sung chất xơ vào chế độ ăn

Nếu trẻ đã ăn dặm và việc bổ sung nước không thể làm giảm triệu chứng táo bón, bạn hãy thử cho trẻ ăn thêm các loại rau và trái cây có khả năng nhuận tràng như rau lang, táo, mận hoặc lê. Việc tiêu thụ những loại thực phẩm này giúp phân của bé mềm và dễ đi tiêu hơn.

Bạn chỉ nên cho bé uống nước trái cây và không thêm đường khi con đã lớn hơn 4 tháng tuổi. Hãy cho con uống khoảng 30 – 50ml nước trái cây pha với nước theo tỉ lệ 1: 1. Mỗi bé có khả năng và sở thích uống nước trái cây khác nhau, vì vậy bạn có thể thử nhiều lần với lượng khác nhau để xem phản ứng của bé.

4. Cân nhắc về thức ăn của bé

Nếu bạn muốn cho bé ăn thức ăn đặc, hãy bắt đầu với cháo đậu, mận, lê nạo hoặc xay nhuyễn… Không nên cho bé ăn các loại thực phẩm có thể gây táo bón như chuối, cà rốt…

Ngoài ra, việc cho trẻ vận động đủ và ăn đúng giờ cũng góp phần hình thành thói quen đi tiêu tốt.

5. Đưa con đi khám

Nếu bạn đã áp dụng tất cả các phương pháp trên mà tình trạng táo bón của trẻ sơ sinh vẫn không được cải thiện, hãy thử đưa đầu mũi của nhiệt kế vào hậu môn của trẻ để kích thích đi tiêu. Ngoài ra, bạn nên đưa con đi khám và trao đổi với ​​bác sĩ càng chi tiết càng tốt. Bác sĩ có thể kê thuốc nhuận tràng dạng nhẹ cho bé dùng.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, trẻ sơ sinh bị táo bón có thể liên quan đến các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng như xơ nang, cường giáp, phì đại tràng bẩm sinh… Do đó, bạn nên đưa con đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác và can thiệp kịp thời nếu đã áp dụng các biện pháp kể trên mà không thu được hiệu quả hoặc bé đi phân có máu.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

7 tác hại của kẹo cao su có thể bạn chưa biết

(26)
Bạn có thể trông già đi chục tuổi vì làn da nhăn nheo do ăn quá nhiều kẹo cao su. Vì vậy, đừng lạm dụng để tránh các tác hại của kẹo cao su nhé!Nhai kẹo ... [xem thêm]

Hướng dẫn khám chữa bệnh ở Bệnh viện Gia Đình Đà Nẵng

(59)
Với phương châm: “Uy tính phải được khẳng định qua chất lượng khám chữa bệnh”, Bệnh viện Gia Đình Đà Nẵng hay còn gọi Bệnh viện Đa khoa Gia Đình ... [xem thêm]

Dáng đẹp mà không cần tới phòng tập!

(36)
Bạn có thể cảm thấy ngượng ngùng khi tập thể dục tại bàn làm việc. Nhưng việc ngồi yên suốt nhiều giờ trước màn hình máy tính có thể ảnh hưởng ... [xem thêm]

Truy tìm nguyên nhân làm bé cười khi ngủ

(35)
Cười trong khi ngủ là tình trạng rất thường gặp ở trẻ sơ sinh. Ông bà cho rằng đó là lúc bé được bà mụ dạy. Còn khoa học lại chỉ ra rằng bé cười ... [xem thêm]

5 loại thuốc trị sẹo hiệu quả bạn nên biết

(86)
Khi bị sẹo, chúng ta thường rất tự ti, đôi khi có thể bị căng thẳng. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp trị sẹo, một trong số đó là dùng thuốc trị ... [xem thêm]

Những vấn đề sức khỏe phụ nữ thường mắc phải

(68)
Phụ nữ và nam giới có nhiều vấn đề về sức khỏe tương tự, tuy nhiên chị em phụ nữ thường hay gặp phải một số vấn đề sức khỏe riêng cần được ... [xem thêm]

Trị liệu nghệ thuật: Cách chữa bệnh dễ dàng mà bạn nên thử

(80)
Bạn đã ngán ngẩm cảnh phải điều trị bệnh với các thiết bị y tế hay căn phòng ngột ngạt? Thay vì đến bệnh viện gặp bác sĩ, bạn có thể áp dụng cách ... [xem thêm]

Phản ứng căng thẳng cấp tính

(67)
Tìm hiểu chungPhản ứng căng thẳng cấp tính là gì?Một phản ứng căng thẳng cấp tính xảy ra do một sự kiện căng thẳng nào đó. Từ ‘cấp tính’ có nghĩa ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN