Là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ, phòng tránh tiêu chảy trong mùa hè như thế nào?

(3.71) - 77 đánh giá

Đối với trẻ nhỏ, tiêu chảy là một căn bệnh nguy hiểm, có thể gây hại cho sức khỏe, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ em như thế nào, đặc biệt là trong mùa hè, luôn là vấn đề làm nhiều bậc cha mẹ đau đầu.

Theo thống kê, tiêu chảy là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ dưới 2 tuổi ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bình quân trẻ dưới 3 tuổi sẽ mắc từ một đến ba đợt trong một năm, trong đó đặc biệt hay gặp vào mùa hè. Nếu bạn đang băn khoăn làm thế nào để bé cưng tránh được nguy cơ này, những chia sẻ sau của Chúng tôi chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn đấy.

Tiêu chảy ở trẻ em – Căn bệnh nguy hiểm mà bạn cần cẩn thận

Tiêu chảy là tình trạng bé đi tiêu toàn phân lỏng với lượng nhiều và số lần đi nhiều hơn so với bình thường. Tiêu chảy được phân làm 2 loại chính là tiêu chảy cấp và tiêu chảy mạn tính, trong đó phần lớn trẻ em bị tiêu chảy cấp. Bên cạnh việc đi phân lỏng, trẻ bị tiêu chảy còn có thể có thêm các triệu chứng như:

  • Sốt
  • Chán ăn
  • Sút cân
  • Buồn nôn
  • Ói mửa

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy nhưng phổ biến nhất vẫn là do nhiễm virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng như virus rota, vi khuẩn Salmonella. Ngoài ra, một số trẻ bị tiêu chảy còn có thể là do dị ứng với thức ăn, không dung nạp thức ăn hoặc do chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi.

Nếu không được điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe trẻ nhỏ. Một trong những mối đe dọa lớn nhất mà bệnh tiêu chảy gây ra chính là tình trạng mất nước. Khi bị mất nước, cơ thể bé sẽ yếu dần, dẫn đến mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn, thậm chí, nếu nghiêm trọng còn có thể dẫn đến tử vong. Không những vậy, tiêu chảy còn làm rối loạn các chất trong cơ thể và làm ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan.

Nguy hiểm hơn, tình trạng tiêu chảy cấp nếu không được điều trị đúng cách còn có thể gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch. Một số trường hợp tiêu chảy do nhiễm khuẩn còn có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, điều trị rất khó khăn và có thể gây tử vong. Đây đều là những biến chứng nguy hiểm mà không cha mẹ nào muốn bé cưng của mình gặp phải. Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu một số cách phòng ngừa chứng tiêu chảy ở trẻ em để giúp trẻ có một hệ tiêu hóa tốt hơn.

Bí quyết phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ em cực hiệu quả

Tiêu chảy là căn bệnh rất phổ biến mà hầu như đứa trẻ nào cũng bị ít nhất 1 lần mỗi năm. Tuy nhiên, bạn có thể thử áp dụng một số bí quyết sau để hạn chế nguy cơ bị tiêu chảy ở trẻ nhỏ:

1. Duy trì một chế độ ăn cân bằng, khoa học

Với trẻ sơ sinh, bạn nên cho trẻ bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Bởi sữa mẹ là vô trùng và không bao giờ gây tiêu chảy. Không những vậy, sữa mẹ còn có chứa kháng thể, giúp chống lại vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa tiêu chảy.

Với những trẻ lớn, bạn nên chú ý cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, các thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. Ngoài ra, bạn cũng nên cho trẻ ăn nhiều các loại thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, bột yến mạch… để cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và củng cố hệ miễn dịch.

2. Cho con chủng ngừa đầy đủ

Để phòng tránh tiêu chảy, bạn cần cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin có trong chương trình tiêm chủng, đặc biệt là vắc xin phòng bệnh tiêu chảy do virus rota gây ra. Bởi virus rota là một trong những thủ phạm thường gặp của chứng tiêu chảy ở trẻ em. Loại virus này gây trục trặc ở đường ruột và khiến trẻ bị mất nước rất nhanh.

3. Chú ý đến việc giữ vệ sinh

Hiện tượng nhiễm trùng đường ruột còn có thể là do thức ăn bị nhiễm khuẩn, không hợp vệ sinh, nguồn nước bị ô nhiễm. Do đó, biện pháp tốt nhất là giữ vệ sinh trong ăn uống và vệ sinh cá nhân:

  • Đảm bảo trẻ rửa tay sạch sẽ và thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Đây là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh tiêu chảy lây lan bởi tay bẩn có thể mang vi trùng vào cơ thể khi trẻ cắn móng, mút ngón tay…
  • Giữ phòng tắm sạch sẽ
  • Rửa và chế biến kỹ trái cây, rau củ trước khi cho trẻ ăn
  • Rửa quầy bếp và dụng cụ nấu ăn thật sạch sẽ sau khi tiếp xúc với thịt sống, đặc biệt là thịt gia cầm
  • Làm lạnh thịt càng sớm càng tốt sau khi mua về từ cửa hàng và chế biến kỹ trước khi cho trẻ ăn
  • Không cho trẻ uống nước chưa được đun sôi.

Tăng đề kháng da – Giải pháp phòng ngừa tiêu chảy đơn giản nhưng ít người biết

Ngoài các biện pháp trên, một bí quyết ngừa tiêu chảy đơn giản khác mà bạn nên làm là tìm cách tăng cường, củng cố đề kháng da cho bé. Bởi đề kháng da là thành phần quan trọng của hệ miễn dịch, là tấm áo giáp đầu tiên và kiên cố giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của các tác nhân gây hại, nhất là vi khuẩn gây bệnh. Đề kháng da gồm 3 lớp hàng rào chính:

  • Hàng rào vật lý: Gồm các sợi keratin của tế bào sừng liên kết chặt chẽ với nhau, giúp kháng lại sự ăn mòn của men tiêu protein do vi khuẩn tiết ra.
  • Hàng rào hóa học: Gồm các chất kháng khuẩn như antimicrobial peptides (AMPs), antimicrobial lipids (AMLs) được sản xuất bởi các tuyến bã nhờn và các tế bào sừng, giúp ức chế một số loại vi khuẩn và tạo điều kiện cho các tế bào miễn dịch bẩm sinh tại da hoạt động tối ưu.
  • Hàng rào sinh học: Là hệ vi sinh cân bằng thường trú trên da. Chúng sẽ chống lại các vi khuẩn gây bệnh bằng cách kích hoạt hệ miễn dịch và bài tiết các chất để ức chế sự định cư và phát triển của các chủng vi sinh có hại.

Đề kháng da giúp ngăn chặn các loại vi khuẩn gây bệnh có “ý đồ” xâm nhập vào cơ thể. Để tăng cường chức năng đề kháng da, bạn nên xây dựng thói quen vệ sinh cơ thể thường xuyên và đúng cách cho trẻ. Bên cạnh việc rửa tay sạch vào các thời điểm trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, trẻ cần được tắm rửa, chăm sóc cơ thể bằng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp và được chứng minh không phá vỡ cấu trúc đề kháng da để làm sạch bụi bẩn, hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh.

Ngân Phạm/ HELLO BACSI

Đánh giá:

Bài viết liên quan

Bật mí 7 phương pháp chữa khô mắt thông dụng nhất

(82)
Khô mắt là vấn đề nhãn khoa phổ biến liên quan đến tình trạng mắt không được cung cấp đủ độ ẩm. Hiện nay, có khá nhiều biện pháp chữa khô mắt có ... [xem thêm]

Cách nấu cháo hạt sen vừa ngon vừa bổ

(11)
Món cháo hạt sen thanh mát và bổ dưỡng lại giúp bạn hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Hãy cùng học cách nấu cháo hạt sen thơm ngon để ăn sáng nhẹ ... [xem thêm]

Đái tháo đường thai kỳ nên ăn trái cây gì?

(73)
Trái cây là thực phẩm không thể thiếu trong khẩu phần ăn của thai phụ vì chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất. Thế nhưng, có loại trái cây rất ... [xem thêm]

Peyronie (dương vật cong)

(11)
Tìm hiểu về bệnh PeyronieBệnh Peyronie (dương vật cong) là gì?Bệnh Peyronie, hay bệnh cong dương vật, là bệnh gây ra mô sẹo bên trong dương vật và tinh hoàn. Mô ... [xem thêm]

Những sai lầm trong điều trị cơ xương khớp

(98)
Nhiều bệnh nhân mắc phải sai lầm trong điều trị cơ xương khớp như không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ mà tự làm theo cách của mình. Điều này ... [xem thêm]

Bạn có nên áp dụng phương pháp luyện ngủ Cry It Out cho bé?

(70)
Khi con khóc bố mẹ nào mà không thương? Chăm con đi vào giấc ngủ mỗi đêm mà không quấy khóc dường như không mấy dễ dàng đối với nhiều ông bố bà mẹ. ... [xem thêm]

Bạn biết gì về hormone sinh dục nữ?

(34)
Hormone sinh dục nữ hay nội tiết tố nữ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tình dục, sinh sản và sức khỏe phụ nữ nói chung. Nồng độ hormone sinh ... [xem thêm]

Ngủ chảy nước miếng là bệnh gì? Làm sao để hết?

(29)
Mỗi khi thức dậy, bạn có thể thấy nước miếng dính ở các vùng gối, tai hay bên má. Ngủ chảy nước miếng (còn gọi là ngủ bị chảy dãi) làm không ít ... [xem thêm]

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM BỆNH VIỆN