Những điều cần biết về hội chứng tim vận động viên

(4.26) - 35 đánh giá

Những người tập luyện thể thao với cường độ và tần suất nhiều hay gặp phải hội chứng tim vận động viên, do đó cần tìm hiểu rõ vấn đề này.

Hội chứng tim vận động viên còn khá xa lạ với nhiều người. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng trong một số trường hợp, hội chứng này có thể liên quan đến các vấn đề khác ở tim. Cùng Chúng tôi tìm hiểu rõ hơn tình trạng này qua bài viết sau.

Hội chứng tim vận động viên là gì?

Hội chứng tim vận động viên là tình trạng xảy ra ở tim do thường xuyên tập luyện thể dục thể thao hơn một giờ mỗi ngày, vào hầu hết các ngày trong tuần. Hội chứng tim vận động viên không thật sự gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng nếu bạn là một vận động viên. Hơn nữa, hội chứng này cũng không phải là một yếu tố khiến các vận động viên trẻ phải ra khỏi sân khi ở giữa trận đấu. Trước khi nó dẫn đến những thay đổi trong cấu trúc tim, người mắc phải tình trạng này thường không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào. Hội chứng tim vận động viên không cần điều trị và chẩn đoán, trừ chỉ khi bạn muốn loại trừ những trường hợp nghiêm trọng khác về tim.

Giống như bất kỳ cơ bắp nào, tim trở nên mạnh khỏe hơn khi tập luyện thể dục. Các bài tập sức bền như chạy bộ, bơi lội và đạp xe có thể làm tim to hơn, từ đó giúp bơm máu nhiều hơn với mỗi nhịp đập. Các bài tập với cường độ nặng và ngắn như nâng tạ làm tăng thêm lực bơm máu bằng cách làm thành tim dày hơn.

Nếu như những vận động viên thể hình có cơ bụng và bắp tay to, săn chắc, khỏe mạnh thì đối với các vận động viên tham gia những môn đòi hỏi sự cạnh tranh về thời gian như điền kinh, cơ tim của họ sẽ phát triển hơn mức bình thường. Tim không chỉ lớn và dày khác thường mà đôi khi nhịp đập cũng không đều (loạn nhịp tim). Một người có hội chứng tim vận động viên cũng có thể có khoảng nghỉ ở nhịp tim chậm rõ rệt, trong khoảng từ 35 đến 50 nhịp một phút. Ngoài ra, xung điện có thể đi theo các đường lạ để qua tim, gây ra kết quả bất thường trên điện tâm đồ (ECG hoặc EKG).

Hội chứng tim vận động viên liệu có nguy hiểm?

Tim phình to, rối loạn nhịp và kết quả điện tâm đồ bất thường, tất cả đều là những dấu hiệu nghiêm trọng đối với người bình thường. Trên thực tế, nhịp tim và kết quả điện tâm đồ liên quan đến hội chứng tim vận động viên thường tương tự như một rối loạn đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, hội chứng tim vận động viên thì vô hại. Những thay đổi bất thường của tim ở một người vận động viên thật sự là minh chứng điển hình cho khả năng thích nghi của cơ thể.

Nếu có triệu chứng đau ngực, nhịp tim đập bất thường hoặc ngất đi, vận động viên cần xét nghiệm y khoa để được chẩn đoán rõ vấn đề. Bác sĩ sẽ cho làm các xét nghiệm bổ sung để xác định xem liệu các triệu chứng này là dấu hiệu bình thường hay đã có bất thường trong tim. Các xét nghiệm này có thể bao gồm điện tâm đồ, siêu âm tim (chụp hình tim bằng cách sử dụng sóng âm) hoặc những xét nghiệm khác.

Tất nhiên, một số vận động viên thực sự có vấn đề về tim. Thỉnh thoảng, vận động viên bóng rổ hay cầu thủ bóng đá đột tử ở giữa trận đấu hoặc đang trong quá trình tập luyện. Trong hầu hết các trường hợp, các bác sĩ điều tra cái chết thông qua những trường hợp ít ngờ tới, chẳng hạn như bệnh tim bẩm sinh, nhưng điều này không có gì liên quan đến hội chứng tim vận động viên.

Hội chứng tim vận động viên được điều trị như thế nào?

Vì hội chứng tim vận động viên là vô hại nên không có lý do để điều trị nó, trừ khi bạn thường xuyên bị choáng váng, đau ngực hoặc mất ý thức. Nếu thực sự muốn có một trái tim bình thường, điều bạn nên làm là ngừng tập luyện thể thao. Ngay sau đó, tim cùng những phần còn lại trong cơ thể sẽ trở lại tình trạng như trước đây.

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bệnh tim mạch ở phụ nữ ngày càng trẻ hóa, do đâu?

(65)
Trong hai thập kỷ qua, tỷ lệ bệnh nhân nữ nhập viện liên quan đến cơn đau tim ở độ tuổi 35–54 tăng từ 21% lên 31%. Nguyên nhân khiến số phụ nữ mắc ... [xem thêm]

5 cách để bạn có được kết quả tốt nhất khi tập vật lý trị liệu

(95)
Trong một số trường hợp, bạn có thể được khuyến khích tập vật lý trị liệu để điều trị những vấn đề sức khỏe. Dưới đây là 5 cách giúp bạn ... [xem thêm]

[Hỏi đáp bác sĩ] Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không?

(37)
Trẻ bị thiếu máu có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều cha mẹ quan tâm vì đây là chứng bệnh tiến triển âm thầm, đến khi phát hiện thì bệnh ... [xem thêm]

4 lí do không ngờ khiến da bạn bị mẩn đỏ

(80)
Mẩn đỏ thường xảy ra đối với làn da nhạy cảm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được nguyên nhân gây ra chứng mẩn đỏ trên da. Hãy cùng Chúng tôi tìm ... [xem thêm]

Những triệu chứng ung thư xương chày bạn không thể bỏ qua

(28)
Ung thư xương chày là một dạng ung thư xương. Các triệu chứng ung thư xương chày rất đặc trưng và có thể dễ dàng nhận biết.Ung thư xương có thể ảnh ... [xem thêm]

Bạn đã biết cách massage tầng sinh môn khi mang thai?

(15)
Ngoài việc ngăn ngừa nguy cơ rách tầng sinh môn sau khi sinh, massage tầng sinh môn còn giúp việc hồi phục của bà bầu diễn ra nhanh chóng.Massage tầng sinh môn là ... [xem thêm]

Cách trị nám da và tàn nhang sau sinh từ thiên nhiên

(70)
Đừng quá lo lắng về tình trạng nám và tàn nhang sau sinh bởi mẹ có thể lấy lại tự tin ngay hôm nay vì có rất nhiều cách trị nám da và tàn nhang sau sinh hiệu ... [xem thêm]

8 cách đối phó tình trạng tăng tiết nước bọt khi mang thai

(63)
Tăng tiết nước bọt khi mang thai là tình trạng khá phổ biến, đặc biệt là trong 12 tuần đầu của thai kỳ hay đang ốm nghén. Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN