Làm gì để cơ thể khỏe mạnh trước khi có thai? (Phần 1)

(4.03) - 46 đánh giá

Để cung cấp cho bé những khởi đầu tốt nhất trong cuộc sống, bạn nên có trạng thái sức khoẻ sung mãn trước khi muốn thụ thai. Điều này không chỉ làm tăng cơ hội thụ thai mà còn giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Mẹ nên chuẩn bị những gì để cơ thể khỏe mạnh trước khi có thai?

Bạn cần có sức khỏe tốt thì mới gia tăng cơ hội mang thai. Hãy cố gắng kiểm soát chỉ số khối cơ thể khỏe mạnh (BMI) nằm trong khoảng từ 19 đến 25.

Nếu BMI của bạn đang hơn 25, đặc biệt là từ 30 trở lên, bạn nên giảm cân trước khi muốn mang thai để giúp loại trừ các nguy cơ về vấn đề sức khỏe cho bạn và cho bé. Điều này giúp tăng khả năng sinh sản của bạn.

Việc áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng và phù hợp xuyên suốt thời điểm này cũng sẽ cung cấp cho bạn một khởi đầu tuyệt vời để có thai.

Trường hợp bạn đang thiếu cân, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về cách để tăng chỉ số BMI của bạn. khi trọng lượng cơ thể bạn quá thấp, chu kỳ kinh nguyệt có thể sẽ không đều, dẫn đến việc thụ thai khó khăn hơn. Để giúp chu kỳ kinh của bạn trở lại trạng thái bình thường, bạn cần điều chỉnh cân nặng nằm trong giới hạn cho phép, cụ thể là BMI từ 19 đến 25.

Nếu bạn đang có cân nặng vừa phải, hãy tiếp tục duy trì luyện tập vì điều này sẽ đem lại cho bạn rất nhiều lợi ích. Bạn càng thon gọn thì quá trình mang thai và sinh con của bạn sẽ càng dễ dàng. Tuy nhiên, bạn không nên tự đặt ra chế độ tập luyện quá khắt khe nếu chỉ số BMI đã nằm trong mức lý tưởng .

Ngừng hút thuốc, uống rượu và dùng ma túy trước khi muốn có em bé

Việc hút thuốc và uống rượu có thể gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho em bé của bạn nếu bạn thụ thai. Chúng cũng làm tăng nguy cơ sẩy thai và chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

Khi có thai, đa số phụ nữ chưa thể nhận ra điều này ngay. Vì vậy, hãy bỏ việc sử dụng các chất có hại cho sức khỏe của bạn ngay bây giờ. Điều này cũng giúp cải thiện sức khỏe của bé trong những tháng đầu của thai kỳ.

Bỏ hút thuốc là việc khá khó khăn, nhưng hiện nay có nhiều cách để giúp bạn bỏ thuốc đơn giản hơn. Bạn có thể tham khảo các cách bỏ thuốc lá tại đây nhé!

Khi nói đến rượu, cách tốt nhất là hãy tránh xa nó hoàn toàn. Không có cách nào để bạn biết được uống rượu tới mức nào là vừa phải, an toàn trong thời gian mang thai. Em bé của bạn sẽ gặp vấn đề về sức khỏe lâu dài.

Hãy báo cho bác sĩ nếu bạn đang dùng ma tuý. Họ sẽ giới thiệu bạn với những người có thể hỗ trợ bạn và cùng bạn chuẩn bị cho bé một khởi đầu tốt.

Nhờ bác sĩ tư vấn trước khi chuẩn bị mang thai

Nếu bạn mắc phải các bệnh như động kinh, tiểu đường hoặc hen suyễn, bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn rõ hơn về tình trạng bệnh và ảnh hưởng của bệnh đến khả năng mang thai.

Nếu đang dùng một loại thuốc nào đó, bạn cần phải thay đổi việc điều trị vì một số loại thuốc có thể không an toàn nếu dùng khi bạn đang mang thai hoặc vài tuần trước khi mang thai. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ngưng sử dụng thuốc.

Cơ thể của bạn cần phải có thời gian tự điều chỉnh nếu bạn đang trong quá trình thay đổi việc điều trị. Vì vậy, hãy gặp bác sĩ và nhờ tư vấn vào 3 tháng trước khi bạn muốn có con. Một số loại thuốc không an toàn khi mang thai và có thể phản tác dụng, ví dụ như thuốc ibuprofen. Bạn nên hỏi dược sĩ nếu bạn không biết chắc chắn phải mua thuốc gì.

Bạn cần chú ý những gì trước kỳ khám tiền sản?

Nếu bạn quyết định đi khám tiền sản, bác sĩ hay y tá có thể hỏi bạn những câu hỏi sau, bạn hãy chuẩn bị sẵn câu trả lời:

  • Bạn có đang làm việc liên quan đến các chất độc hại hay không;
  • Bạn có nhiều thời gian rảnh hay không;
  • Sức khỏe và lối sống của bạn như thế nào;
  • Bạn có thường xuyên tập thể dục không;
  • Tâm trạng của bạn như thế nào;
  • Thói quen ăn uống của bạn đã hợp lí chưa.

Bác sĩ sẽ thăm khám và cho kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn để tìm ra các nguy cơ:

  • Bệnh tiểu đường;
  • Suyễn;
  • Cao huyết áp;
  • Động kinh;
  • Các vấn đề về tuyến giáp;
  • Các vấn đề tim mạch;
  • Các vấn đề về tâm thần.

Những bệnh trên sẽ tác động không nhỏ tới quá trình mang thai cũng như thai nhi. Ngoài ra, trước khi mang thai, bạn cần tìm hiểu về các bệnh di truyền trong gia đình mình, đặc biệt là các bệnh như bệnh hồng cầu hình liềm, thiếu máu hoặc xơ nang. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cho bác sĩ biết cụ thể những phương pháp tránh thai mà bạn đã hoặc đang sử dụng. Trong đa số trường hợp, các biện pháp tránh thai không ảnh hưởng đến thời gian mà bạn phải chờ đợi để mang thai trở lại. Tuy nhiên, nếu đã tiêm thuốc tránh thai, bạn phải mất một năm sau mũi tiêm cuối thì bạn mới có thể mang thai bình thường.

Bác sĩ cũng có thể hỏi bạn đã từng bị sẩy thai hay đã từng có thai ngoài tử cung hay không. Đừng ngần ngại trả lời những câu hỏi này vì sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán khả năng mang thai của bạn chính xác hơn, hoặc đưa ra phương pháp hỗ trợ bạn có thai nhanh hơn. Vì vậy, bạn hãy nói ra sự thật để nhận được sự chăm sóc và tư vấn tốt nhất, giúp bạn chuẩn bị cho một cơ thể khỏe mạnh trước khi có thai.

Ở phần tiếp theo, Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn những các xét nghiệm, loại thuốc tiêm ngừa và thuốc bổ mà bạn nên sử dụng để tăng cơ hội thụ thai. Hãy đón đọc tại đây nhé!

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bạn đã hít thở đúng cách khi tập thể dục ? (P1)

(88)
Trong cuộc sống, chúng ta thường hay bị stress vì nhiều lý do khác nhau. Vì thế, để xả stress, bạn nên tập theo phương pháp đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả ... [xem thêm]

Nấm hải sản (nấm shimeji): Nhiều ưu điểm tốt cho sức khỏe

(14)
Nấm hải sản (nấm shimeji) là thực phẩm dồi dào dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau mà không gây ngán.Bài ... [xem thêm]

Tiểu ra máu: Nỗi lo không của riêng ai

(86)
Tìm hiểu chung về xét nghiệm nước tiểuXét nghiệm nước tiểu là gì?Xét nghiệm nước tiểu là một phân tích được thực hiện trên mẫu nước tiểu, dùng ... [xem thêm]

Những điều cần biết về hội chứng tim vận động viên

(35)
Những người tập luyện thể thao với cường độ và tần suất nhiều hay gặp phải hội chứng tim vận động viên, do đó cần tìm hiểu rõ vấn đề này.Hội ... [xem thêm]

Mẹo giúp bạn giữ sức khoẻ khi đi máy bay

(39)
Dưới đây là 8 mẹo nhỏ giúp bạn giữ sức khoẻ khi đi máy bay bằng cách tránh cảm giác mệt mỏi, cảm lạnh, ù tai, khô da, khô mắt… thường gặp.Những ... [xem thêm]

Bạn có thể tự kích thích chuyển dạ hay không?

(23)
Sinh nở là việc xảy ra hoàn toàn tự nhiên, tuy nhiên bạn có thể cần một chút sự trợ giúp trong một số trường hợp. Nếu bác sĩ khuyên bạn nên sinh ngay thay ... [xem thêm]

Làm sao để vượt qua những cơn đau sau sinh?

(59)
Sau hành trình dài vượt cạn, mẹ sẽ tiếp tục đối mặt với những cơn đau sau sinh. Tùy vào cơ địa mà bạn sẽ bị đau ở những vị trí khác nhau, lúc này ... [xem thêm]

Trẻ sơ sinh thích nghe tiếng của bé khác

(83)
Biết nói là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, để trẻ biết nói, bạn hãy là người thầy đầu tiên giúp con phát triển ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN